Ủ chua thân, lá lạc dại làm thức ăn cho gia súc

Lạc dại là cây họ đậu thuộc loại thân bò, sinh trưởng vô hạn, hoa có màu vàng tươi, hạt nhỏ, màu nâu nhạt, rễ có nhiều nốt sần có khả năng cố định đạm từ nitơ khí trời. Lạc dại dễ trồng, sinh trưởng, phát triển nhanh, có thể thích ứng với nhiều loại đất từ đất xấu bạc màu, nghèo dinh dưỡng, đất đồi núi dốc đến đất cát, đất chua mặn ven biển. Mỗi năm, lạc dại cho 150 tấn chất xanh/ha/năm, là nguồn cung cấp dồi dào thức ăn thô xanh cho vật nuôi: trâu, bò, lợn,…Giá trị dinh dưỡng trong thân, lá lạc dại: Protein thô chiếm 13 – 15%; Các chất khô gia súc có thể tiêu hoá tới 60 – 70 %.

Mong muốn giúp bà con có đủ nguồn thức ăn lâu dài cho gia súc, Công ty CPĐT Tuấn Tú xin giới thiệu đến bà con Cách ủ chua thân, lá lạc dại để bà con áp dụng hiệu quả.

Ủ chua thân lá lạc dại làm thức ăn cho gia súc: Cây lạc dại trước và sau khi ủ chua

Cây lạc dại trước và sau khi ủ chua

1. Chuẩn bị nguyên liệu

Để làm 100 kg tức ăn ủ chua từ thân, lá lạc dại. Bà con cần chuẩn bị:

Nguyên liệu Khối lượng
Thân lá lạc tươi 120 kg
Cám gạo/bột ngô 6 kg
Rỉ mật 5 lít
Muối ăn 0.5 kg
Túi ủ chua 2 – 3 chiếc

2. Cách tiến hành

Bước 1: Băm nhỏ thân, lá lạc dại thành những đoạn nhỏ dài 3 – 5 cm. Sau đó, phơi héo nguyên liệu đã băm trong bóng râm khoảng 2 tiếng.

Bà con có thể dùng dao băm nhỏ hoặc sử dụng Máy băm nghiền đa năng 3A do Công ty CPĐT Tuấn Tú chế tạo để băm thân cây lạc dại thành từng đoạn ngắn.

Máy băm nghiền đa năng 3A có 3 tính năng tích hợp trong cùng 1 chiếc máy:

*TÍNH NĂNG BĂM NHỎ: Máy băm nhỏ các nguyên liệu như: Cỏ voi, thân ngô, thân lạc, rau, rơm rạ… thành các đoạn ngắn 1 – 5cm, năng suất băm khoảng 220kg/giờ. Bà con tận thu cây tươi, phụ phẩm thu hoạch về dùng máy băm nhỏ rồi ủ chua làm thức ăn dự trữ lâu dài cho trâu bò, lợn.

Ủ chua thân lá lạc dại làm thức ăn cho gia súc: Bà con có thể dùng Máy băm nghiền đa năng 3A để băm thân lạc dại

Bà con có thể dùng Máy băm nghiền đa năng 3A để băm nhỏ thân lạc dại, cỏ, thân chuối…

* TÍNH NĂNG NGHIỀN NÁT NHUYỄN các loại như: Thân chuối, bèo, rau cỏ, ốc, cua, cá… để chế biến thức ăn cho trâu bò, lợn, gà, vịt. Trung bình mỗi giờ, máy nghiền nát nhuyễn được 100Kg nguyên liệu.

* TÍNH NĂNG NGHIỀN BỘT KHÔ các loại nguyên liệu như: Sắn khô, ngũ cốc, ngô, đỗ tương, thóc gạo. Năng suất nghiền bột của máy khoảng 80Kg/giờ. Với tính năng này, bà con chăn nuôi có thể nghiền ngũ cốc, cá khô để tự sản xuất cám tại nhà.

Để đáp ứng từng nhu cầu của bà con chăn nuôi, hiện tại Công ty chúng tôi chế tạo Máy chế biến thức ăn chăn nuôi đa năng với các model: Model: 3A1.5Kw; Model: 3A2.2Kw (nguồn điện 220V và 380V); Model: 3A2.2Kw – Kiểu phễu tròn (nguồn điện 220V và 380V); Model: 3A5,5Kw (nguồn điện 380V), và máy chế biến thức ăn chăn nuôi đa năng 3A chạy động cơ Diesel, động cơ xăng nên rất phù hợp cho từng nguồn điện của các hộ nông dân.

Bước 2: Trộn đều nguyên liệu trên sân xi măng, trên bạt theo công thức trong bảng:

Nguyên liệu Khối lượng
Thân lá lạc tươi 120 kg
Cám gạo/bột ngô 6 kg
Rỉ mật 5 lít
Muối ăn 0.5 kg

Công ty CPĐT Tuấn Tú hiện đang phân phối sản phẩm Rỉ mật trên toàn quốc. Bà con tham khảo trên trang https://may3a.com/mat-ri-duong

Mật rỉ đường 3A (01)

Rỉ mật là một phụ phẩm trong quá trình sản xuất đường nhưng lại có tác dụng rất đa dạng trong nông nghiệp, công nghiệp, xử lý môi trường, đặc biệt sử dụng mật rỉ đường làm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm không chỉ giúp giảm chi phí thức ăn chăn nuôi mà còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết, tăng độ ngon miệng thức ăn cho trâu bò, lợn.

Ủ chua thân lá lạc dại làm thức ăn cho gia súc: Bà con đảo trộn các nguyên liệu

Bà con đảo trộn các nguyên liệu

Bước 3: Kiểm tra độ ẩm của nguyên liệu. Dùng tay nắm nguyên liệu, nếu nguyên liệu hơi bung tạo thành khối, có lớp nước mỏng dính trên lòng bàn tay là đạt, nếu nguyên liệu vỡ ra ngay cần bổ sung thêm nước, nếu nguyên liệu có nước rịn qua kẽ tay chảy thành giọt, thì bổ sung thêm thân, lá lạc băm nhỏ, cám gạo/bột ngô vào.

Bước 4: Cho nguyên liệu đã kiểm tra xong vào túi ủ chua. Vừa cho vừa nén chặt nguyên liệu, đến gần đầy miệng bao. Sau đó, buộc chặt miệng bao lại, để đẩy hết không khí trong bao ủ ra ngoài, tạo môi trường yếm khí cho vi khuẩn lên men phát triển.

Ủ chua thân lá lạc dại làm thức ăn cho gia súc: Bà con đang tiến hành nén và buộc chặt túi tạo môi trường ủ

Bà con đang tiến hành nén và buộc chặt túi tạo môi trường ủ

Sau khi ủ 50 – 60 ngày mới có thể dùng cho gia súc ăn được. Nguyên liệu sau ủ chua tốt có màu vàng nhạt, mềm, mùi như mùi dưa muối. Nếu chưa cần dùng đến thì có thể để lâu hơn (thậm chí hàng năm) mà chất tượng vẫn tốt. Thân lá lạc dại ủ chua có thể dùng cho gia súc ăn dần trong 3 – 4 tháng mà chất lượng vẫn tốt.

Chú ý: Không nấu chín thức ăn ủ vì sẽ làm mất vitamin và các chất dinh dưỡng khác. Nếu thân lá lạc dại ủ có màu đen thẫm, ủng nát, mùi khó ngửi là chất lượng kém, bị hư hỏng, không nên cho ăn.

Bước 5: Bảo quản túi ở nơi râm mát có mái che, tránh nước mưa và chuột cắn túi.

Cách sử dụng: Cho gia súc ăn 2 – 4 kg/con/ngày.

Thời gian bảo quản thức ăn ủ chua có thể đến 6 tháng nếu sau mỗi lần lấy thức ăn ra che đậy hố cẩn thận.

mũi tên

Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:

Công ty CPĐT Tuấn Tú

VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Hotline: 02422050505 – 0834050505 – 0914567869

Email: may3a.info@gmail.com

Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. HCM

Hotline: 0945796556 – 0984930099

Email: maychannuoivn@gmail.com

Website: https://may3a.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/maynhanong/

Cảm ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi!