Nuôi lươn không bùn – kiếm bộn tiền không khó
Lươn có giá trị dinh dưỡng cao và có một thị trường tiêu thụ khá lớn. Do đó, nhiều bà con đã lựa chọn nuôi loại thủy đặc sản này để đáp ứng nhu cầu về lươn thương phẩm và phát triển kinh tế. Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách nuôi lươn không bùn giúp dễ quản lý và đem lại hiệu quả cao.
Nội dung bài viết
Giới thiệu về mô hình nuôi lươn không bùn thường gặp
Khác với lươn trong tự nhiên, mô hình nuôi lươn không bùn là lươn được nuôi trong các bể xi măng, mặt trong ốp gạch men/ gạch tàu hoặc lót bạt giúp lươn không bị trầy xước. Cũng có nơi, người ta đóng khung tre và lót bạt để tiết kiệm chi phí.
Phương pháp này giúp bà con dễ quản lý được số lượng, tốc độ tăng trưởng, tình hình bắt mồi và dịch bệnh của đàn lươn hơn cách nuôi lươn truyền thống.
Thiết kế bể nuôi lươn không bùn
Để nuôi lươn theo phương pháp này, bạn nên thiết kế bể nuôi có hình chữ nhật, diện tích từ 6 – 20 m2, chiều cao khoảng 0,7 – 1 m. Trên thành bể nuôi cần viền các gờ bằng gạch tàu để đề phòng lươn thoát ra ngoài.
Nơi đặt bể nuôi cần mô phỏng điều kiện sinh sống tự nhiên của lươn như không đặt nơi ồn ào, nhiều người qua lại, râm mát âm u, che chắn được mưa gió. Bạn có thể làm các mái che hoặc giản cây cho bể.
Dưới đáy của bể phải hơi dốc về phía cống thoát giúp quá trình vệ sinh bể diễn ra dễ dàng hơn khi thay nước.
Để tránh lươn trôi ra ngoài khi thay nước, bạn có thể gắn một tấm lưới lưới ở miệng cống với những lỗ hổng có kích thước nhỏ hơn con lươn bé nhất.
Đầu cung cấp nước đặt sát đáy bể và đối diện với miệng cống để giúp việc vệ sinh bể dễ dàng hơn.
Bạn có thể tự tạo giá thể trú ẩn cho lươn bằng cách đóng 3 khung tre, mỗi khung tạo ra bởi các thanh cách nhau 10 cm. Mỗi bể, bạn xếp chồng 3 khung như vậy lên nhau, chiếm khoảng 1/3 diện tích bể nuôi. Khung trên cùng được đan thêm các dây nylon để có thể giữ được thức ăn khi cho lươn ăn. Nếu bể mới xây, bạn cần ngâm giá thể nuôi ít nhất 1 tuần (hằng ngày đều phải thay nước ngâm).
Xem thêm:
Kỹ thuật chọn giống lươn nuôi không bùn
Chọn giống
Bạn có thể tìm nguồn lươn giống trong tự nhiên. Vào khoảng tháng 3 – tháng 4 dương lịch, ở Miền Bắc là mùa lươn đẻ. Tại miền Nam là khoảng tháng 5 – tháng 6 và khoảng tháng 8 – 9 dương lịch. Đơn giản hơn, bà con có thể nhập lươn giống bán sẵn trên thị trường.
- Bắt lươn con về ương nuôi: Bạn có thể bắt lươn con để nuôi bằng cách, cho mồi vào lờ, dùng đèn, dùng vợt đón vớt ở các của hang ở mương, ao, bờ có nhiều thực vật mọc. Thường vớt lươn vào chiều tối, khi lươn đi kiếm mồi.
- Vớt trứng lươn về ấp: Lươn thường đẻ trứng vào bọt do chúng phun trước tổ. Sau khi vớt trứng, bạn ngâm chúng vào dung dịch xanh Methylen 1/50.000 trong 10-15 phút, ngâm trong 2 ngày, mỗi ngày một lần. Ở nhiệt độ 25-30 độ C trứng nở sau 7 ngày. Sau 10 ngày, lươn con dài khoảng 2cm có thể cho lươn ăn các loại thức ăn như lòng đỏ trứng gà luộc chín, tảo, giun, ốc xay nhuyễn.
- Nhập lươn giống: Bà con có thể nhập lươn giống từ các cơ sở sản xuất lươn giống có uy tín trên thị trường. Chú ý độ pH của nguồn nước thả lươn phải tương đồng với độ pH của nước tại cơ sở bán lươn giống, giúp lươn không bị thay đổi môi trường sống đột ngột và có tỷ lệ sống cao hơn.
Để tránh lươn con xổng ra ngoài, bạn hãy ương nuôi chúng trong các xô nhựa, vật chứa có vách trong trơn láng, bên trong treo các bó dây nilon để lươn con bám vào thở. Mật độ nuôi khoảng 200 – 300 con/m2. Lưu ý thay nước hằng ngày cho chúng sau khi cho ăn.
