Cách làm phân hữu cơ từ xơ dừa đem lại hiệu quả cao
Cách làm phân hữu cơ từ xơ dừa giúp tăng gấp đôi lợi nhuận
Trong trồng trọt hay nông nghiệp, độ ẩm và mức độ tơi xốp của đất trồng rất quan trọng. Nhằm giúp bà con tận dụng nguồn phụ phẩm hữu ích, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú xin giới thiệu đến quý khách hàng cách làm phân hữu cơ từ xơ dừa đem lại hiệu quả cao. Đây là biện pháp vừa giúp cây phát triển xanh tốt lại không mất quá nhiều chi phí đầu tư.
Vì sao nên thực hiện cách làm phân hữu cơ từ xơ dừa?
Giữ ẩm
Xơ dừa giúp đất cải thiện khả năng giữ nước (trung bình xơ dừa có thể giữ một lượng nước gấp 5 lần khối lượng riêng của nó). Vì vậy, cách làm phân hữu cơ từ xơ dừa chính là giải pháp hoàn hảo đối với những vùng có khí hậu khô nóng thường xuyên.
Tạo độ tơi xốp
Thành phần trong xơ dừa không chỉ giúp phân hữu cơ tăng thêm chất dinh dưỡng mà còn tạo ra độ tơi xốp hợp lý giúp cây phát triển nhanh chóng.
Kích thích nảy mầm
Xơ dừa giúp cải thiện quá trình trao đổi cation trong đất. Tăng cường hoạt động các vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật chuyển hóa ammonia và nitrate nhằm thúc đẩy quá trình nẩy mầm của cây.
Cung cấp dinh dưỡng
Phân hữu cơ làm từ xơ dừa có chứa thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho cây phát triển đều.
Cách làm phân hữu cơ từ xơ dừa đơn giản
1. Chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu
– Cân
– Bạt
– Cuốc, xẻng
– Thùng chứa
Để làm 1000 Kg phân hữu cơ từ xơ dừa, bà con cần chuẩn bị:
Nguyên liệu | Khối lượng |
Xơ dừa | 1200 Kg |
Phân NPK (5-10-3) | 6 Kg |
Vôi bột | 15 Kg |
Supe lân (dạng bột) | 35 Kg |
Chế phẩm EM1 | 5 lít |
Nước sạch | 200 lít |
2. Các bước thực hiện xử lý chất chát trong xơ dừa
Bước 1: Nghiền nhỏ quả dừa bằng máy băm rơm, xơ dừa, cỏ voi kiểu ống tròn 3A4Kw
Máy có tính năng băm nhỏ các phụ phẩm nông nghiệp khô như: Xơ dừa, bã mía, rơm hoặc các nguyên liệu tươi như thân cây ngô, cỏ voi một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Bước 2: Xả chát Tannin
Ngâm xơ dừa vào nước khoảng từ 1 – 3 ngày (Tanin tan trong nước). Sau đó xả sạch nước.
Bà con quan sát màu của xơ dừa trong quá trình ngâm: Khi màu của xơ dừa mới bỏ vào có màu vàng nghệ, xả chát xong sẽ có màu vàng đỏ là bà con làm tiếp bước 3.
Bước 3: Xả chát Lignin
Chuẩn bị nước vôi để ngâm xơ dừa, theo tỉ lệ cứ 5 kg vôi pha với 200 lít nước sạch.
Lưu ý: Vôi tôi gặp nước sinh nhiệt rất nóng, bà con cần đặc biệt chú ý:
– Cho xơ dừa vào thùng. Khuấy đều trong nước vôi trong.
– Khoảng 5 – 7 ngày sau, bà con thấy nước đục vàng. Lúc này có thể xả hết nước vôi ngâm mụn xưa dừa (khi cho xơ dừa vào nước vôi trắng đục, xơ dừa đổi màu thành màu nâu đất và nước màu vôi cũng chuyển sang màu nâu).
Bước 4: Rửa sạch nước vôi
– Ngâm xơ dừa vào nước sạch.
– Làm liên tục 1-3 lần để xả hết vôi còn lại trong mụn dừa tránh gây ảnh hưởng đến bước tiếp theo là ủ chế phẩm vi sinh EM1.
– Xả hết nước và để xơ dừa khô ráo nước.
– Dùng tay vắt từng nắm mụn dừa cho ráo nước (càng khô càng tốt)
3. Tiến hành ủ xơ dừa
Trong cách làm phân hữu cơ từ xơ dừa thì bước ủ được đánh giá là quan trọng hơn cả. Nó giúp cho nguyên liệu được sử dụng trong thời gian dài.
Bước 1: Trộn đều xơ dừa + NPK (5-10-3) + supe lân + vôi bột với nhau theo bảng sau:
Nguyên liệu | Khối lượng |
Mụn xơ dừa | 1200 Kg |
NPK (5-10-3) | 6 Kg |
Vôi bột | 15 Kg |
Supe lân | 35 Kg |
Bước 2: Dàn mỏng hỗn hợp đã trộn ở bước 1 dày khoảng 25 – 30cm.
Bước 3: Pha loãng chế phẩm EM1 theo công thức 6 lít chế phẩm vi sinh EM1 pha với 200 lít nước (ủ cho 1200 kg nguyên liệu).
Chế phẩm sinh học EM1 có tác dụng khả năng phân hủy chất hữu cơ, giúp rơm rạ, xơ dừa nhanh chóng bị hoai mục, rút ngắn thời gian làm phân hữu cơ vi sinh.
Bước 4: Tưới chế phẩm EM1 đã pha loãng ở bước 3 lên trên lớp nguyên liệu đã được dàn mỏng. Sau đó đậy bạt lên trên đống ủ.
Bước 5: Sau 10 ngày, nhiệt độ đống ủ tăng lên, bà con nên mở bạt ra tưới thêm nước để giảm nhiệt độ đống ủ, giúp các vi sinh vật có lợi phát triển nhanh chóng.
Bước 6: Trong quá trình thực hiện cách làm phân hữu cơ bằng xơ dừa, bà con cần đảo trộn và bổ sung độ ẩm thích hợp. Có thể kiểm tra độ ẩm bằng cách lấy tay nắm chặt hỗn hợp đã phối trộn, nếu không thấy quá nhiều nước rỉ ra ở kẽ tay là đạt yêu cầu. Sau khoảng từ 40 – 60 ngày, bà con có thể đem phân hữu cơ ra sử dụng để bón cho cây trồng.
Chỉ cần bỏ ra một chút thời gian là bạn đã có ngay nguồn phân hữu cơ dồi dào bón cho cây trồng.Hy vọng với cách làm phân hữu cơ từ xơ dừa mà Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú giới thiệu trên đây sẽ đem lại cho quý khách hàng giải pháp hữu hiệu nhất.
Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:
Công ty CPĐT Tuấn Tú
VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Hotline: 02422050505 – 0834050505 – 0914567869
Email: may3a.info@gmail.com
Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. HCM
Hotline: 0945796556 – 0984930099
Email: maychannuoivn@gmail.com
Website: https://may3a.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/maynhanong/
Cảm ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi!
No comments yet.