Dịch cúm gia cầm A/H5N6 diễn biến phức tạp

Bệnh cúm gia cầm A/H5N6 đã được phát hiện tại một số địa phương nước ta và hiện đang có tốc độ lây lan rất nhanh, làm chết hàng loạt đàn gia cầm, gây tổn thất nặng nề cho người dân chăn nuôi. Ngoài ra bệnh dịch còn khả năng lây lan từ gia cầm đến người, thậm chí có thể gây tử vong. Hiện nay, tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, người dân cần chú ý thực hiện các biện pháp để đảm bảo sức khỏe cho gia cầm, tránh gây lây lan giữa các đàn gia cầm và lây lan từ gia cầm sang người. Để nắm rõ những thông tin chi tiết về dịch cúm gia cầm A/H5N6, mời bà con cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.

Dịch cúm gia cầm A/H5N6 diễn biến phức tạp

Dịch cúm gia cầm A/H5N6 diễn biến phức tạp

1. Tình hình dịch cúm gia cầm A/H5N6 tại nước ta

Hiện nay, nước ta đang đối mặt với tình hình bệnh dịch lây lan trên diện rộng trên nhiều địa phương. Tại Hà Nội, dịch đã xuất hiện tại địa bàn xã Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ). UBND xã đã xây dựng các chốt kiểm dịch tại thôn Phú Vinh để kiểm soát lượng người qua lại, tất cả các xe khi ra vào đều phải xịt khử trùng nhằm ngăn chặn việc bán gia cầm ra bên ngoài, gây lây lan dịch bệnh.

Tiêu hủy gia cầm bị dịch cúm gia cầm A/H5N6

Điểm chôn gia cầm mắc bệnh cúm A/H5N6

Ngay khi phát hiện ổ dịch đầu tiên vào ngày 2/2, tổng các trang trại trên địa bàn xã Phú Nghĩa đã tiêu huỷ lên đến 6.807 con gia cầm, rải hơn 6 tấn vôi suốt 3km đường trong thôn. Trạm thú y xã cũng bố trí 6 cán bộ thay nhau túc trực 24/24h. Đây là tình trạng đáng buồn cho các hộ chăn nuôi, gây tổn thất kinh tế nặng nề hiện nay.
Tính đến ngày 16/2, trên cả nước có 5 tỉnh xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm (gồm 14 ổ dịch do virus H5N6 và 2 ổ dịch do H5N1) chưa qua 21 ngày tại Hà Nội, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và Trà Vinh. Tổng số gia cầm chết, tiêu hủy đến thời điểm này là hơn 55.000 con. Virus H5N6 lây truyền từ gia cầm sang người qua tiếp xúc với phân hoặc từ các dịch tiết ở mũi, miệng hoặc mắt gia cầm bị nhiễm bệnh.

Theo thông tin mới nhất từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An, trên địa bàn Nghệ An lại xuất hiện thêm một ổ dịch cúm gia cầm H5N6 tại khu vực xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu. Cho đến thời điểm hiện tại, đây là địa điểm thứ 5 trên địa bàn tỉnh xuất hiện ổ dịch.

2. Virus cúm gia cầm lây truyền như thế nào

Theo các nghiên cứu về dịch cúm gia cầm, một số loài chim di trú có khả năng mang trong mình virus H5N6, do đó chúng bài thải virus này ra bên ngoài môi trường tự nhiên. Tiếp theo, các loài thuỷ cầm chăn thả không may nhiễm phải virus cúm này, giữ mầm bệnh trong người và không thể hiện triệu chứng, tiếp tục thải virus ra ngoài môi trường. Các virus này nhiễm vào các loại thức ăn và nước uống, hoặc cũng có thể do tiếp xúc với virus có trong nước dãi, nước mũi và phân của thú bệnh, từ đó gây nhiễm bệnh cho các con gia cầm khoẻ mạnh.

Thủy cầm chăn thả dễ nhiễm dịch cúm gia cầm A/H5N6

Thủy cầm chăn thả là đối tượng dễ nhiễm bệnh

Loại virus này có thể tồn tại trong phân gia cầm từ 35 ngày, trong nhiệt độ 4 độ C và khoảng 6 ngày trong nhiệt độ 37 độ C, trong nhiệt độ môi trường tự nhiên, chung còn có thể tồn tại đến vài tuần liên tiếp.

Virut có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua 2 con đường, đó là hô hấp và tiêu hoá, bao gồm không khí, thức ăn và nước uống.

3. Triệu chứng và bệnh tích khi gia cầm bị nhiễm dịch cúm gia cầm A/H5N6

Khi gia cầm bị nhiễm bệnh sẽ có những triệu chứng cúm H5N6 như sau:

  • Gia cầm chết hàng loạt với tỷ lệ cao
  • Gia cầm bị sốt cao, kém ăn, ủ rũ và giảm đẻ đột ngột.
  • Về thần kinh: gà đi xiêu vẹo, đầu gật gù, quay cuồng và sau đó lăn ra chết.
  • Về hô hấp: gà khó thở, thở thường há mỏ, nghểnh cổ lên hoặc sang một bên, dịch mũi, miệng và nước mắt thường chảy liên tục, Sau khoảng 1 – 3 ngày thì gà chết do bị suy hô hấp và ngạt thở.
  • Về tiêu hoá: Gà bị tiêu chảy cấp độ nặng, phân có màu xanh vàng, có mùi tanh, có chứa niêm mạc ruột,
  • Đầy và mặt bị phù, mắt sưng đỏ, mào tích sưng tím hoặc xuất huyết đỏ sẫm, da chuyển sang tím tái.
  • Chân bị tụ huyết ở da, xuất huyết thành vệt tím
Gà bị nhiễm dịch cúm gia cầm A/H5N6

Chân gà bị tụ huyết

Các bệnh tích của gia cầm bị nhiễm bệnh cúm gia cầm h5n6:

  • Bên trong xoang mũi và khí quản bị xuất huyết, chứa nhiều dịch nhầy.
  • Xoang bụng bị tích đầu nước, gia cầm bị viêm hoại tử và xuất huyết tràn lan ở phổi, tim, gan, lách, thận.
  • Bị đẻ trứng non dập vỡ và xuất huyết.
  • Tụy tạng sưng to và có các vạch vàng, đỏ xen kẽ
  • Niêm mạc dạ dày tuyến, niêm mạc ruột non, ruột già, manh tràng hậu môn, túi Fabricius đều xuất huyết đỏ sẫm từng đám.

4. Phòng ngừa bệnh cúm gia cầm lây lan

Để phòng ngừa sự lây lan của dịch bệnh, hạn chế tối đa khu vực bị ảnh hưởng, tối thiểu thiệt hại kinh tế, người dân cùng các cơ quan chức năng cần phối hợp thực hiện phòng tránh đúng cách.

Tiêm vắc xin phòng dịch cúm gia cầm A/H5N6

Tiêm vắc xin phòng dịch cúm gia cầm A/H5N6

  • Đối với những hộ chăn nuôi, cần chọn mua gia cầm giống tại những cơ sở uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, đặc biệt nên mua tại những khu vực cách xa ổ dịch. Trại giống không có bệnh cúm và những bệnh truyền nhiễm khác.
  • Không nên nuôi nhiều loại gia cầm chung với nhau.
  • Tiến hành tiêm vaccine cúm gia cầm H5N6 và các loại vaccine khác đầy đủ.
  • Vệ sinh, sát trùng chuồng trại theo định kỳ với thuốc. Phân và các chất thải cần phải được thu gom và ủ với vôi bột trước khi sử dụng.
Rắc vôi bột sát trùng phòng dịch cúm gia cầm A/H5N6

Vệ sinh, sát trùng chuồng trại với vôi bột

  • Nuôi gia cầm với chế độ dinh dưỡng tốt nhất, đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh, cân đối chất dinh dưỡng, tăng cường khả năng chống bệnh tự nhiên. Bà con cũng có thể tự chế biến thức ăn cho đàn gia cầm tại nhà với các thiết bị hỗ trợ như máy băm nghiền đa năng, máy xay cám, máy ép cám viên… do Công ty CPĐT Tuấn Tú cung cấp.
  • Hạn chế tối đa sự có mặt của người, xe và động vật lạ vào chuồng nuôi.
  • Khi gia cầm bị bệnh, phải tiêu hủy nhanh chóng, rải vôi, phun thuốc khử trùng để tránh lây lan.

5. Phòng ngừa bệnh cúm gia cầm A/H5N6 từ gia cầm lây sang người

Nhiều người vẫn nghĩ rằng, các loại cúm gia cầm không ảnh hưởng đến người, thế nhưng đây lại là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Hiện nay, có đến 4 chủng virus cúm có khả năng lây lan sang người, thậm chí gây tử vong, đó là H5N1 (từ năm 1997). H7N9 (từ năm 2013), H5N6 (từ năm 2014) và H5N8 (từ năm 2016). Chính vì thế, việc phòng tránh bệnh cúm lây từ gia cầm sang người là rất quan trọng.

Tiêu hủy gia cầm ngăn chặn lây lan dịch cúm gia cầm A/H5N6

Tiêu hủy gia cầm ngăn chặn lây lan dịch bệnh

Người dân cần tiến hành chủ động phòng dịch bằng các cách như sau:

  • Hạn chế tiếp xúc với gia cầm bệnh, chết.
  • Khi tiếp xúc hoặc tiêu huỷ gia cầm cần có thiết bị bảo hộ an toàn, mang ủng, đeo khẩu trang, mang găng tay đầy đủ và đặc biệt, phải rửa tay với nước sát trùng.
  • Trước và sau khi vào chuồng nuôi hoặc tiếp xúc gần, cầm nắm gia cầm, cần phải tiến hành vệ sinh tay chân bằng xà phòng.
  • Rửa tay kỹ bằng xà phòng trước khi ăn. Thức ăn phải được nấu chín kỹ, không ăn tái, không ăn các loại thức ăn chưa nấu chín như tiết canh, đặc biệt là trứng ốp la.
  • Phải trình báo ngay cho các cơ quan chức năng, ngành thú ý khi phát hiện các triệu chứng nghi nhiễm bệnh, chết bất thường có biện pháp tiêu huỷ và xử lý sát trùng kịp thời.

Hiện nay, dịch cúm gia cầm A/H5N6 vẫn đang có những diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nặng nề cho những địa phương đang chịu ảnh hưởng từ dịch. Bà con hãy cập nhật tình hình liên tục, tuân thủ theo các biện pháp phòng tránh để cùng nhau đẩy lùi dịch về dịch cúm gia cầm H5N6, hạn chế thiệt hại, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình nhé.

Video sản xuất cám viên tại Thanh Hóa sử dụng máy ép cám viên trục đứng 3A22Kw