Quy trình nuôi ếch trong bể xi măng mang lại hiệu quả cao
Hiện nay mô hình nuôi ếch không còn quá xa lạ đối với nhiều bà con nông dân. Do nhu cầu thị trường tăng cao khiến ếch trở thành một trong những loài vật nuôi có mức thu nhập ổn định. Khá nhiều trang trại, hộ gia đình thành công với mức doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Tuy nhiên không phải bất cứ mô hình nuôi ếch nào cũng có thể kiếm lời. Để giúp bà con chăn nuôi dễ dàng, Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú xin giới thiệu quy trình nuôi ếch trong bể xi măng vừa tốn ít thời gian công sức, vừa đem lại lợi nhuận cao.
Nội dung bài viết
Kỹ thuật nuôi ếch trong bể xi măng đúng cách
Xây dựng bể nuôi ếch
Bể nuôi ếch cần được xây dựng hợp lý, phụ thuộc vào số lượng và điều kiện nuôi. Thông thường, bể xi măng sẽ có kích thước chiều dài 5m, chiều rộng 3m, chiều cao 1,2m. Đáy bể được lắp đặt đường ống thoát nước, lưu ý trên thân ống đục nhiều lỗ nhỏ nhằm giúp quá trình thay nước diễn ra nhanh chóng.
Sau khi bể xây xong, bà con nên ngâm và xả nước nhiều lần để loại bỏ các chất không tốt ảnh hưởng đến sức khỏe, sự sinh sản của ếch sau này. Theo kinh nghiệm của các hộ nuôi ếch lâu năm, bà con có thể băm nhỏ thân cây chuối cho vào bể ngâm 1 tuần hoặc sử dụng Chlorine hay thuốc tím. Thời gian khử trùng bể xi măng mất từ 2-3 tuần. Khi độ PH của nước trong bể đạt từ 6,5 – 7 là có thể thả ếch giống vào nuôi.
Cách chọn ếch giống
+ Về hình thức: Chọn những con có màu vàng sậm, da bóng đẹp, không bị duỗi chân
+ Về độ tuổi: Khoảng 1,5 tháng tuổi, có chiều dài từ 4-6 cm
+ Về cân nặng: Ếch giống nên có khối lượng từ 6-7 kilogam/ 1000 con, tránh trường hợp con to con nhỏ dẫn đến tình trạng cắn nhau làm hao hụt số lượng.
Thời điểm thả giống thích hợp
Đối với quy trình nuôi ếch trong bể xi măng, bà con nên tắm cho ếch bằng thuốc tím nhằm hạn chế mầm bệnh từ bên ngoài. Lưu ý, bà con thả ếch vào lúc mát trời (sáng hoặc chiều). Mật độ thả nuôi từ 80 -100 con/m2.
Để ếch có thể làm quen nhanh chóng với môi trường mới, bà con tưới nhẹ nhàng nước hồ lên thân ếch rồi mới thả chúng vào bể nuôi.
Thức ăn của ếch
Ếch có 2 loại thức ăn chính là cám và nguồn cá tạp
Nuôi ếch bằng cám: Ở từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau, bà con cần cung cấp các loại cám có kích thước và hàm lượng đạm thích hợp nhằm giúp ếch hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp chúng phát triển và sinh trưởng tốt.
+ Ếch có độ tuổi 1 tháng (kể từ khi bắt giống về) sẽ sử dụng cám có hàm lượng đạm từ 30 -35% với kích thước 2,2 -2,5mm
+ Ếch có độ tuổi từ 2 đến 3 tháng sẽ sử dụng các loại cám có độ đạm từ 25-30% với kích thước là 3-4mm
+ Ếch có độ tuổi từ tháng thứ 3 trở đi sẽ sử dụng cám có độ đạm từ 22 – 25 % với kích thước có thể lên tới 5-6mm.
Để tránh lãng phí và giảm ô nhiễm môi trường nước, bà con nên rải đều cám cho ếch. Những buổi đầu, bà con quan sát tốc độ và khối lượng ăn của đàn ếch. Sau 20 phút, chỗ nào ếch ăn hết trước thì nên bổ sung thêm. Còn nếu chúng chưa ăn hết thì hôm sau cần điều chỉnh lại lượng cám phù hợp hơn.
Khi nuôi ếch trong bể xi măng, việc sử dụng các loại cám công nghiệp mua sẵn ở bên ngoài tốn khá nhiều cho phí. Đôi khi chất lượng không đảm bảo, khiến sức khỏe đàn ếch giảm sút, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Do đó, để chủ động được nguồn thức ăn giá rẻ mà vẫn chứa đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng, bà con có thể sử dụng các loại máy ép cám viên của Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú. Một trong số đó không thể không kể chiếc máy ép cám viên nổi thủy sản 3A7,5Kw đang được nhiều ông chủ nuôi ếch lựa chọn.
Máy ép cám viên thủy sản 3A7,5Kw có khả năng ép nhanh chóng nhiều loại cám nổi dành cho ếch với năng suất từ 50 – 120 Kg/h. Việc sử dụng chiếc máy này sẽ giúp bà con dễ dàng điều chỉnh hàm lượng đạm có trong viên cám. Chỉ trong 1 lần ép, bà con đã tạo ra hàng trăm kilogam cám viên nổi an toàn dành cho đàn ếch. Sản phẩm khá phù hợp sử dụng cho những hộ gia đình, trang trại nuôi ếch trong bể xi măng với quy mô lớn và vừa.
Nuôi ếch trong bể xi măng bằng cá tươi: Cá tươi là nguồn thức ăn tự nhiên, giúp ếch tăng trưởng và có sức đề kháng tốt nhất. Tuy nhiên, đây lại là loại thức ăn dễ gây ô nhiễm môi trường sinh sống của ếch. Vì vậy, trong quá trình cho ăn, bà con hết sức lưu ý:
+ Cho ăn các loại cá có kích thước phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của ếch.
+ Không cho ếch ăn cá để lâu ngày, đã bị ôi thiu
+ Trong trường hợp ếch ăn quá 2 tiếng mà thức ăn vẫn còn, bà con phải lấy ngay cá ra ngoài đề phòng các bệnh về đường ruột.
+ Liều lượng thức ăn cần được điều chỉnh sao cho phù hợp: Tháng nuôi đầu tiên đảm bảo lượng thức ăn bằng 4-6% khối lượng đàn ếch, các tháng sau là 3-4%.
+ Ở thời gian đầu khi mới bắt đầu nuôi, bà con nên cho ếch ăn thường xuyên từ 3-4 lần trong ngày vào lúc 7 giờ, 11 giờ, 17 giờ và có thể thêm bữa phụ vào lúc 22h. Tuy nhiên sau 2 tháng, bà con chỉ cần cho ếch ăn vào buổi sáng và buổi chiều lúc 7h; 11h.
Chế độ thay nước khi nuôi ếch trong bể xi măng
– Ở tháng đầu, bà con cần thay nước cho đàn ếch sau 2-> 3 ngày. Mực nước nên duy trì ở mức 20-30cm.
– Từ tháng thứ 2, bà con phải thay nước nhiều hơn, khoảng mỗi ngày 1 lần với mức nước từ 10 – 15cm.
– Khoảng thời gian thích hợp để thay nước là vào buổi sáng tuy nhiên bà con vẫn có thể thay nước vào buổi chiều nhưng cần thay trước khi cho ếch ăn.
Phân cỡ ếch thịt
– Để nuôi ếch trong bể xi măng thành công, ngoài việc cho ăn và thay nước, bà con cũng cần phân cỡ ếch lớn, nhỏ tương đối đồng đều nhau, để tránh hiện tượng con lớn ăn thịt con bé, sẽ giảm được tỉ lệ hao hụt đáng kể.
Cách chăm sóc ếch thịt
– Thường xuyên kiểm tra hoạt động của ếch để có thể phát hiện và xử lý kịp thời những con ếch mắc bệnh. Bà con cần tách chúng ra khỏi bể nuôi để tránh sự lây lan mầm bệnh sang những con khác.
– Nhằm tăng cường sức đề kháng và phòng bệnh cho ếch, bà con nên bổ sung vitamin, thuốc bổ, men tiêu hóa, thuốc kháng sinh liều nhẹ vào khẩu phần ăn hàng ngày.
– Các hệ thống cấp thoát nước cần có lưới bảo vệ đề phòng ếch thoát ra ngoài.
– Các bể nuôi ếch phải có máy che chắn cẩn thận tránh nước mưa rơi vào làm cho độ PH và nhiệt độ nước trong hồ giảm đột ngột khiến ếch bị sốc.
– Trung bình 2 tuần, bà con nên kiểm tra sự phát triển bà trọng lượng ếch của cả đàn để có những điều chỉnh về chế độ ăn và chăm sóc hợp lý.
Một số bệnh thường gặp và cách phòng bệnh khi nuôi ếch trong bể xi măng
Hiện tượng ăn nhau
Đây là tình trạng của việc nuôi ếch trong bể xi măng với mật độ cao, nguồn thức ăn không đủ cung cấp khiến kích thước của đàn ếch mất đi sự đồng đều. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời sẽ làm hao hụt số lượng ếch trong bể, gây thiệt hại kinh tế cho bà con nông dân
* Cách phòng ngừa:
– Bà con cần cân nhắc để điều chỉnh mật độ nuôi vừa phải.
– Lượng thức ăn cần cung cấp đầy đủ, đảm bảo chất lượng và phân bố đều khắp bể.
– Thường xuyên lọc và phân cỡ ếch.
Bệnh lở loét đỏ chân
Nguyên nhân nhiễm bệnh là do sự phát sinh của vi khuẩn Aeromonas hydrophila trong môi trường nuôi bị dơ. Biểu hiện của bệnh là các nốt đỏ xuất hiện trên thân, chân và đùi. Ếch giảm ăn, di chuyển chậm chạp.
* Cách điều trị: Ngâm số ếch bị bệnh trong dung dịch lodine (PVP londine 350) với liều lượng từ 5-10ml/1m3 nước) hoặc có thể sử sụng oxytetracycline trộn vào thức ăn của ếch với tỉ lệ 3-5g/kg thức ăn.
Bệnh về đường tiêu hóa
Thông thường những con ếch mắc bệnh này sẽ bị trương phồng bụng, ít di chuyển thậm chí là nằm yên một chỗ. Ở một vài con còn có biểu hiện hậu môn lòi ra, ruột bị sưng lên, có nhiều dịch lỏng lẫn với thức ăn.
Nguyên nhân chủ yếu là do ếch ăn quá nhiều, không tiêu hóa được hoặc ăn phải thức ăn ôi thiu.
Bà con nên chữa trị bằng cách trộn 4-5g Sulphadimezine và trimethroprim vào trong 1 kilogam thức ăn. Sau đó cho ếch sử dụng liên tục 5 ngày. Để tránh mầm bệnh tái phát, bà con cần cho ếch uống mem tiêu hóa định kỳ. Làm vệ sinh bể nuôi thường xuyên giúp cho nguồn nước sạch.
Bệnh mù mắt, cổ vẹo
Lúc này, mắt ếch có biểu hiện sưng, đục. Phần cột sống bị biến dạng, cổ vẹo khiến ếch thường xuyên quay cuồng.
Cách chữa trị chủ yếu là ngâm ếch trong lodine. Liều lượng 3-5 ml/m3 nước. Kèm theo đó là sử dụng NOROCINE với tỉ lệ 100g/ 500-700 kg ếch. Bà con nên điều trị cho ếch liên tục trong 5 ngày.
Thu hoạch và vận chuyển
– Khi cân nặng của ếch đạt từ 150 – 300g/con, bà con đã có thể tiến hành thu hoạch.
– Để quá trình thu hoạch ếch diễn ra thuận lợi, bà con cần chuẩn bị vợt xúc và các dụng cụ để chứa ếch. Chú ý các vật dụng này cần đảm bảo sạch sẽ, không gồ gề, mũi nhọn để tránh ếch bị sây sát.
– Trước khi thu hoạch, bạn nên cho ếch ngừng ăn từ 10-12 giờ. Sau đó, Từ từ tháo cạn nước trong bể xi măng, dùng vợt thu ếch cho vào thùng xốp hoặc túi nilông.
Hiện nay, có khá nhiều mô hình nuôi ếch trong bể xi măng đang được áp dụng ở nhiều địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, phương pháp nuôi ếch trong bể xi măng vẫn được chú trọng đầu tư hơn cả. Bởi bà con sẽ dễ dàng quản lý, theo dõi sự phát triển của ếch đồng thời có thể phòng chống và chữa bệnh kịp thời cho những con giống mắc bệnh. Tính đến nay, đã có không ít hộ nông dân thoát nghèo thậm chí trở thành tỉ phú nhờ quy trình chăm sóc đàn ếch đúng cách, khoa học.
Hi vọng với những chia sẻ về kỹ thuật nuôi ếch trong bể xi măng mà Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú giới thiệu trên đây sẽ giúp bà con gặt hái được nhiều thành công!!
Cảm ơn bà con đã quan tâm và theo dõi!
Video giới thiệu máy ép cám viên nổi 3A15Kw
Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:
Công ty CPĐT Tuấn Tú
VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Hotline: 02422050505 – 0834050505 – 0914567869
Email: may3a.info@gmail.com
Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. HCM
Hotline: 0945796556 – 0984930099
Email: maychannuoivn@gmail.com
Website: https://may3a.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/maynhanong/
Cảm ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi!
No comments yet.