Kỹ thuật chọn và chăm sóc lợn đực giống hiệu quả

Trong chăn nuôi, việc lựa chọn giống có ý nghĩa quyết định tới việc thành công của trại. Đặc biệt, trong chăn nuôi lợn, một con lợn đực ảnh hưởng tới sức sản xuất của 25 – 30 lợn nái khi phối trực tiếp, và gấp 10 lần khi gieo tinh nhân tạo. Lợn đực giống tốt sẽ truyền thông tin di truyền các tính trạng kinh tế (tăng trọng cao, sức đề kháng cao, tiêu tốn thức ăn thấp…) cho hàng ngàn con thế hệ sau. Bởi vậy, việc chọn con đực giống ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sản xuất và hiệu quả kinh tế lâu dài.

Kỹ thuật chọn và chăm sóc lợn đực giống hiệu quả

Kỹ thuật chọn và chăm sóc lợn đực giống hiệu quả

Những lưu ý khi chọn lợn đực giống:

Chọn giống lợn:

– Chất lượng giống: Chọn giống lợn có đặc tính cải tiến, năng suất vượt trội so với các giống lợn trước đó.

– Đáp ứng được thị hiếu của người chăn nuôi heo nái trong khu vực, ví dụ như màu sắc da lông, khả năng đáp ứng nhu cầu tải tiến.

– Nắm được nguồn gốc đàn lợn nái, tránh hiện tượng phối giống đồng huyết, cận huyết gây giảm năng suất đàn heo.

Chọn lợn đực giống:

– Chọn lợn đực chia làm 2 giai đoạn: Lần đầu khi lợn 2-4 tháng tuổi, chọn lại khi lợn đạt tuổi phối giống (7-8 tháng). Xem xét cẩn thận để kịp thời chọn lọc, thải loại những lợn đực giống không đạt yêu cầu, giữ lại những con đực có ngoại hình chuẩn, sức khỏe tốt, tính dục mạnh mẽ, dễ huấn luyện:

+ Khi lợn 2-4 tháng tuổi: Đây là thời điểm lợn bắt đầu phát dục, tùy theo giống ngoại hay lai, bà con kiểm tra trọng lượng (lúc này lợn đực giống sẽ có trọng lượng khoảng 40 – 60 Kg), ngoại hình, tốc độ tăng trưởng, sức đề kháng với bệnh tật… 

+ Khi lợn 7-8 tháng tuổi: Giai đoạn bắt đầu phối giống. Kiểm tra các đặc điểm ngoại hình, tinh hoàn, tính dục, tính tình…

– Chọn lợn dựa vào ngoại hình, khả năng sinh trưởng, phát dục, năng suất, quy trình nuôi:

+ Ngoại hình và thể chất: Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lưng thẳng, ngực nở, cơ thể rắn chắc, da có độ đàn hồi tốt. Thân hình cân đối, không béo hay gầy, 4 chân thẳng, chắc chắn, không dị tật, đi bằng móng. Chọn lợn đực có vú đều và cách xa nhau, ít nhất 6 cặp vú trở lên. Bộ phận sinh dụng (2 dịch hoàn) lộ rõ, nở căng và đều nhau. Đực giống phàm ăn, tăng trọng tốt, tính dục hăng, không xuất tinh quá sớm.

+ Việc xem lý lịch đời ông bà, cha mẹ của con đực giống là rất cần thiết. Những quy định tiêu chuẩn cho dòng cha mẹ giống tốt là nhiều nạc, ít mỡ, độ dày mỡ lưng mỏng (dưới 3cm), dài đòn, đùi và mông to. Chọn lợn đực giống từ đàn có lợn mẹ đẻ sai (10-12 con/lứa), có ngoại hình và đặc điểm giống đặc trưng, nổi trội nhất trong đàn, trọng lượng cai sữa (45 ngày) đạt ít nhất 15 kg, tiêu thụ thức ăn thấp, khoảng 3,2 – 3,5 kg thức ăn/kg tăng trọng, ăn khỏe, sức đề kháng tốt. Lượng tinh dịch xuất mỗi lần đạt từ 15 – 50 cc.

Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng lợn đực giống:

– Lợn đực giống cần tách ra nuôi riêng. Chuồng rộng rãi cho lợn đực thoải mái vận động, diện tích trung bình khoảng 6 m2/ 1 lợn đực. Giữ vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ.

– Tăng cường cho lợn đực vận động, mỗi ngày 30-40 phút vào sáng sớm hoặc chiều mát. Trong mùa giao phối thì cho lợn đực vận động vừa phải.

– Thời tiết mát sẽ giúp lợn có lượng tinh dịch cao, chất lượng tốt, tăng tỉ lệ thụ thai. Vào mùa hè nên thường xuyên tắm chải cho lợn, xịt mát bộ phận sinh dục.

– Thường xuyên kiểm tra kỹ bàn chân, cẳng chân đực giống. Khi đực giống bị thương hoặc bị bệnh, cho đực giống nghỉ ngơi và điều trị cho tới khi khỏi hẳn. Sau đó mới tiếp tục khai thác.

– Thời hạn sử dụng đực giống không quá 4-5 năm tuổi.

– Lịch tiêm phòng:

Số lần Vaccine
1 lần/năm Dịch tả
2 lần/năm FMD
2 lần/năm Aujeszly
2 lần/năm PRRS

– Kiểm tra định kỳ chất lượng tinh dịch, thể trạng và sức khỏe của đực giống:

+ Thể tích một lần xuất tinh trung bình: 200-300ml đối với lợn ngoại.

+ Nồng độ (C): số tinh trùng trong mỗi cm3 là 100.000.000 đến 3000.000.000

+ Hoạt lực (A): số tinh trùng tiến thẳng phải trên 75%

Màu tinh chứa nhiều tinh trùng sẽ có màu trắng sữa, nếu tinh trắng trong hoặc có màu khác thường thì ngưng giao phối, nhốt riêng để theo dõi.

Dinh dưỡng cho lợn đực giống

Cần đảm bảo dinh dưỡng cho lợn đực giống tùy theo độ tuổi, thể trạng và khả năng làm việc. Nếu không đảm bảo dinh dưỡng cho đực giống thì tinh trùng sẽ ít và kém chất lượng, thời gian khai thác đực giống ngắn, sức đề kháng kém, dễ bị bệnh. Ngược lại, nếu khẩu phần dư chất dinh dưỡng, khả năng giao phối của đực giống sẽ giảm, di chuyển chậm chạp, khả năng dậu thai của heo nái giảm. Do đó, khẩu phần thức ăn của đực giống cần cân đối, con trưởng thành cần được cung cấp tỷ lệ đạm đạt 14%, đầy đủ khoáng chất và vitamin (đặc biệt là vitamin E).

Thức ăn và khẩu phần ăn cho lợn đực giống

Theo TCVN 1974-1994 về thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh nuôi lợn đực giống như sau:

Chỉ tiêu Đực hậu bị  Đực trưởng thành
Năng lượng trao đổi (Kcal/kg) 3000 3000
Protein thô (%) 16 14
Canxi (%) 0,7 0,7
Photpho (%) 0,5 0,5
Lysin (%) 1,0 0,8
Methionin (%) 0,5 0,4
Xơ thô (%) 7,0 7,0

Bà con có thể chủ động phối trộn thức ăn cho lợn đực giống ở các giai đoạn khác nhau, bằng cách sử dụng các loại máy trộn cám của Công ty CPĐT Tuấn Tú. Đảm bảo các thành phần vi lượng cũng được trộn đều theo đúng tỉ lệ.

* Mức ăn:
– Lợn đực hậu bị đến 90kg cho ăn tự do. Từ 90 – 120 kg cho ăn mức trung bình 2,3-2,5kg/ngày.

– Đối với lợn đực làm việc, mức ăn trung bình là 2,5kg/ngày, nếu cường độ khai thác tăng hoặc về mùa đông thì cộng thêm 0,3-0,5kg thức ăn.

– Nếu cho lợn ăn quá so với nhu cầu, đặc biệt thức ăn nhiều tinh bột sẽ làm lợn quá béo, giảm tính hăng.

– Nếu lợn được ăn ít cả về số lượng lẫn chất lượng thì lợn đực sẽ gầy dần, giảm năng suất và chất lượng tinh kém.

– Nên cho ăn thêm 2-3 quả trứng sau mỗi lần khai thác tinh

– Hàng tháng tiêm ADE cho lợn đực giống (4ml/con). Cho lợn ăn thêm 0,3-0,5kg giá đỗ/con/ngày.

* Xây dựng khẩu phần ăn cho lợn đực giống cần chú ý:

– Nguyên liệu để xây dựng khẩu phần ăn phải tốt

– Nắm vững được nhu cầu dinh dưỡng cần thiết phải cung cấp cho lợn đực giống. Chú ý đến yếu tố: giống, tuổi, khối lượng, mức độ sử dụng…..

– Phải xây dựng cho được những khẩu phần ăn cân đối về dinh dưỡng để đạt hiệu quả kinh tế cao.

Kỹ thuật cho ăn

– Cần cho ăn đúng giờ, đúng lượng quy định cho từng con. Có thể cho ăn 2-3 bữa/ngày.

– Cho ăn sống tất cả các loại thức ăn, trừ các loại thức ăn cần phải xử lý như hạt đậu, sắn tươi, cá…

– Cần có đủ nước sạch để lợn uống khi nó cần.

– Tuyệt đối không dùng nguyên liệu hoặc hỗn hợp thức ăn không đảm bảo.

– Theo dõi lợn hàng ngày về các mặt như: khối lượng thức ăn cho ăn và ăn hết, tính thèm ăn, phân của lợn… để thay đổi kịp thời, chất lượng thức ăn cho phù hợp.

Kỹ thuật huấn luyện và sử dụng lợn đực giống:

Huấn luyện:

– Việc huấn luyện tốt sẽ giúp cho quá trình khai thác, sử dụng lợn đực giống được dễ dàng và tăng năng suất xản xuất của đực giống. Tiến hành huấn luyện đực giống khi:

+ Đạt thể trọng yêu cầu: Đối với lợn giống ngoại cần đạt 100 – 120 Kg, lợn lai đạt 80 – 90 kg, khoảng 5 – 6 tháng tuổi.

+ Có phản xạ tính dục: Đực giống phải nhanh nhẹn, ưa hoạt động, thường nhảy lên con khác.

– Phương pháp huấn luyện:

+ Con đực tơ tham quan con đực thành thục phối giống trực tiếp hoặc nhảy giá.

+ Ghép đôi với nái tương đương tầm vóc, đang ở giai đoạn mê ì, nái hiền, không cắn đực.

+ Sau khi phối giống trực tiếp thành thục tập cho đực nhảy giá lấy tinh (dùng dịch tiết âm hộ nái động dục bôi lên giá nhảy).

+ Lợn đực hung hăng hoặc nhút nhát cần được huấn luyện lại, hoặc thải loại.

+ Lợn đực già có răng nanh cần chú ý không làm chúng hung hăng tấn công người hoặc nái khi phối.

Sử dụng:

– 1 đực giống có thể phối trực tiếp cho 25 – 30 lợn nái, nếu thụ tinh nhân tạo có thể phối gấp 10 lần, phối được cho 200 – 250 nai.

– Khoảng cách giữa 2 lần phối giống của đực giống phụ thuộc rất nhiều vào tuổi, chế độ dinh dưỡng và điều kiện thời tiết thực tế của khu vực. Thông thường, nếu nuôi heo đực giống đúng qui trình thì năm đầu tiên heo có khả năng phối giống cao nhất và chất lượng cũng tốt hơn so với heo mới bắt đầu làm việc và heo đực già.

– Tần suất phối giống của heo đực giống có thể dựa trên độ tuổi như sau:

Độ tuổi (tháng tuổi) Tần suất phối giống (lần/tuần)
8 – 12  2 – 3
12 – 24  3 – 4
>24 2 – 3

* Chú ý:

– Nếu Thụ Tinh Nhân Tạo thì một tuần chỉ nên lấy tinh 2 – 3 lần.

– Nếu sử dụng heo phối trực tiếp phải có nơi bằng phẳng, không gồ ghề, yên tĩnh.

– Khi cho heo giao phối hoặc lấy tinh xong và cho heo nghỉ ngơi 30 – 60 phút mới cho ăn. Khi ăn no không cho giao phối.

– Nên chỉ lấy tinh, hoặc cho giao phối lúc trời mát (vào sáng sớm).

Tổng hợp

Video giới thiệu Máy ép cám viên 3A5,5Kw

mũi tên

Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:

Công ty CPĐT Tuấn Tú

VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Hotline: 02422050505 – 0834050505 – 0914567869

Email: may3a.info@gmail.com

Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. HCM

Hotline: 0945796556 – 0984930099

Email: maychannuoivn@gmail.com

Website: https://may3a.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/maynhanong/

Cảm ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi!