Cách làm đệm lót sinh học cho lợn
Đệm lót sinh học là lớp đệm lót chuồng làm bằng các nguyên liệu có độ trơ cao (không bị nước làm nát nhũn) như: Trấu, xơ dừa, mùn cưa, xơ dừa, lõi ngô, thân cây ngô khô, rơm, rạ…được phối trộn với men vi sinh, nhằm bổ sung nhiều nhóm vi khuẩn vào lớp đệm, có tác dụng phân hủy hoàn toàn chất thải (phân, nước tiểu), làm giảm thiểu các khí độc và mùi hôi trong chuồng nuôi, tạo môi trường trong sạch, giảm vi sinh vật gây hại, do đó con vật sống thoải mái, giảm căng thẳng và có sức đề kháng cao, tăng năng suất và chất lượng thịt của vật nuôi (lợn, gà). Đặc biệt, đệm lót sinh học có độ ấm (quá trình sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật sinh ra nhiệt) rất tốt khi nuôi úm lợn con, gà con (giảm tỷ lệ chết của đàn lợn giống). Sử dụng đệm lót sinh học, bà con không cần phải thu gom chất thải, rửa chuồng hay tắm cho vật nuôi hàng ngày, tiết kiệm được thời gian và công sức.
Đệm lót sinh học sử dụng xơ dừa đem lại nhiều ưu điểm:
– Vỏ quả dừa khô có sẵn tại địa phương, giá rẻ, giúp bà con tiết kiệm chi phí chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học. Tiết kiệm trên 10% chi phí thức ăn, tăng trọng lượng 3 – 5% so với cách nuôi thông thường, tiết kiệm 80% chi phí nước và 60% chi phí nhân công (Chi phí chung cho chăn nuôi giảm khoảng 100.000 đồng/heo thịt, 2.000 – 3.000 đồng/gia cầm) nên thu nhập người chăn nuôi sẽ được tăng lên.
– Trong vỏ dừa, tính theo trọng lượng khô có 19 % là lớp vỏ ngoài, 34 % mụn dừa và 47 % là xơ dừa. Mụn dừa có đặc tính hút và giữ ẩm cao. Xơ dừa cung cấp diện tích bề mặt lớn để hấp thụ các chất ô nhiễm. Ngoài ra, mụn và xơ dừa có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho các vi sinh vật.
– Xơ dừa có độ tơi xốp cao hơn các nguyên liệu: trấu, than củi, rơm rạ,…, không bị mềm nhũn, thân thiện với môi trường, không gây dị ứng cho vật nuôi, giúp vi sinh vật trong lớp đệm lót sinh trưởng và phát triển tốt. Đặc biệt, sau 1 – 2 lứa nuôi, bà con sử dụng lớp đệm lót bằng xơ dừa trồng các loại cây trồng: Cây hoa lan, các loại cây rau,…không cần bón bổ sung phân bón hóa học.
Giúp bà con tận dụng hiệu quả lợi ích mà đệm lót sinh học xơ dừa mang lại, Công ty CPĐT Tuấn Tú xin giới thiệu đến bà con Cách làm đệm lót sinh học cho đàn lợn thịt bằng xơ dừa.
1. Chuẩn bị nguyên liệu
Bà con cần chuẩn bị những nguyên liệu cho 2 m2 sau:
Nguyên liệu | Khối lượng |
Mụn xơ dừa, xơ dừa | 2m3 (200 kg) |
Cám gạo/Bột ngô | 20 kg |
Chế phẩm EM1 | 1.25 lít |
Rỉ mật | 1.25 lít |
Muối | 0.2 kg |
Nước sạch | 25 lít |
2. Cách tiến hành
Bước 1: Bà con chuẩn bị chuồng nuôi có nền gạch, nền xi măng chiếm 1/3 diện tích, hố chứa đệm lót là nền đất nện hoặc nền xi măng được khoan lỗ thoát nước, chiếm 2/3 diện tích nền chuồng sâu 80 cm.
Bước 2: Bà con nghiền vỏ quả dừa thành mụn xơ dừa, sợi xơ dừa – là nguyên liệu làm đệm lót sinh học.
Bà con sử dụng Máy băm nghiền xơ dừa, rơm, bã mía ống tròn 3A giúp bà con nghiền vỏ quả dừa thành những vụn nhỏ là mụn xơ dừa, sợi xơ dừa để bà con dễ dàng cào, đảo trộn phân thải trên đệm lót sinh học. Phân thải được trộn đều vào lớp đệm lót sinh học giúp quá trình phân hủy được nhanh chóng, giảm thiểu tối đa mùi hôi thối, đảm bảo không khí trong sạch cho vật nuôi, chính gia đình của bà con. Bà con tham khảo trên trang: https://may3a.com/may-bam-nghien-xo-dua-rom-ba-mia-3a16hp/.
Bước 3: Làm men vi sinh để trộn vào lớp đệm lót (men vi sinh giúp phân hủy phân thải, nước tiểu của lợn).
Bà con trộn đều hỗn hợp theo công thức trong bảng sau:
Nguyên liệu | Khối lượng |
Cám gạo/Bột ngô | 20 kg |
Chế phẩm EM1 | 1.25 lít |
Rỉ mật | 1.25 lít |
Muối | 0.2 kg |
Bà con trộn nguyên liệu và nước sạch trên tấm bạt (độ ẩm khoảng 30 – 40% – bà con nắm chặt nguyên liệu bằng tay, khi mở tay ra nguyên liệu còn nguyên hình dáng, chạm tay vào vỡ ra ngay là đạt. Nếu mở tay nguyên liệu vỡ ra ngay, lúc này bà con cần bổ sung thêm nước. Khi nắm chặt thấy nước chảy qua kẽ tay, bà con cần bổ sung thêm mụn xơ dừa). Sau đó, bà con đậy bạt, chiếu,…để ủ.
Chú ý: Trộn trong nhà, nơi có bạt che để tránh không bị mưa làm ảnh hưởng chất lượng men vi sinh.
Bà con kiểm tra nhiệt độ thường xuyên bằng nhiệt kế đo nhiệt độ môi trường (công cụ đo nhiệt độ bán ở những tiệm thuốc). Nếu nhiệt độ tăng quá 450C cần mở tấm đậy ra và đảo đều men vi sinh để thông khí, giảm nhiệt độ cho phù hợp để vi sinh vật phát triển tốt nhất.
Bước 4: Bà con cho 20 cm mụn xơ dừa, sợi xơ dừa đã nghiền ở bước 2 vào hố trong chuồng nuôi. Sau đó, bà con cho men vi sinh đã làm ở bước 3 rắc đều lên lớp nguyên liệu, đồng thời đảo đều, dẫm nhẹ bề mặt. Đảm bảo độ ẩm khoảng 30 – 40 %. Bà con làm thêm 2 lần như trên để đảm bảo lớp đệm lót dày 60 cm.
Bước 5: Bà con đậy bạt ủ 3 – 5 ngày. Sau ủ, bà con mở bạt kiểm tra độ ấm trong đệm lót: Bà con thấy ấm tay cào xới lên, sau 60 hút bà con thả lợn vào.
Bước 6: Bà con dùng chang, cào để dàn, xới xáo phân lợn trên đệm lót để vi sinh vật phân hủy nhanh hơn. Nếu thấy đệm lót khô, bà con bổ sung thêm nước để đảm bảo độ ẩm cho đệm.
Sau 3 tháng bổ sung thêm men gốc.
Bà con sử dụng cho lợn thịt nhỏ hơn 60 kg.
Với phương pháp này, bà con áp dụng hiệu quả để nâng cao năng suất đàn lợn thịt của gia đình mình.
Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:
Công ty CPĐT Tuấn Tú
VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Hotline: 02422050505 – 0834050505 – 0914567869
Email: may3a.info@gmail.com
Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. HCM
Hotline: 0945796556 – 0984930099
Email: maychannuoivn@gmail.com
Website: https://may3a.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/maynhanong/
Cảm ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi!
No comments yet.