Kỹ thuật trồng ngô sinh khối làm thức ăn cho bò

Ngô sinh khối là một loại cây trồng ngắn ngày, cần nhiệt độ ấm áp để phát triển, thân to, rễ chân kiềng phát triển, có khả năng chống đổ, chắn gió, được trồng lấy thân lá, bắp non để làm thức ăn thô xanh cung cấp cho đàn bò. Thời gian sinh trưởng 3 tháng (ngắn hơn ngô lấy hạt 1 tháng). Năng suất của giống ngô lấy thân đạt 45 – 57 tấn/ha. Giá ngô cây (cả bông vừa ngậm sữa) bán tại ruộng là 850 đồng/kg nên bà con có thu nhập từ 38 – 48 triệu đồng/ha, lãi cao hơn trồng ngô lấy hạt, vừa không cần bảo quản sau thu hoạch.

Giúp bà con có thêm kiến thức trồng loại cây ngô sinh khối đem lại lợi ích kinh tế cao, Công ty CPĐT Tuấn Tú xin giới thiệu đến bà con Kỹ thuật trồng cây ngô sinh khối năng suất cao.

Kỹ thuật trồng ngô sinh khối: Người dân đang thu hoạch cây ngô lấy thân để bán cho các trang trại nuôi bò

Người dân đang thu hoạch cây ngô lấy thân để bán cho các trang trại nuôi bò

Kỹ thuật trồng ngô sinh khối: Xe chở cây ngô sinh khối về trang trại nuôi bò

Xe chở cây ngô sinh khối về trang trại nuôi bò

1. Mùa vụ trồng cây

Bà con trồng cây ngô vào những tháng:

+ Phía Nam: Vụ hè thu 1/5 – 15/8; vụ thu đông 15/8 – 30/11; vụ đông xuân 30/11 – 30/3 dương lịch.

+ Phía Bắc: Vụ Xuân: trước và sau ngày lập xuân (tùy từng năm) đầu tháng 2; vụ đông 15/9 – 15/1 dương lịch. Bà con theo dõi lịch trồng ngô của địa phương.

2. Chuẩn bị đất trồng

Cây ngô sinh khối được trồng trên nhiều loại đất khác nhau, trung tính, dễ thoát nước. Đất cần được cày, bừa kỹ (nên cày sâu 20 – 25 cm) và phay nhỏ để tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển mạnh, tăng khả năng chống đổ, ngã cho cây. Là cây trồng ít chịu úng do vậy ở vụ mùa, thời tiết mưa nhiều đất trồng ngô cần được xẻ rãnh thoát nước hoặc lên luống cao để hạn chế hiện tượng ngập úng.

Vụ đông, trên đất hai lúa nên sử dụng phương pháp gieo ngô bầu, ngô bánh, làm đất tối thiểu, lên băng, luống để thoát nước và chống úng cho ngô giai đoạn đầu vụ.

Kỹ thuật trồng ngô sinh khối: Bà con lên luống trồng ngô

Bà con lên luống trồng ngô sinh khối

Bà con tham khảo Máy xới đất 3A giúp bà con làm đất dễ dàng, giảm công lao động.

Máy xới đất 3A là thiết bị được sử dụng để xới đất và làm tơi đất sau khi thu hoạch rau màu. Với chiếc máy này, bà con có thể xới đất sâu từ 70 – 90mm, rất nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và công sức so với việc cuốc đất thủ công. Sản phẩm hiện được Công ty CPĐT Tuấn Tú phân phối toàn quốc.

3. Ươm giống, gieo trồng

– Chọn giống: Bà con chọn mua các giống ngô ở địa chỉ bán hàng uy tín ở địa phương. Một số giống ngô cho sinh khối lớn (trung bình đạt 50 tấn/ha): giống ngô LCH9 (Viện Nghiên cứu Ngô, Hà Nội), Giống ngô lai đơn NK7328, NK66,…

– Ươm giống: Bà con cho hạt ngâm nước lạnh trong thời gian từ 2 – 3 giờ. Vớt ra cho ráo nước, sau đó đậy nhẹ hạt giống bằng khăn hoặc lớp cát mỏng (chú ý khăn và cát chỉ đủ ẩm), qua 20 – 24 giờ tỷ lệ nứt nanh nảy mầm sẽ đạt khoảng 80% và đem tra hạt gạt đất ngay. Ngoài ra, bà con có thể xử lý hạt bằng thuốc sát khuẩn Captan, Dithane với nồng độ 2 – 3% để diệt và ngừa nấm bệnh.

– Gieo trồng: Nên làm rãnh, gieo hạt sâu 2 – 3 cm. Đảm bảo đủ ẩm khi gieo (Độ ẩm 70 – 80%), tránh để hạt giống tiếp xúc với phân.

Hoặc bà con làm bầu ươm cây ngô. Khi cây ngô được 3 – 4 lá thật thì đem ra ruộng trồng.

Mật độ gieo trồng phổ biến hiện nay từ 5,7 – 7,1vạn cây/ha.

Khoảng cách có thể bố trí: hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 20 – 25cm, hoặc hàng cách hàng 60cm.

Bà con tham khảo thêm Dụng cụ gieo hạt cầm tay 3A giúp bà con gieo hạt ngô hiệu quả trên ruộng trồng ngô của gia đình.

Dụng cụ gieo hạt 3A cầm tay là dòng sản phẩm thiết bị gieo trồng được tích hợp hai tính năng chính: Đào lỗ và tra hạt. Máy được sử dụng để gieo trồng các loại hạt giống như: Hạt ngô, hạt lạc, hạt đậu… giúp bà con nông dân gieo trồng dễ dàng, thuận lợi hơn và đạt hiệu quả cao trong công việc. Sản phẩm hiện được Công ty CPĐT Tuấn Tú phân phối trên toàn quốc sản phẩm Dụng cụ gieo hạt 1 hàng và dụng cụ gieo hạt 2 hàng, Máy gieo hạt.

4. Cách chăm sóc

– Dặm cây trường hợp ruộng ngô bị mất khoảng : Dùng bầu trồng dặm khi ngô 2 – 3 lá để đảm bảo mật độ.

– Tỉa định cây lúc cây ngô 3 – 5 lá và ổn định mật độ khi ngô 6 – 7 lá.

– Tưới nước: Đất khô hạn nếu có điều kiện nên tưới nước để ngô phát triển tốt cho năng suất cao ở các thời kỳ quan trọng như:

+ Thời kỳ cây 7 – 9 lá sau khi bón phân 2 – 3 ngày tưới ngập 1/3 luống.

+ Thời kỳ trước trổ cờ 10 – 15 ngày tưới ngập 2/3 luống thấm đều rồi rút cạn.

Kỹ thuật trồng ngô sinh khối: Tưới nước đúng theo nhu cầu sinh lý của cây ngô sẽ cho năng suất cao

Tưới nước đúng theo nhu cầu sinh lý của cây ngô sẽ cho năng suất cao

Nếu trời mưa to làm cho đất ướt thì cần tháo khô nước, xới xáo để ngô không bị úng nước, nhất là thời kỳ cây con.

– Lượng phân bón và cách bón phân cho cây ngô:

Lượng phân bón và cách bón phân cho 1 sào Bắc Bộ trồng ngô:

Loại phân bón Bón lót (kg) Bón thúc
Bón thúc lần 1 (Khi cây được 6 – 8 lá) (kg) Bón thúc lần 2 (Khi cây được 10 – 12 lá) (kg) Bón thúc lần 3 (Khi cây được 18 lá)
(kg)
Phân chuồng 300 0 0 0
Phân đạm ure 5 6 5 4
     Phân supe lân    (5 – 10 – 3) 25 0 0 0
Phân kali clorua đỏ 5 3 3 3

Chú ý: Bón thúc lần 1 kết hợp với tỉa cây, làm cỏ, vun nhẹ gốc. Thúc lần 2 kết hợp vun gốc, làm cỏ. Nếu có điều kiện thì nên tưới nước khi ngô gặp hạn, nhất là hạn vào các giai đoạn ngô 5 – 7 lá, xoáy nõn sắp trỗ cờ phun râu, khi thụ phấn sang giai đoạn chín sữa.

– Thường xuyên kiểm tra ruộng ngô để điều chỉnh biện pháp chăm bón:

+ Lá ngô có màu đỏ, nhất là các nõn, thân cây nhỏ yếu – thiếu lân.

+ Chóp lá có màu vàng lan dần dọc theo gân lá, cây còi cọc – thiếu đạm.

+ Chóp và các mép lá dưới bị cháy khô, cây mềm yếu – thiếu kali.

+ Lá nhỏ, quăn, màu xanh xám – cây ngô thiếu nước.

+ Trong ruộng ngô có nhiều cây mọc chồi – thừa đạm.

5. Tình hình sâu bệnh hại

Loại sâu Sử dụng thuốc Cách phòng trừ
Sâu xám Bả chua ngọt: 4 phần nước đường đen + 4 phần giấm + 1 phần rượu + 1 phần Dipterex 1%.  Tìm diệt sâu vào sáng sớm hoặc dùng bả chua ngọt. Đổ 100cc bả chua ngọt vào các bát sứ, để rải rác trong ruộng ngô.
Sâu đục thân, đục bắp Basudin 10H hoặc Furadan 3H. Phun theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc. 

Rắc thuốc vào loa kèn cây khi ngô 7 – 8 lá và lúc xoáy nõn.

Rệp cờ Khi mật độ rệp cao dùng các loại thuốc vị độc, tiếp xúc, thuốc lưu dẫn như Sherpa 25EC, Trebon 10EC, Sherzol 50EC, Reasgant 1.8EC, 2WG, 3.6EC, 5EC, 5WG, Confitin 18 EC, 36EC, Emalusa 10.2EC, 20.5EC, 50.5WSG… Phun theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc.

Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ trong ruộng và xung quanh bờ để không bị rệp bay sang phá hại từ các ký chủ phụ. Không nên trồng ngô mật độ quá dầy, khi cây ngô cao 25 – 30 cm thì tiến hành tỉa định cây, loại bỏ những cây gầy yếu cho ruộng thông thoáng hạn chế rệp phát triển.

 

Loại bệnh Thuốc sử dụng Biểu hiện Cách phòng trừ
Khô vằn Validacine 3SC hoặc Anvil 5SC. Phun theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc Trên lá, lá bao bị bệnh, ban đầu thường xuất hiện những đốm nhỏ dạng dội nước sôi, vết bệnh lớn dần không có hình dạng nhất định, xung quanh có viền xanh sẫm hay mầu nâu. Các vết bệnh có thể liên kết với nhau thành đám lớn dạng vằn da hổ. Vết bệnh trên phiến lá và lá bao cũng giống như vết bệnh trên bẹ lá.

Chăm sóc tốt làm cho cây khỏe tăng cường khả năng chống bệnh. Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn sach tàn dư cây bệnh đưa ra khỏi ruộng tiêu huỷ.

Biện pháp hóa học: Phun thuốc khi thấy có triệu chứng bệnh xuất hiện.

Gỉ sắt Catcat 250 EC Nicozol 12,5WP, Ridozeb 80 WP, Manozeb 80WP, Aviso 350SC Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ màu vàng nhạt, sau đó lớn dần và liên kết với nhau tạo thành ổ chứa các bào tử màu vàng nâu (bào tử hạ), dần có màu nâu đen như rỉ sắt (bào tử đông).

Biện pháp canh tác: Sử dụng giống ngô có khả năng chống chịu bệnh, dùng hạt giống sạch bệnh. Luân canh trồng ngô với lúa và cây họ đậu. Chăm sóc tốt làm cho cây khỏe tăng cường khả năng chống bệnh. Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn sach tàn dư cây bệnh đưa ra khỏi ruộng tiêu huỷ.

Biện pháp hóa học: Phun trừ khi thấy có triệu chứng bệnh xuất hiện.

Đốm lá Catcat 250 EC, Carbenda Supper 50 SC, Manozeb 80 WP, Ridozeb 72WP, Aviso 350SC Vết bệnh nhỏ, kéo dài dọc theo các gân lá thứ cấp, thường liên kết lại với nhau. Vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ, sau có dạng hình thoi. Xung quanh vết bệnh có thể có những đường viền dạng ngậm nước, sau chuyển thành màu vàng. Giữa vết bệnh có màu trắng xám. Kích thước của vết bệnh thay đổi theo giống, có thể từ 2 – 6 x 3 -22 mm. Nhiều vết bệnh liên kết với nhau thành đám lớn làm tổn thương lá và giảm quang hợp ảnh hưởng đến năng suất ngô.

Biện pháp canh tác: Chăm sóc tốt làm cho cây khỏe tăng cường khả năng chống bệnh. Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn sach tàn dư cây bệnh đưa ra khỏi ruộng tiêu huỷ. Thường xuyên ngắt tỉa lá già, lá bệnh, tạo độ thông thoáng cho ruộng ngô.

Biện pháp hóa học: Phun thuốc khi bệnh mới xuất hiện.

6. Thu hoạch và bảo quản

Khi cây ngô đến giai đoạn đông sữa ở hạt ngô non thì bà con thu hoạch (khoảng 90 ngày), lúc này hàm lượng các chất dinh dưỡng trong ngô cao mà năng suất chất xanh cũng cao. Sản phẩm thu hoạch lúc này cũng là thích hợp nhất để ủ chua.

Bà con có thể sử dụng Máy băm cỏ di động 3A để băm thân cây ngô ngay tại ruộng làm thức ăn ủ chua cho bò. Mời bà con theo dõi video sử dụng máy:

mũi tên

Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:

Công ty CPĐT Tuấn Tú

VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Hotline: 02422050505 – 0834050505 – 0914567869

Email: may3a.info@gmail.com

Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. HCM

Hotline: 0945796556 – 0984930099

Email: maychannuoivn@gmail.com

Website: https://may3a.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/maynhanong/

Cảm ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi!