Kĩ thuật nuôi giun quế – bí kíp hiện thực hóa ước mơ làm giàu của nông dân

Giun quế là nguồn thức ăn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng đối với ngành chăn nuôi, nhất là các loại như gà, vịt, ngan, ngỗng, cá ... Nuôi giun quế đem lại hiệu quả kinh tế cao chính vì vậy nó đang ngày càng phổ biến tại các gia đình hay trang trại. Mặc dù chúng khá dễ nuôi tuy nhiên để có thể lớn nhanh và phát triển một cách hiệu quả thì bạn cần xem ngay các kỹ thuật nuôi giun quế dưới đây.

Vì sao nuôi giun quế lại đang phát triển?

Giun quế hay còn gọi là (trùn quế) có thân hình nhỏ, chiều dài khoảng từ 10- 15cm, màu nâu tím, ánh bạc, thân hình hơi dẹt, đầu nhỏ và khả năng chui luồn nhanh.

Kỹ thuật nuôi giun quế: Hình ảnh giun quế

Hình ảnh giun quế

Là loại giun này có hàm lượng chất đạm cao, dễ sinh sản và phát triển và phù hợp làm vật nuôi với mọi điều kiện của các hộ nông dân. Việc ứng dụng thành công mô hình nuôi giun quế sẽ giúp các hộ nông dân có thêm biện pháp tạo nguồn thức ăn mới đối với việc chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản. Đồng thời tiết kiệm chi phí mua thức ăn tăng hiệu quả kinh tế.

Mô hình nuôi giun quế phổ biến

Hiện nay có nhiều mô hình nuôi giun quế khác nhau, tùy theo khả năng, diện tích và quy mô kinh doanh mà ta chọn loại mô hình nuôi. Tuy nhiên có 3 mô hình nuôi phổ biến sau:

Nuôi giun quế trong khay, chậu, thùng, hộp

Kỹ thuật nuôi giun quế: Thùng xốp được sử dụng nuôi giun quế

Thùng xốp được sử dụng nuôi giun quế

Mô hình nuôi giun này áp dụng đối với các gia đình có diện tích tương đối hẹp, sử dụng các dụng cụ rẻ tiền, dễ kiếm như thùng xốp, chậu hoặc khay nhựa, người nuôi có thể xếp các khay hoặc thùng lên các khung giá đỡ thành từng tầng để tiết kiệm diện tích. 

Các dụng cụ nuôi nên được đặt ở nơi có mái che, thoáng mát, nơi đặt phải ít ánh sáng. Đáy các dụng cụ phải được đục các lỗ thoát nước, những lỗ này phải được bít bằng các tấm lưới để nước trong thức ăn khi lắng xuống có chỗ thoát ra và còn tránh việc thất thoát giun quế.

Nuôi giun quế trong chuồng, lán trại hoặc bể xây

Nếu bạn có dự định nuôi giun quế để kinh doanh thì đây chính là mô hình nuôi giun mà bạn cần thực hiện.   

Kỹ thuật nuôi giun quế: Chuồng trại nuôi giun

Chuồng trại nuôi giun quế

Tùy diện tích đất mà ta có thể xậy dựng chuồng nuôi giun dài rộng tùy ý, thông thường chuồng xây có chiều rộng khoảng 1,5m, cao khoảng 0,4m, và chiều dài tùy diện tích mỗi nơi. Có thể xây các ô nối nhau thành từng dãy dài, ở hai mặt mỗi bên cần có một lỗ nhỏ để thoát nước. 

Bên cạnh đó, tùy vào lượng giun giống ban đầu mà quây ô chuồng giun rộng hẹp khác nhau với mức 10- 12 kg  giun giống sinh khối/ m2. Chiều cao của ô chuồng ban đầu là 10- 20 cm, sau đó nâng cao dần theo lượng phân cho vào nhiều lên nhưng không quá 40cm. Chuồng được che phủ bởi rơm, rạ là tốt nhất, vì tạo được bóng mát và giữ được độ ẩm cao. Tuy nhiên chuồng trại phải bảo đảm sự thông thoáng, không khí phải ra vào lưu thông.

Nuôi giun quế trong hố, luống đất

Kỹ thuật nuôi giun quế: Mô hình nuôi giun trong hố và luống đất

Mô hình nuôi giun trong hố và luống đất

Chọn nơi cao ráo, đào hố nuôi sâu 0,4 – 0,5 m, rộng 1 – 1,2 m, dài 2, 3, 4 m tùy yêu cầu. Xung quanh hố có rãnh thoát nước.  Cũng có thể nuôi giun theo kiểu đắp luống trên mặt đất. Luống nuôi cao 0,3 – 0,4 m, rộng 1 m, dài từ 2 – 4 m.

