Kỹ thuật trồng nấm bào ngư
Trong những năm gần đây, nghề trồng nấm giờ không còn xa lạ với bà con nước ta nhất là các tỉnh miền núi phía Tây Bắc. Nuôi trồng nấm là biện pháp nông sinh học, góp phần giải quyết vấn đề môi trường do phế thải, phế liệu gây ra. Rơm rạ là nguồn phụ phẩm phẩm nông nghiệp đã và đang được bà con tận dụng triệt để làm giá thể trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nấm bào ngư, hay còn gọi là nấm sò, là một loại nấm khá phổ biến hiện nay, với nhiều thành phần dinh dưỡng có trong nấm thì nấm bào ngư tươi thuộc loại thực phẩm được ưa chuộng. Sau đây, Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú xin giới thiệu với bà con: “Kỹ thuật trồng nấm bào ngư”.
Nội dung bài viết
1. Mùa vụ trong kỹ thuật trồng nấm bào ngư
Nấm bào ngư có thể trồng quanh năm, tùy theo điều kiện nhiệt độ của từng vùng và từng nhóm giống mà ta có thể thực hiện. Nhiệt độ thích hợp với nấm bào ngư là:
– Nhóm giống nhiệt độ chịu lạnh từ 13 – 20ºC.
– Nhóm giống chịu nhiệt độ cao từ 24 – 28ºC.
Nhưng thời vụ thuận lợi nhất từ tháng 8 năm trước đến tháng 4 năm sau.
2. Các bước tiến hành kỹ thuật trồng nấm bào ngư
2.1. Xử lý nguyên liệu.
* Nguyên liệu: Chủ yếu là rơm rạ, bã mía, mùn cưa, xơ dừa,…. Tất cả nguyên liệu trước khi mang đi xử lý cần được băm nhỏ bằng máy băm rơm rạ, xơ dừa, bã mía 3A4Kw. Lượng nguyên liệu tối thiểu làm một lượt là 300 kg.
* Xử lý nguyên liệu:
– Xử lý rơm rạ, bã mía,… bằng nước vôi với tỷ lệ 4 kg vôi đã tôi/1.000 lít nước. Ngâm rơm rạ trong nước vôi từ 15 – 20 phút rồi với ra để ráo nước. Ủ nguyên liệu bằng cách kê kệ ủ sao cho vuông vắn, có cọc ở giữa đống để thoát hơi. Rải từng lớp nguyên liệu lên kệ ủ rồi giẫm nhẹ, sau đó lấy nilon bọc xung quanh đống ủ để giữ nhiệt.
* Ủ nguyên liệu: (Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết mà số ngày ủ tăng giảm khác nhau)
– Sau 3 – 4 ngày ủ, tiến hành đảo đống ủ, trong quá trình rỡ đảo cần kiểm tra độ ẩm đống ủ, nếu vắt nguyên liệu thấy nước chảy nhỏ rọt ướt vân tay là được, nếu thấy khô bổ sung thêm nước trực tiếp vào rơm rạ, bã mía,… Nếu ướt cần phơi rơm để khi đảm bảo đủ độ ẩm rồi ủ lại như ban đầu.
– Ủ tiếp 3 – 4 ngày sau đó, kiểm tra độ ẩm như lần 1, nếu đảm bảo yêu cầu thì đảo nguyên liệu rồi ủ lần 2. Sau 5-6 ngày kiểm tra thấy rơm rạ, bã mía,.. đã chín đều và đủ độ ẩm thì tiến hành cấy giống. (Nếu có điều kiện hấp nguyên liệu trước rồi cấy giống trong phòng vô trùng sẽ hạn chế được tỷ lệ nhiễm bệnh ở nấm và phát triển nấm dại).
2.2. Cấy giống.
– Chuẩn bị: Túi nilon kích thước 30 x 45 cm, bông nút, dây chun. Túi nilon phải được gấp đáy. Giống nấm phải có mùi thơm dễ chịu, không có mùi chua, không có các đốm kỳ lạ,..
– Đóng bịch, cấy giống: Cho nguyên liệu vào túi đã chuẩn bị, dùng tay ấn nhẹ rồi điều chỉnh lớp nguyên liệu đó sao cho dày từ 5 – 7 cm, sau đó rắc một lớp nấm xung quanh thành túi. Làm 3 lớp như vậy, lớp trên cùng rắc đều trên bề mặt (trừ khoang miệng túi nút bông), sau đó lấy một lượng bông bằng miệng chén uống nước nút bông rồi quấn dây chun chặt nút bông.
– Yêu cầu: Bịch đã cấy giống căng tròn, độ nén vừa phải, trọng lượng bịch từ 2,4 – 2,7 kg. Sau khi cấy giống, bịch giống đưa vào nhà ươm thoáng mát, sạch sẽ. Tỷ lệ cấy giống: 16 – 20 bịch/1kg giống (tương đương 4,0 – 4,5 kg giống/ 100 kg rơm rạ khô).
2.3 Ươm giống và rạch bịch.
Sau khi cấy giống 20 – 25 ngày (tùy thuộc vào điều kiện thời tiết), kiểm tra để rạch bịch. Khi thấy sợi nấm đã ăn xuống đáy bịch. Rạch 6 – 8 đường dài khoảng 5 – 6 cm, các đường rạch đều so le nhau.
2.4 Chăm sóc và thu hoạch
– Chăm sóc: Sau khi rạch bịch 4 – 6 ngày chưa cần tưới nước vào bịch. Khi thấy nấm mọc ra từ các vết rạch, tùy theo lượng nấm ít hay nhiều, độ ẩm không khí cao hay thấp để điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp ( tưới dạng phun sương), tưới 4 – 6 lần/ngày.
– Tác nhân gây bệnh hại nấm:
+ Các loại nấm mốc xanh, đen, vàng thường xuất hiện sau khi cấy giống 7 ngày. Nguyên nhân chủ yếu do nguyên liệu ủ chưa đủ nhiệt, vệ sinh khu vực cấy giống không tốt, thời tiết nóng bức, thiếu độ thông thoáng hoặc giống nấm bị mắc bệnh từ trước.
+ Nhiễm khuẩn: Do vi khuẩn làm hỏng mũ nấm hoặc do quá trình tưới nước vào các vết rách, do vệ sinh kém sau khu thu hái.
– Thu hoạch: Thu hái nấm khi bầu nấm bằng chén uống nước nhỏ, lưu ý phải hái hết phần gốc trên bịch nấm. Mỗi lứa thu hái làm 3 – 4 đợt. Sau mỗi đợt thu hái 3 – 4 ngày không tưới, khi thấy tại những vết rạch xuất hiện quả thể nấm mới tưới nước. Thời gian thu hái nấm từ 30 – 45 ngày kể từ lần hái đầu tiên. Lưu ý thời gian thu nấm có hiệu quả nhất là từ lần hái đầu tiên đến 30 ngày sau. Từ ngày thứ 30 trở đi nếu thấy bịch nấm bị xẹp xuống (ngót đi) ta dùng tay ép bịch nấm xuống rồi lấy dây buộc sát vào nguyên liệu như phương pháp buộc ban đầu, sau đó chăm sóc và thu hái bình thường.
Chúc bà con thành công!
Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:
Công ty CPĐT Tuấn Tú
VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Hotline: 02422050505 – 0834050505 – 0914567869
Email: may3a.info@gmail.com
Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. HCM
Hotline: 0945796556 – 0984930099
Email: maychannuoivn@gmail.com
Website: https://may3a.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/maynhanong/
Cảm ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi!
No comments yet.