Khoảng sau 20 – 30 ngày, bạn chọn con lươn khỏe chuyển sang nuôi ở bể nuôi lươn không bùn đã chuẩn bị. Lươn giống cần có cỡ tương đương nhau, da sáng, nhiều nhớt, khỏe mạnh – tốt nhất là loại lươn có màu vàng sẫm hoặc vàng xanh. Không chọn lươn bị trầy xước hay đỏ rốn.
Cách thả lươn giống
Trước khi thả lươn, cần sát trùng và chọn lọc ra những con khỏe bằng cách cho chúng tắm bằng nước muối 3 – 5 % trong khoảng 5 phút.
Mật độ nuôi lươn thịt trung bình từ 20 – 25 con/m2.
Kích thước lươn giống thả nuôi tốt nhất 40 – 60 con/kg. Mật độ ương: 60 – 200 con/m2 tùy kích cỡ giống.
Thức ăn cho lươn nuôi không bùn
- Thức ăn tự nhiên: cua, ốc, hến, cá tạp xay nhuyễn, tép.
- Thức ăn khác như: giun quế, giun đất, cám, bã đậu, rau củ.
- Thức ăn bổ sung: vitamin C, đa vitamin (giúp tăng cường sức đề kháng); men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa; thức ăn viên của cá da trơn, tấm cám nấu bột cá, ốc nghiền…
Với các loại thức ăn cho lươn như vậy, bạn có mua những chiếc máy nghiền cua ốc hoặc máy băm nghiền đa năng để tự chế biến, giúp tiết kiệm chi phí chăn nuôi và chủ động nguồn thức ăn dinh dưỡng cho lươn nuôi không bùn.
Thức ăn cho lươn phải đảm bảo tươi sống, vệ sinh, không cho lươn ăn thức ăn ôi thiu. Mỗi ngày, cho ăn từ 1 – 2 lần ở vị trí ốc định trên sàn ăn, tốt nhất là thời gian cho ăn cũng cố định (bữa chính cho lươn thường vào khoảng 16 – 18 giờ).
Khi trời âm u, mưa, lạnh: sức ăn của lươn kém, cần giảm bớt lượng thức ăn. Nếu muốn thay đổi thức ăn, phải thay đổi từ từ để lươn thích ứng
Với lươn nhỏ, lượng thức ăn hằng ngày của chúng đạt khoảng 3 – 4 % trọng lượng của lươn; con lớn là 5 – 8%. Lưu ý, không để lươn ăn quá ít, nếu thiếu thức ăn, lươn có thể ăn thịt lẫn nhau. Bạn có thể thả cá con còn sống vào bể để lươn tự bắt mồi.
Kỹ thuật nuôi lươn không bùn trong bể
- Lươn cần được cung cấp đủ oxy để thở. Khi thấy lươn nổi đầu lên mặt nước hàng loạt, có nghĩa là lượng oxy trong nước bị thiếu, cần lập tức thay nước. Thông thường, bạn có thể thay nước cho bể nuôi sau khoảng 4 – 7 ngày (tùy thuộc vào mật độ nuôi và loại thức ăn). Thay nước định kỳ giúp hạn chế khả năng bị bệnh ở lươn, giúp chúng khỏe mạnh và phát triển tốt.
- Định kỳ sát khuẩn nước bằng muối và Extra Odyl 200ml / 100 m2
- Duy trì nhiệt độ bể nuôi trong khoảng 23 – 28 độ C. Vào thời tiết nắng nóng, bạn có thể tăng mức nước lên 30 – 40cm. Nếu nhiệt độ thấp, hãy tháo cạn nước trong bể, đắp một lớp rơm/cỏ để giữ ấm và giúp lươn thở được.
- Thường xuyên kiểm tra bể để tránh lươn có cơ hội bò ra ngoài.
Hướng dẫn cách thay nước khi nuôi lươn không bùn
Nước nuôi lươn phải đã được lọc và diệt khuẩn cẩn thận để tránh đưa ký sinh trùng vào bể. Nước có nhiệt độ phù hợp cho lươn phát triển.
Mỗi ngày, sau khi cho lươn ăn khoảng 2 – 3 giờ, bạn thay nước bể nuôi để đảm bảo bể luôn sạch sẽ. Mực nước trong bể phải luôn được duy trì ở mức 30 – 35 cm, vừa ngập các giá thể. Kịp thời loại bỏ lươn chết và thường xuyên kiểm tra cống thoát nước để tránh làm lươn thoát ra.
Phòng và trị bệnh cho lươn nuôi không bùn
Một số nguyên nhân khiến lươn nuôi không bùn có thể bị bệnh
- Con giống có sức khỏe yếu, có sẵn mầm bệnh, bị trầy xước.
- Nhiệt độ thay đổi đột ngột.
