Thương lái lợn làm “xiếc”, bà con chăn nuôi điêu đứng với mức giá chạm đáy

Thời điểm cận Tết Nguyên đán 2017, nhu cầu tiêu thụ thịt của người dân tăng lên, các cơ sở chế biến thực phẩm từ thịt lợn tươi cũng cần nhập số lượng lớn nguyên liệu. Tuy nguồn cầu đã lớn hơn nhiều thời gian trước nhưng giá lợn của bà con chỉ còn 35.000 – 37.000 đồng/kg, giảm sâu so với mức giá 45.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái. Vậy đâu là nguyên nhân khiến giá lợn giảm sâu như vậy?

Mặc dù thương lái đã tích cực thu mua lợn để xuất sang Trung Quốc, bà con vẫn điêu đứng vì rớt giá mạnh.

Mặc dù thương lái đã thu mua lợn trở lại để xuất sang Trung Quốc, giá lợn giảm sâu vẫn khiến bà con bị tổn thất…

Thương lái làm giá

Vào tháng 4, 5/2016 giá lợn hơi của bà con ở mức đỉnh, đạt 50.000 – 52.000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá lợn hơi có xu hướng giảm dần từ đầu tháng 10, mỗi kg giảm sâu từ 10.000 – 15.000 đồng. Từ giữa tháng 11 đến đầu tháng 12/2016, giá lợn có lúc “chạm đáy” chỉ còn 34.000 đồng/kg (lợn trọng lượng trên 100kg) và 35.000 – 37.000 đồng/kg (trọng lượng dưới 100kg).

Tại thời điểm đó, nguyên nhân giá lợn hơi giảm được cho là do thị trường Trung Quốc hạn chế nhập lợn từ Việt Nam. Tuy nhiên từ đầu tháng 12 trở lại đây, thị trường Trung Quốc đã khởi động thu mua trở lại, nhưng giá lợn trong nước vẫn không tăng thêm.

Theo ông Quách Ngọc Sang, chủ trang trại gồm 3.000 con lợn thịt ở xã An Điền, huyện Bến Cát (Bình Dương), giá lợn hơi hiện nay đang đi ngược với quy luật mọi năm và có hiện tượng bị thương lái ghìm giá, làm “xiếc”.

Khoảng đầu tháng 12, trại của ông Sang xuất bán 80 con lợn hơi với giá 35.500 đồng/kg, bị lỗ 800.000 đồng/con. Các trại lợn tăng đàn quá nhanh nên bà con chăn nuôi bị lệ thuộc vào thương lái, nhiều trại nằm sâu trong các khu vực trồng cao su, chịu bán thấp hơn vài giá nhưng vẫn khó khăn khi gọi thương lái vào thu mua.

Theo phân tích dựa vào số liệu cùng kỳ mọi năm, đây là thời điểm thịt lợn được giá do nhu cầu của các doanh nghiệp nhập thịt tươi về chế biến, cung cấp cho thị trường Tết Nguyên Đán và thị trường Trung Quốc cũng nhập lượng lớn lợn hơi từ Việt Nam. Mặc dù thời gian trước, Trung Quốc ngừng thu mua lợn cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới giá lợn hơi xuất bán, tuy nhiên ngay cả khi Trung Quốc thu mua lại, giá thịt heo vẫn nằm ở mức thấp như thời điểm bị ngưng nhập hàng. Đây là điều khác với quy luật thường thấy.

Nghịch lý

Hiện nay việc tăng trưởng nóng về chăn nuôi đã diễn ra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Tính từ đầu năm 2016, tổng đàn lợn cả nước có 27 triệu con nhưng đến nay đã tăng lên 28,3 triệu con, tăng trưởng đạt hơn 1 triệu con. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến giá lợn giảm sâu vào những tháng cao điểm tiêu thụ thịt như hiện nay. Nếu không có biện pháp khắc phục và hướng giải quyết triệt để thì ngành chăn nuôi lợn trong nước sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới.

Theo ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Cục Trưởng Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, những tháng cận Tết Nguyên Đán là giai đoạn các doanh nghiệp chế biến thực phẩm nhập nhiều thịt lợn tươi để chế biến, ngoài ra thị trường lợn xuất khẩu đi Trung Quốc đã “nóng” trở lại. Tuy nhiên giá lợn hơi lại giảm mạnh, gây thua lỗ cho bà con chăn nuôi, đó là do sự thao túng thị trường của thương lái lợn, họ “cố” ghìm giá thu mua thấp hơn so với giá thành sản xuất.

Nghịch lý là người tiêu dùng vẫn mua thịt lợn với giá cao, không mấy biến động, nhưng giá lợn tại các trại chăn nuôi lại liên tục giảm sâu, gây thua lỗ nặng nề cho bà con chăn nuôi. Chỉ có khâu trung gian như lò giết mổ, thương lái cấp 1, 2, 3 là hưởng lợi nhuận “dày”.

Theo Nhật Vy/ Nông nghiệp Việt Nam

>> Công ty CPĐT Tuấn Tú là đơn vị đi đầu trong việc cung cấp các thiết bị nông nghiệp như: Máy chế biến thức ăn chăn nuôi 3Amáy ép cám viên, máy xay cám, máy trộn bột, máy băm cỏ… Đây chính là công cụ hỗ trợ đắc lực cho bà con nông dân trong giai đoạn tự sản xuất thức ăn chăn nuôi, giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả đầu ra.

Mời quý vị và bà con theo dõi video Máy chế biến thức ăn chăn nuôi đa năng 3A2,2Kw, một trong các thiết bị đang rất được các hộ, trang trại chăn nuôi tại Việt Nam và nhiều nước trong khu vực ưa chuộng: