Kỹ thuật nuôi chim bồ câu sinh sản cho năng suất cao
Mô hình nuôi chim bồ câu làm kinh tế hiện đang được nhiều bà con quan tâm. Ở một số tỉnh như Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Trị, Đắk Lắk… nhiều bà con đã mạnh dạn đầu tư nuôi chim bồ câu với quy mô lớn, mang lại thu nhập cao. Nhằm giúp bà con chăm sóc, phát triển đàn bồ câu hiệu quả, bài viết sau đây sẽ giới thiệu tới bà con kiến thức cơ bản về kỹ thuật nuôi chim bồ câu sinh sản cho năng suất cao.
1. Chọn giống chim bồ câu
Chim bồ câu có quy trình nuôi đơn giản, nhu cầu thị trường lớn. Thịt chim bồ câu có tác dụng bồi bổ cơ thể, đặc biệt tốt cho sức khỏe của người già, trẻ em, người bệnh và sản phụ… Trứng chim bồ câu cũng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng.
Con giống tốt là điều kiện đầu tiên để giúp việc chăn nuôi hiệu quả, thuận lợi. Bà con nên mua chim giống đã được ghép đôi, một ổ chim cần một trống và một mái. Khi chọn chim giống cần chú ý chọn chim khỏe mạnh, không bệnh tật, lông bụng dày mượt, đuôi nhọn, mỏ xẻ, lanh lợi… Con trống đầu to, có phản xạ gù mái, khoảng cách giữa hai xương chậu hẹp. Com mái đầu nhỏ và thanh hơn, khoảng cách giữa hai xương chậu rộng. Trung bình, một cặp chim bồ câu giống có giá khoảng 600.000 VNĐ/cặp, chim bồ câu ra ràng có giá 120.000/cặp.
Trong điều kiện nuôi thích hợp, chim mái có thể đẻ 12 – 14 lứa/năm, khoảng cách giữa 2 lứa khoảng 40 ngày. Do chim bồ câu là chim đơn phối nên khi nuôi sinh sản bà con nên nuôi riêng từng cặp. Mỗi cặp bồ câu sinh sản trong 5 năm, tuy nhiên sau 3 năm đẻ, khả năng sinh sản giảm, bà con cần loại bỏ và thay chim bố mẹ mới.
Để mua được chim giống tốt, bà con nên tìm mua tại các đơn vị, trại chăn nuôi có uy tín, quy mô lớn và giàu kinh nghiệm trong việc chăn nuôi chim bồ câu. Tại đó bà con cũng có thể được cung cấp những kiến thức cần thiết cho việc nuôi bồ câu để đạt được hiệu quả cao.
2. Chuồng nuôi chim bồ câu
Để chim phát triển khỏe mạnh, mau lớn, môi trường nuôi nhốt cần phải thoáng mát, có ánh sáng mặt trời, sạch sẽ, tránh gió lùa, tránh ồn ào và có ổ đẻ trứng. Nếu nuôi thả thì chuồng phải có thêm mái che mưa, nắng. Bà con có thể làm chuồng bằng phên tre, nứa hoặc gỗ, lưới kẽm… Chia chuồng thành các ô nhỏ với kích thước sâu 60 cm, rộng 50 cm và cao 40 cm cho mỗi cặp chim sinh sản (từ 6 tháng tuổi trở đi).
Trong mỗi chuồng đặt hai ổ: một ổ đẻ và ấp trứng đặt phía trên, một ổ nuôi con đặt ở dưới. Ổ đẻ thường có đường kính 20 – 25 cm, cao 7 – 8 cm, được làm bằng gỗ, nhựa. Bà con nên vệ sinh và thay rửa ổ thường xuyên cho bồ câu.
Máng đựng thức ăn cho một đôi chim bố mẹ có kích thước: Chiều dài 15 cm, rộng 5cm, sâu 5 -10cm. Nên đặt ở vị trí tránh chim ỉa vào, chim dễ mổ lấy thức ăn, hạn chế ẩm và rơi vãi thức ăn.
Máng đựng nước uống cho một đôi chim bố mẹ có đường kính 5 – 6 cm, cao 8 – 10 cm. Máng uống phải chứa nước sạch, vệ sinh thường xuyên, có thể làm bằng vỏ lon hay cốc nhựa.
Ngoài ra, bà con cần có máng đựng thức ăn bổ sung như chất khoáng, sỏi, muối ăn (kích thước tương tự như máng uống).
3. Dinh dưỡng và thức ăn nuôi chim
Các loại thức ăn: Thức ăn cho chim bồ câu là các loại hạt ngũ cốc như đỗ xanh, độ đen, đỗ tương (cần rang chín), ngô, thóc, gạo… và có thể bổ sung cám viên tổng hợp cho chim. Thức ăn cho chim phải đạt chất lượng tốt, không bị thối hỏng, nấm mốc.
Bà con có thể sử dụng Máy nghiền vỡ ngô hạt 3A2,2Kw để đập vỡ nhỏ ngô, giúp chim dễ mổ thức ăn và dễ tiêu hóa hơn. Hoặc dùng máy ép cám viên để tự sản xuất cám số lượng lớn cho chim tại nhà.
Ngoài ra cần bổ sung một lượng sỏi giúp chim dễ dàng tiêu hóa hơn, chọn sỏi có kích thước đường kính 0.3 – 0.4 mm, dài 0.5 – 0.8 mm, có thể trộn thêm muối ăn và khoáng Premix.
Cách phối trộn thức ăn:
+ Thức ăn chính: 25 – 30% đậu đỗ, 70 – 75% ngô và thóc gạo. Thức ăn luôn có sẵn trong máng.
+ Thức ăn bổ sung: 85% khoáng Premix, 5% NaCl, 10% sỏi. Để một lượng vừa phải thức ăn bổ sung, tránh tồn đọng thức ăn lâu ngày sẽ bị biến chất.
Chế độ ăn: Có thể cho chim ăn 2 – 3 lần/ngày. Nên cho ăn vào thời gian cố định trong ngày, thông thường lượng thức ăn cho chim bằng 1/10 trọng lượng cơ thể. Đối với chim sinh sản (6 tháng tuổi trở đi) bà con có thể tham khảo lượng thức ăn như sau:
+ Khi nuôi con: 125-130g thức ăn/đôi/ngày
+ Không nuôi con: 90-100g thức ăn/đôi/ngày
Nước uống: Cần đảm bảo máng nước của chuồng nuôi phải luôn đầy nước sạch và được thay hàng ngày. Thường xuyên cọ rửa máng uống. Có thể bổ sung vào trong nước Vitamin và kháng sinh để phòng bệnh khi cần thiết, trung bình mỗi chim bồ câu cần 50-90ml/ngày.
4. Cách nuôi dưỡng và chăm sóc chim bồ câu
Sau khi ghép đôi, quen với chuồng và ổ thì chim mái sẽ đẻ. bà con cần chuẩn bị ổ bằng cách dùng rơm khô, sạch, dài để lót. Bệnh một vòng rơm lót vừa khít đường kính của ổ. Nơi ấp tránh ồn ào, giảm tầm nhìn, âm thanh, ánh sáng để chim chuyên tâm ấp trứng.
Chim con nở sau 18 – 20 ngày ấp. Trong thời gian nuôi con (từ khi nở tới 28 ngày tuổi), bà con cần thay lót ổ thường xuyên (2 – 3 ngày/ lần hoặc 1 tuần/lần), đảm bảo ổ nuôi luôn sạch sẽ, hạn chế mầm bệnh phát triển.
Khi chim non được 7-10 ngày mới tiến hành cho ổ đẻ thứ hai vào. Sau khi tách mẹ, ổ đẻ tương ứng được bỏ ra rửa sạch, phơi khô để bố trí lứa đẻ tiếp theo. Sau khi được 28-30 ngày tuổi chúng ta tiến hành tách chim non khỏi mẹ.
Sau khi rời ổ, chim non chuyển sang một giai đoạn mới phải tự đi lại, tự ăn. Giai đoạn này chim còn yếu, khả năng đề kháng và khả năng tiêu hoá kém dễ sinh bệnh. Khi đó, bà con cần chú ý bổ sung vitamin và các chất khoáng vào nước để chống mềm xương, tăng khả năng tiêu hóa và phòng chống dịch bệnh.
*Nuôi vỗ béo chim lấy thịt:
Tiến hành tách mẹ lúc 20-21 ngày tuổi (khối lượng cơ thể đạt 350-400g/con) dùng nhồi vỗ béo với mật độ: 45-50 com/m2, không để không gian cho chim hoạt động nhiều, đảm bảo ngoài giờ ăn, uống thì thời gian ngủ là chính.
Thức ăn dùng để nhồi: Ngô: 80%, đậu xanh 20%. Cách nhồi: Thức ăn được nghiền nhỏ, viên thành viên nhỏ ngâm cho mềm rồi sấy khô đảm bảo tỷ lệ thức ăn/nước: 1:1. Định lượng: 50-80 g/con; nhồi 2-3 lần/ngày; dùng tay nhét thức ăn vào miệng chim hoặc máy nhồi như vịt; khoáng vẫn được bổ sung tự do, các loại vitamin, thuốc bổ khác được bổ sung trong nước uống.
6. Phòng và trị bệnh cho chim bồ câu
Chim bồ câu là loài có sức đề kháng tốt nhưng nếu điều kiện nuôi nhốt không hợp lý như không gian hẹp, vệ sinh kém thì chim có khả năng mắc bệnh cao. Vì thế, để chim phát triển khỏe mạnh, bà con cần chú ý chuồng nuôi, cung cấp thức ăn, nước uống đầy đủ, sạch sẽ.
Xem thêm bài viết: Cách phòng tránh các bệnh thường gặp ở bồ câu
Để phòng tránh dịch bệnh cho bồ câu, bà con cần tiến hành tiêm vắc xin 3 lần/năm. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại (khoảng 2 tháng/lần): Dọn phân, thay ổ đẻ, phun thuốc sát trùng chuồng, sửa chữa và thay mới các thiết bị hỏng.
Vệ sinh máng ăn, máng uống: Thường xuyên cọ rửa máng ăn và máng uống cho chim, tránh cho chim uống nước bẩn, ăn phải thức ăn đóng cặn lâu ngày. Lồng vận chuyển chim cũng phải được lau rửa, sát trùng nhằm tránh mầm bệnh lây lan.
Hạn chế cho chim lạ vào chuồng. Phòng tránh chuột, mèo, chó… tấn công chim. Tránh để phân chim vương vãi ra mọi nơi.
Một số bệnh thường gặp ở chim bồ câu như: Bệnh kẹt trứng, trứng vỏ mềm, bệnh cầu trùng, bệnh đậu mùa, bệnh herpes virus đường hô hấp,… Cần phải theo dõi kỹ nếu chim bị mắc các bệnh đó thì nên đến các cơ sở hỗ trợ chăn nuôi để được tư vấn loại thuốc phù hợp.
Nguồn: Tổng hợp
Mời quý vị và bà con theo dõi video Máy nghiền ngô vỡ mảnh 3A2,2Kw:
Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:
Công ty CPĐT Tuấn Tú
VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Hotline: 02422050505 – 0834050505 – 0914567869
Email: may3a.info@gmail.com
Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. HCM
Hotline: 0945796556 – 0984930099
Email: maychannuoivn@gmail.com
Website: https://may3a.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/maynhanong/
Cảm ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi!
No comments yet.