- Môi trường sống bị ô nhiễm do mầm bệnh, ký sinh trùng, bể nuôi bị bẩn, thức ăn ôi thiu.
- Mật độ nuôi quá dày.
Trong quá trình nuôi, nếu thấy lươn có dấu hiệu bất thường như ăn ít, bơi tách đàn, ngóc đầu lên cần tìm hiểu nguyên nhân để xử lý kịp thời.
Phương pháp phòng bệnh cho nuôi lươn không bùn
- Định kỳ sát trùng bể nuôi bằng Iodine (nồng độ 1ppm) để hạn chế mầm bệnh.
- Trừ giun cho lươn bằng các thuốc trị nội ký sinh (2 tuần/lần).
- Bổ sung men tiêu hóa, vitamin C, chất khoáng trong thức ăn của lươn để hỗ trợ tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho lươn.
- Đảm bảo thức ăn phải tươi, sạch. Bể nuôi luôn được vệ sinh.
- Theo dõi thường xuyên để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bị bệnh và có biện pháp điều trị sớm, tránh để dịch bệnh lây nhiễm ra cả đàn.
Phương pháp điều trị một số bệnh thường gặp ở lươn nuôi không bùn
1. Bệnh sốt nóng
– Nguyên nhân: Do mật độ nuôi dày, môi trường nước bị ô nhiễm, thiếu oxy.
– Triệu chứng: Nhiệt độ nước trong bể tăng lên rõ rệt. Lươn quấn vào nhau, đầu sưng phồng, chết hàng loạt.
– Cách phòng và xử lý, điều trị:
- Vớt lươn chết khỏi ao, thay nước
- Giảm mật độ nuôi, chuyển bớt lươn sang bể khác, thêm nước mát vào bể.
- Chophèn xanh (sulphate đồng) 0,07%, 5ml/m3 nước.
- Extraodyl 200ml/100 m2 bể nuôi.
- Ascorbric Acid 300 gr /100 m2 bể nuôi
2. Bệnh tuyến trùng
– Nguyên nhân: Do ký sinh trùng đường ruột gây ra.
– Triệu chứng: Lươn yếu, hậu môn sưng đỏ, chết từ từ.
– Phòng và xử lý, điều trị:
- Vớt lươn chết khỏi ao, thay nước
- Giảm mật độ nuôi, chuyển bớt lươn sang bể khác, thêm nước mát vào bể.
- Extraodyl 200ml / 100 m2 bể nuôi
- Ascorbric Acid 1 kg / 15 tấn lươn
- Fenbentreat farm 1 kg / 15 tấn lươn
3. Bệnh Lở Loét
– Nguyên nhân: Do các vi khuẩn Aeromonas (A.hydrophil, A. caviae, A. sobria) gây ra. Bệnh phát sinh khi môi trường ô nhiễm, oxy hòa tan thấp, nuôi mật độ dày. Bệnh có thể xuất hiện quanh năm
– Triệu chứng: Ttreenminhf lươn xuất hiện nhiều đốm lở loét hình tròn hoặc bầu dục. Chúng hay nổi đầu lên mặt nước, bơi lội rất khó khăn. Trên bụng có từng vùng sẫm màu, lưng có nhiều vết thương, đuôi hoại tử, mắt đục, lồi, sưng phù, hậu môn sưng to, xuất huyết nội.
– Phòng và xử lý, điều trị bệnh:
- Rải vôi sát khuẩn bể, tránh lây lan rộng. Không dùng chung dụng cụ chăm sóc của ao bị nhiễm bệnh với ao chưa bị nhiễm bệnh.
- Xử lý nước bằng Extra Odyl 1 lít / 3000 m2.
- Giảm 50% lượng thức ăn
- Trộn vào thức ăn 1Kg Ceentreat / 10 tấn thức ăn
- Trộn 1 kg Ascobric Acid / 10 tấn thức ăn.
Các bạn và bà con cần lưu ý, hiện nay lươn giống của phương pháp nuôi lươn không bùn chủ yếu đều được đánh bắt từ thiên nhiên, bởi vậy khả năng mang mầm bệnh trên lươn khá lớn. Bà con cần áp dụng các giải pháp phòng bệnh nghiêm ngặt ngay từ khi thả giống, chăm sóc hằng ngày. Khi chọn con giống, phải chọn những con khỏe mạnh và đảm bảo môi trường sống của lươn sạch sẽ, được diệt khuẩn định kỳ và có chế độ ăn hợp lý, có như vậy mới đem lại hiệu quả cao.
Chúc bà con thành công!
Video mô hình kỹ thuật nuôi lươn không bùn tại Bình Dương
Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:
Công ty CPĐT Tuấn Tú
VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Hotline: 02422050505 – 0834050505 – 0914567869
Email: may3a.info@gmail.com
Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. HCM
Hotline: 0945796556 – 0984930099
Email: maychannuoivn@gmail.com
Website: https://may3a.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/maynhanong/
Cảm ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi!
No comments yet.