Xung quanh luống quây ván, xếp gạch, xây bằng gạch để ngăn phân nuôi không tràn ra ngoài. Trên luống có mái che, mái cách mặt luống khoảng 1 m. Luống nuôi giun rất thích hợp ở nông thôn vì có diện tích đất.

Hướng dẫn kĩ thuật nuôi giun quế cho bà con 

Để áp dụng kĩ thuật nuôi giun quế thì bà con cần phải thực hiện theo các bước sau đây: 

Bước chuẩn bị

* Chuẩn bị dụng cụ:

+ Xẻng, cuốc, cào dùng để xới luống giun, chăm sóc và thu hoạch giun quế

+ Tấm che phủ, sử dụng những loại như mành chiếu, cói, bao tải. 

+ Muôi múc thức ăn cho giun có buộc thêm cán bằng tre dài khoảng 1m.

* Chuẩn bị thức ăn cho giun quế:

Các loại phân tươi của những động vật ăn cỏ như trâu, bò, ngựa, dê là thức ăn ưa thích của giun quếbên cạnh đó giun quế cũng có thể ăn các loại rác hữu cơ như rơm, rạ, bã mía khi những loại rác này được ủ hoai mục cùng với các loại phân tươi của trâu, bò, lợn, gà… 

Kỹ thuật nuôi giun quế: Thức ăn của giun

Thức ăn của giun

– Công thức ủ thức ăn cho giun

+ 50kg cỏ khô hoặc rơm rạ, bã mía 

+ 20kg cỏ tươi, rau thừa, vỏ chuối

+ 30kg phân tươi của gia súc (trâu, bò, lợn …)

Trộn đều các vật chất trên thành hỗn hợp, đem vào bể hoặc hố ủ ủ trong vòng 21 ngày cho phân được hoai mục, hằng ngày tưới nước đều lên hố ủ.

Đặc biệt, để công việc nuôi giun quế được thuận tiện hơn, bà con có thể sử dụng Máy băm nghiền đa năng 3A2,2Kw để băm, nghiền thức ăn nuôi giun:

* Mua giun giống

Để kĩ thuật nuôi giun quế được thực hiện đúng thì giun giống chính là yếu tố quan trọng hàng đầu. Bạn nên liên hệ với các trại chăn nuôi giun chuyên nghiệp để có được nguồn giống khoẻ, chất lượng cao.

Kỹ thuật nuôi giun quế: Giun giống

Giun giống

Theo các chuyên gia, giun quế tốt thường được mua ở dạng sinh khối (có lẫn cả giun bố mẹ, giun con, trứng kén giun chưa nở và cơ chất mà giun đang sống quen), để giun không bị “sốc” trong môi trường mới lạ và sinh sản nhanh.

Các bước thực hiện

Bước 1: Thả giun giống vào luống hoặc thùng nuôi

Thả giun giống thường vào buổi sáng, khi chuẩn bị nền chuồng xong thì thả giun giống với mật độ dải từ 10-12kg trên m2. Rải sinh khối theo đường thẳng, giữa ô luống đó hoặc rải giun giống thành từng đám giữa mặt luống. Khoảng 5 – 7 phút sau, giun sẽ chui hết xuống lớp sâu.  

Kỹ thuật nuôi giun quế: Thả sinh khối chứa giun và kén giun quế vào luống nuôi

Thả sinh khối chứa giun và kén giun quế vào luống nuôi

Quan sát mặt luống, loại bỏ những con giun ngọ nguậy tại chỗ, không có khả năng di chuyển xuống lớp đất sâu. Đó là những mẩu giun bị thương trong quá trình gom giống, chuyên chở giống. Sau khi nhặt bỏ hết giun bị thương, dùng doa tưới cây, tưới ẩm nhẹ lên luống nuôi là xong. Hàng ngày phải tưới ẩm mặt luống. 

Bước 2: Che phủ bề mặt luống giun

Giun thường ăn và cặp đôi, sinh sản trên bề mặt luống giun nhưng phải ẩm và tối vì vậy cần sử dụng lớp che phủ để cho giun lên ăn và thực hiện quá trình cặp đôi, sinh sản để tăng năng suất nuôi giun. Mặt khác cũng dùng để giữ độ ẩm cho luống giun. Lớp che phủ thường được sử dụng như mành chiếu, cói, bao bì…

Bước 3: Cho giun ăn và điều chỉnh độ ẩm luống giun

– Cho giun ăn bằng các dải thức ăn thành vệt dài tại luống giun hoặc từng đám mỏng cách đều nhau   

Kỹ thuật nuôi giun quế: Dải thức ăn cho giun

Dải thức ăn cho giun

– Lượng thức ăn tùy vào sức tiêu thụ của từng luống giun và tùy vào mùa. 

+ Vào mùa hè khoảng 2 đến 3 ngày cho giun ăn 1 lần, thức ăn cho lên bề mặt luống dày từ 2cm đến 3 cm.

+ Vào mùa đông lượng thức ăn cho giun cần nhiều hơn dày khoảng 5cm bón phủ đầy bề mặt luống giun, thời gian cho ăn cũng tưa hơn mùa hè khoảng 3 đến 4 ngày cho ăn 1 lần.

– Để điều chỉnh độ ẩm luống giun bạn không nhất thiết phải tưới nước lên luống giun mà có thể điều chỉnh qua phần thức ăn mình cung cấp cho giun ăn. Trong điều kiện luống giun bị khô ta trộn thức ăn dạng lỏng tức là nhiều nước hơn, khi luống giun ướt rồi thì ta trộn thức ăn đặc dạng sền sệt hơn.

Hằng ngày bạn nên kiểm tra độ ẩm luống giun để có thể điều chỉnh cho phù hợp, nhận biết bằng cách lấy tay nắm phần sinh khối tại chỗ nuôi sau đó thả ra nếu thấy phần sinh khối còn giữ nguyên và tay ta chỉ ướt là đủ nhưng nếu thấy nước chảy ra hoặc phần sinh khối bị vỡ  và rơi xuống như vậy là quá ướt hoặc quá khô.

* Chú ý: Kĩ thuật nuôi giun quế tương đối dễ dàng vì giun hầu như không bị dịch bệnh tuy nhiên vào mùa hè giun có thể gặp một số bệnh.

Thu hoạch giun

Thu hoạch giun bằng cách gạt qua lớp bề mặt đầu tiên chứa trứng và kén giun, sau đó lấy lớp thứ 2 sâu từ 2-7 cm. Đem phần giun đã thu mang ra ngoài nơi có ánh sáng để lọc giun, đổ giun lên nền bạt, do đặc tính sợ ánh sáng lúc này giun sẽ chui hết xuống dưới đáy, gạt dần lớp sinh khối ở trên cuối cùng sẽ thu được lớp giun ẩn náu bên dưới.   

Kỹ thuật nuôi giun quế: Thu hoạch giun quế

Thu hoạch giun quế

Giun được đem cho gà ăn hoặc nấu lên làm thức ăn cho gia súc như bò lợn… Phần còn lại vẫn chứa nhiều trứng giun và kén giun, ta thu lại đem đi nhân luống giun mới để giun tiếp tục nở và phát triển vì giun có tập quán không thích sống nhiều thế hệ nên khoảng 2-3 tháng nếu không thu hoạch cũng nên nhân luống để tách giun ra tránh trường hợp giun tự  bò đi.

Bảo vệ và tránh thiên địch cho giun quế

Sau khi đã nắm được kĩ thuật nuôi giun quế chi tiết. Thì chúng ta cũng cần phải có phương án để có thể bảo vệ giun trong môi trường sống tốt nhất. Bạn cần lưu ý hằng ngày theo dõi nơi nuôi giun, nếu thấy kiến phải tiêu diệt ngay. Diệt kiến có thể dùng cách đơn giản là đốt những vệt kiến bò vào luống giun, khi đốt đậy tấm phủ giun lại hoặc có thể dùng thuốc diệt kiến quét trên vách tường để ngăn không cho kiến lại gần. 

Luống giun phải được che chắn hoặc bao lưới xung quanh để tránh gà, cóc, ếch nhái, rắn mối hoặc chuột ăn giun. Ngoài ra thật chú ý với các loại thuốc trừ sâu, hoá chất như xà phòng, nước rửa chén, muối ăn, nước giải, tro bếp, đất bột… rất độc hại đối với giun, giun sẽ lập tức chết khi tiếp xúc. 

Giun cũng có thể bò đi khỏi thùng, hộp, chuồng nuôi hoặc bị chết khi gặp những điều kiện bất lợi của môi trường sống như: Nhiệt độ, độ ẩm, độ pH quá cao hoặc quá thấp (do không tưới ẩm đúng kĩ thuật hoặc nước tưới không đảm bảo), thùng đậy nắp hoặc phủ nilon quá kín, trời quá nắng, bị nước mưa tạt vào, tiếng ồn và tiếng động xung quanh quá lớn…

Cùng với những thông tin về kĩ thuật nuôi giun quế ở trên, chúng tôi hy vọng các bạn đã có cho mình bí quyết để trở thành người nuôi giun thành công!

mũi tên

Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:

Công ty CPĐT Tuấn Tú

VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Hotline: 02422050505 – 0834050505 – 0914567869

Email: may3a.info@gmail.com

Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. HCM

Hotline: 0945796556 – 0984930099

Email: maychannuoivn@gmail.com

Website: https://may3a.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/maynhanong/

Cảm ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi!