Nuôi lươn trong can nhựa – mô hình mới đem lại nhiều lợi nhuận

Các phương pháp nuôi lươn không bùn hiện nay như nuôi lươn trong bể xi măng, nuôi lươn bể lót bạt… đã được khá nhiều người dân áp dụng và đem lại nguồn kinh tế khá lớn. Hôm nay, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu tới các bạn và bà con một mô hình nuôi lươn mới, có nhiều ưu điểm rõ ràng và khả năng đem lại nguồn lợi nhuận rất lớn: đó chính là mô hình nuôi lươn trong can nhựa.

Giới thiệu mô hình nuôi lươn trong can nhựa

Nuôi lươn trong can nhựa đem lại hiệu quả cao

Nuôi lươn trong can nhựa đem lại hiệu quả cao

Đây là một mô hình nuôi lươn không bùn khá mới, xuất hiện đầu tiên ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm từ năm 2013. Mô hình này có chi phí đầu tư rất thấp, ít hao hụt và đem lại hiệu quả khá cao.

Với phương pháp này, người chăn nuôi lươn có thể nuôi các con lươn đồng trong can nhựa, thả trong môi trường nước tự nhiên. Sau mỗi đợt thu hoạch, người dân có thể thu được doanh thu đến vài chục triệu đồng.

Kỹ thuật nuôi lươn trong can nhựa

Nuôi lươn trong can nhựa thả trong môi trường tự nhiên có thịt ngon, giá trị cao

Lươn nuôi trong can nhựa thả trong môi trường tự nhiên có thịt ngon – giá trị kinh tế cao

Theo những người nông dân đang áp dụng mô hình này, phương pháp nuôi lươn trong can nhựa rất dễ dàng để quản lý đàn lươn, con lươn ít bị bệnh, tỉ lệ hao hụt thấp và đặc biệt là chi phí đầu tư không cao, thích hợp cho những người không có nhiều vốn.

Việc chăm sóc, cho lươn ăn cũng dễ dàng hơn các phương pháp cũ rất nhiều. Điều cần lưu ý nhất của mô hình chăn nuôi này là việc thuần lươn trước khi thả giống.

Chuẩn bị can nuôi và trang thiết bị cần thiết để nuôi lươn trong can nhựa

Dựa theo kinh nghiệm của những người đã nuôi lươn thành công với mô hình này, can nuôi nên chọn loại can nhựa 30 lít.

Cách chế tạo can nhựa để nuôi lươn trong can nhựa

Cách chế tạo can nhựa để nuôi lươn

Xung quanh can đục nhiều lỗ có đường kính khoảng 0,6 – 1 cm, chia đều thành 5 – 7 hàng từ trên xuống dưới. Tiếp đó, dùng các que gỗ (hoặc thanh tre có chiều dài khoảng 4 – 5 cm xuyên qua các lỗ bên dưới để lươn có thể quấn vào. Các lỗ phía trên để không khí lưu thông giúp cung cấp đủ oxy cho lươn trong can.

Nuôi lươn trong can nhựa: Các que tre xuyên qua lỗ để lươn quấn vào

Các que tre xuyên qua lỗ để lươn quấn vào

Mỗi can có thể nuôi khoảng 1 Kg lươn giống. Trong can thả một túi vải đục nhiều lỗ nối liền với nắp can để thả thức ăn cho lươn.

Nuôi lươn trong can nhựa: Túi vải đục lỗ để chứa thức ăn cho lươn

Túi vải đục lỗ để chứa thức ăn cho lươn

Sau khi thả lươn giống, bạn cố định những chiếc can này lên một giá đỡ (có thể làm từ khung tre, nhựa hoặc inox) thả xuống nước, sao cho phần nổi trên mặt nước của can nhựa cách mặt nước khoảng 20 – 25 cm để oxy lọt vào trong. Mỗi can cách nhau 2 cm. Khung treo can có thể cách mặt nước khoảng 50 cm và đặt tại nơi yên tĩnh, có bóng râm.

Thuần hóa con giống khi nuôi lươn trong can nhựa

Theo đánh giá của những người nuôi lươn áp dụng thành công mô hình mới này, yếu tố quan trọng nhất, có vai trò gần như quyết định của cách nuôi lươn này là việc thuần hóa giống lươn.

Những con lươn giống để nuôi trong can phải thật khỏe mạnh, không bị bệnh tật và nhất là được luyện quen với loại nước sẽ được nuôi – mục đích là để tránh lươn ở vùng khác được chuyển đến, không quen với môi trường sống mới dẫn đến bị sốc và chết.

Cách thuần dưỡng lươn giống để nuôi lươn trong can nhựa

Cách thuần dưỡng lươn giống để nuôi lươn trong can nhựa

Quá trình thuần dưỡng tiến hành theo các bước sau:

* Dụng cụ:

– Cần có các bể riêng để thuần dưỡng và phân chia nuôi những con lươn cùng kích cỡ. Điều này cũng giúp giảm hiện tượng lươn ăn thịt lẫn nhau (con lớn ăn con bé). Các bể thuần phải được đặt ở những nơi râm mát, yên tĩnh để tránh làm lươn giống hoảng sợ.

– Các búi dây nilon để thả vào bể, giúp lươn con bám vào thở trong quá trình thuần dưỡng.

* Kỹ thuật:

– Lươn con giống được tắm trong nước muối 3 – 5 phần nghìn trong khoảng 5 – 10 phút.

– Chọn lọc những con khỏe mạnh và phân loại những con lươn có cùng kích cỡ.

– Trong 2 – 3 ngày đầu tiên, để lươn con thích nghi với môi trường nuôi nhốt, không cho ăn thức ăn. Mỗi bể thuần có thể nuôi với mật độ 3 Kg/m2.

– Cho lươn con giống ngâm tắm bằng một số loại hóa chất, thuốc kháng sinh được phép sử dụng.

Nuôi lươn trong can nhựa: Cho lươn giống tắm thuốc kháng sinh, hóa chất, hoặc thuốc nam...

Cho lươn giống tắm hóa chất, thuốc kháng sinh hoặc thuốc nam…

– Trong bể nuôi thuần dưỡng, cần thường xuyên thay nước (khoảng 2 lần/ ngày) để đảm bảo môi trường sống của lươn luôn sạch sẽ, lươn có sức khỏe tốt. Nguồn nước cung cấp cho bể cần phải sạch, được diệt khuẩn cẩn thận, không nhiễm các hoá chất độc hại, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), không dùng nước thải nhà máy hay nước thải sinh hoạt, đầy đủ oxy. Mực nước trong bể khoảng 20 – 25 cm.

– Bạn có thể thay nước cho bể thuần dưỡng vào lúc khoảng 10 giờ sáng và 5 giờ chiều. Tốt nhất nên có bể nước thay thế dự trữ sẵn.

– Lươn khá nhạy cảm với nhiệt độ, chúng thích nghi với nhiệt độ nước là 24 độ C – 28 độ C, độ pH từ 6,5 – 8,0. Lươn là loài thủy sinh nước ngọt, bởi vậy độ mặn của nước không được vượt quá 5 phần nghìn (5%0).

– Sau 3 ngày, bạn có thể cho lươn ăn những thức ăn như: lòng đỏ trứng đã luộc chín, ốc nghiền nát hấp chín hoặc giun quế xay nhỏ… Lượng thức ăn bằng 5% trọng lượng của đàn lươn. Tuy nhiên, mỗi lần cho ăn, bạn cần theo dõi lượng thức ăn thừa để điều chỉnh cho bữa sau. Lưu ý, thức ăn thừa có thể làm cho nước nhanh bị bẩn hơn, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của lươn.

– Kiểm tra và theo dõi lươn thuần dưỡng để kịp thời phát hiện những con yếu, con bị bệnh và có cách điều trị kịp thời.

– Sau khoảng 2 tuần thuần dưỡng, bạn chọn những con lươn khỏe mạnh và kích thước đồng đều để chuyển vào các can đã chuẩn bị sẵn. Lươn được thuần dưỡng tốt có tỷ lệ sống trên 95% , có sức đề kháng và phát triển khỏe mạnh hơn.

Nuôi lươn trong can nhựa: Cho lươn đã thuần dưỡng vào can và thả xuống nước

Cho lươn đã thuần dưỡng vào can và thả xuống nước

Sau khi đã cho lươn xuống nước, việc chăm sóc lươn sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Do can có nhiều lỗ nhỏ để dòng nước lọt qua và đã thả trong dòng chảy tự nhiên, các bạn sẽ không cần phải thay nước như các cách nuôi lươn không bùn khác, giúp tiết kiệm rất nhiều công sức và chi phí.

Cách cho ăn của phương pháp nuôi lươn trong can nhựa

Với hình thức nuôi lươn trong can nhựa, thức ăn của lươn không có gì thay đổi so với các phương pháp nuôi khác. Bạn chỉ cần cho chúng ăn các loại thức ăn như ốc xay nhuyễn trộn với thức ăn viên nuôi cá có độ đạm từ 30 – 40 %, bổ sung thêm các chất khoáng, vitamin C để giúp lươn có sức đề kháng tốt. Ngoài ra, lươn còn có thể ăn những thức ăn tươi sống như cá tạp, tôm, giun đất, trùn quế…

Nuôi lươn trong can nhựa: Phối trộn thức ăn cho lươn

Phối trộn thức ăn cho lươn

Để tiết kiệm công sức và xay nghiền thức ăn cho lươn một cách hiệu quả, bạn có thể sử dụng các loại máy móc hỗ trợ như: máy nghiền cua ốc, máy băm nghiền đa năng… Những loại máy chăn nuôi này có giá thành không quá cao mà khả năng làm việc lại vô cùng tốt, rất thích hợp cho các hộ nuôi lươn trong can nhựa chuẩn bị thức ăn hằng ngày cho chúng.

Nuôi lươn trong can nhựa: Máy nghiền cua ốc 3A3Kw giúp nghiền nhuyễn thức ăn cho lươn hiệu quả

Máy nghiền cua ốc 3A3Kw giúp nghiền nhuyễn thức ăn cho lươn hiệu quả

Mỗi ngày cho lươn ăn 1 lần vào buổi chiều tối, chỉ cần mở nắp ra và cho thức ăn vào chiếc túi treo ở nắp can, lươn sẽ tự ăn thức ăn nhờ những cái lỗ nhỏ trên túi.

Nuôi lươn trong can nhựa: Cho lươn ăn

Chỉ cần nhấc nắp can để kéo túi vải lên và cho thức ăn vào – lươn sẽ tự lấy thức ăn qua các lỗ nhỏ trên túi

Bạn có thể làm những chiếc túi có chiều dài khoảng 30 – 40 cm để dễ dàng cung cấp đủ thức ăn cho cả can lươn. Với cách này, thức ăn trong túi sẽ ít bị trôi ra ngoài hơn, nếu thức ăn còn thừa cũng sẽ dễ dàng bị dòng nước rửa trôi ra khỏi can qua những lỗ thủng. Bạn chỉ cần lưu ý giặt sạch túi đựng thức ăn trước mỗi lần cho ăn mới để tránh thức ăn cũ bị dính lại và ôi thiu, lươn ăn phải có thể sẽ sinh bệnh.

Cách chăm sóc và theo dõi lươn nuôi trong can nhựa

Nuôi lươn trong can nhựa tốn ít công chăm sóc

Nuôi lươn trong can nhựa tốn ít công chăm sóc

Đối với phương pháp nuôi lươn trong can nhựa này, bạn không cần mất quá nhiều công sức để theo dõi và chăm sóc lươn.

Bạn cần theo dõi lượng thức ăn thừa mỗi ngày và theo dõi tình trạng sức khỏe của chúng để có biện pháp xử lý phù hợp.

Khi lươn trong can được khoảng 0,2-0,4kg/con là đạt yêu cầu thương phẩm để bán ra thị trường. Khi xuất bán, mỗi can có thể đạt khoảng 15-16kg lươn thành phẩm. Với mức giá lươn từ 180.000 đồng – 200.000 đồng/Kg như hiện nay, chỉ với khoảng hơn 20 can lươn thành phẩm, người chăn nuôi có thể thu được hơn 60 triệu đồng một lứa.

Đây được đánh giá là một phương pháp làm giàu vô cùng hiệu quả của người nông dân!

Mời các bạn và bà con theo dõi video Máy ép cám viên nổi 3A15Kw

mũi tên

Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:

Công ty CPĐT Tuấn Tú

VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Hotline: 02422050505 – 0834050505 – 0914567869

Email: may3a.info@gmail.com

Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. HCM

Hotline: 0945796556 – 0984930099

Email: maychannuoivn@gmail.com

Website: https://may3a.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/maynhanong/

Cảm ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi!