Kỹ thuật ủ bã mía làm thức ăn cho gia súc

Kỹ thuật ủ bã mía làm thức ăn cho gia súc: Mía là cây trồng phổ biến tại Việt Nam để sản xuất đường. Thân cây mía chứa khoảng 80-90% nước dịch, trong nước dịch đó chứa khoảng 16-18% đường vào thời kì mía chín già. Thân mía sau ép lấy nước dịch thu được phụ phẩm là bã mía.

I. ỨNG DỤNG CỦA BÃ MÍA

– Là nguồn chất đốt cung cấp nhiệt cho nhà máy điện, lò hơi. Trên thị trường hiện có mặt sản phẩm bã mía nén viên: Bã mía được đưa vào máy xay nhuyễn, sấy, rồi đưa vào máy ép viên tạo thành các viên nén rắn chắc, đường kính 6-8mm, chiều dài 15-30 mm. Các viên nén này có thể sử dụng trong công nghiệp và dân dụng làm nguồn nhiên liệu đốt cho nhiệt lượng từ 4200 – 4700 Kcal/kg.

Kỹ thuật ủ bã mía làm thức ăn chăn nuôi
– Là nguồn nguyên liệu sản xuất bột giấy.

– Là nguồn nguyên liệu làm ván ép, tầm trần.

– Viên nén bã mía có thể dùng để làm đệm lót chuồng trại.

– Làm vật liệu lọc nước tự nhiên, chất hấp thụ kim loại nặng (sau khi đã xử lý bằng phương pháp thích hợp).

– Ủ lên men làm thức ăn gia súc thay thế 1 phần cỏ, rơm.

– Ủ lên men làm phân bón

– Ủ lên men làm giá thể trồng nấm, nấm mèo, nấm linh chi

– Sử dụng trong nuôi tôm

Bã mía có giá trị năng lượng và protein rất thấp nhưng đây là một nguồn xơ có ích. Có thể sử dụng đến 25% trong khẩu phần bò vắt sữa. Kinh nghiệm vỗ béo bò vàng ở Trung Quốc của Xiaqing Zou và CTV cho thấy có thể vỗ béo bò Vàng bằng khẩu phần thức ăn có: Bã mía (35-41%), rỉ mật (5%) và thức ăn tinh (cám, bắp). Sau 100 ngày vỗ béo đạt tăng trọïng bình quân: 866-921 gam/ngày

II. PHƯƠNG PHÁP THANH TRÙNG CƠ CHẤT LÊN MEN

Bã mía là loại phế phẩm rất thích hợp cho nấm và vi khuẩn trong tự nhiên phát triển. Tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong bã mía 109-1010 tế bào/g và nấm mốc, men 106-107 tế bào/g. Các loài vi sinh vật nhiễm tạp này phát triển rất nhanh và cạnh tranh mạnh các chất dinh dưỡng với các loài vi sinh vật lên men chủ động.

Hai phương pháp khử trùng cơ chất được sử dụng trong nghiên cứu là khử trùng cơ chất bằng chiếu xạ gamma và bằng hơi nước. Khi so sánh khả năng sinh trưởng của các vi sinh vật lên men trên cơ chất được khử trùng bằng hơi nước và chiếu xạ đều không bị ảnh hưởng và phát triển bình thường. Đối với phương pháp chiếu xạ gamma thì liều xạ 15 kGy là đủ để bất hoạt toàn bộ nấm mốc, nấm men có trong cơ chất. Phương pháp khử trùng này có nhiều ưu thế khi khử trùng một lượng lớn cơ chất.

III. HIỆU SUẤT LÊN MEN BÃ MÍA

Kết quả trên bảng 1 cho thấy hiệu suất lên men của loài Pleurotus sajor-caju trên cơ chất bã mía là 75,26%, nghĩa là sau thời gian lên men và phát triển sinh khối, lượng cơ chất mất đi 25%. Sự mất mát này chính là một phần cơ chất được sử dụng tạo sinh khối tế bào và một phần mất đi ở dạng khí CO2 của quá trình phân hủy, chuyển hóa cơ chất. Ngoài ra loài Pleurotus sajor-caju mang lại hiệu quả sinh học cao, có 52,02 g nấm tươi trên 100 g bã mía khô.

IV. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA BÃ MÍA SAU KHI LÊN MEN

Chất lượng của bã mía sau khi lên men được đánh giá và thể hiện ở bảng 2. Khi kết thúc giai đoạn ủ sợi (sau 30 ngày), lượng cellulose, hemicellulose và lignin giảm không đáng kể. Nhưng ở giai đoạn hình thành quả thể (sau 45 ngày), các thành phần trên có chiều hướng giảm mạnh. ở giai đoạn này có thể một lượng cơ chất được huy động cho quá trình phát triển sinh khối tế bào. Đặc biệt là lượng lignin và hemicellulose giảm mạnh trên 9% so với trọng lượng chất khô cơ chất.

V. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TIÊU HÓA CHẤT KHÔ CỦA BÃ MÍA LÊN MEN

Mức độ tiêu hóa chất khô bã mía trước và sau lên men được trình bày trên bảng 3. Thông số này được xác định trên cơ sở lượng chất khô bị phân hủy trong điều kiện thực nghiệm in vitro và in vivo dưới tác động của men pepsin, cellulase và men tiêu hóa của dạ cỏ bò theo thời gian ủ khác nhau 24, 48 và 72 giờ.

Lượng chất khô của bã mía lên men bị phân hủy (38,99%) trong điều kiện in vitro cao hơn so với bã mía không lên men (34,48%). Các thực nghiệm tiêu hóa trong dạ cỏ, chất khô của bã mía và bã mía lên men bị phân hủy 41% và 48,77% sau khi ủ 48 giờ. Sau 72 giờ, lượng chất khô bã mía lên men được tiêu hóa 50,55%. Như vậy, bã mía sau khi xử lý bằng phương pháp lên men sinh học bởi loài Pleurotus sajor-caju mức độ tiêu hóa được cải thiện hơn 10%. Đối với xơ sợi nông nghiệp có mức độ tiêu hóa ( 41% sau 48 giờ tiêu hóa trong dạ cỏ khi sử dụng làm thức ăn cho gia súc thay thế cho nguồn cỏ tự nhiên cần phải có phương pháp xử lý thích hợp để cải thiện chất lượng xơ sợi

Tóm lại, qua các kết quả nghiên cứu về xử lý bã mía bằng phương pháp lên men sinh học có thể nhận xét như sau:
Phương pháp xử lý bã mía bằng phương pháp lên men sinh học bởi loài Pleurotus sajor-caju là rất có hiệu quả, toàn bộ sản phẩm của quá trình sản xuất mía đường được sử dụng trong một chu trình khép kín, sản xuất sinh khối làm thực phẩm cho con người và chất lượng sản phẩm xơ sợi sau lên men được cải thiện có lượng protein cao và dễ tiên hóa làm nguồn thức ăn bổ sung cho gia súc.

VI. QUY TRÌNH LÀM MEN VÀ CHẾ BIẾN BÃ MÍA

– Chuẩn bị nấm mốc và vi sinh vật để phối hợp.

– Trộn đều nguyên liệu: Bã mía, cám gạo (bột sắn) theo tỷ lệ 70/30 + men 2%. Bà con dùng máy băm nghiền đa năng 3A để băm bã mía và nghiền các nguyên liệu ngô, khoai, sắn…

– Nén chặt, ủ trong túi nilon, bao tải với quy mô 20 – 100kg/mẻ.

+ Trong bịch nilon khổ lớn đường kính 1m với quy mô 300 – 1.000 kg/mẻ. . Các túi được xếp dựng đứng rồi chôn xuống dưới đất hoặc xếp chồng lên nhau ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào bao đã ủ.

+ Trong hố ủ kích thước 3 x 3 x 1m. Che nilon kín bảo đảm yếm khí và phủ đất lên trên với quy mô 2.000 – 3.000 kg/mẻ.

VII. CHO ĂN

Sau khi ủ 3 tuần có thể lấy dùng làm thức ăn cho trâu bò cùng với các loại thức ăn khác. Có thể dùng phụ phẩm bã mía ủ chua để thay thế từ 40 đến 60% lượng thức ăn thô xanh (ví dụ như cỏ voi) trong khẩu phần của gia súc.
Cho ăn đến đâu lấy đến đó và sau khi lấy thức ăn phải phủ kín lại cẩn thận để tránh làm hỏng lượng thức ăn còn lại.
Khi ủ phụ phẩm nhiều xơ với urea hoặc bổ sung urea, một nguồn nitơ rẻ tiền vào khẩu phần, sẽ đảm bảo sự gia tăng tỷ lệ tiêu hoá và khả năng ăn vào của gia súc. Tiêu hoá xơ cũng được cải thiện rõ nét khi bổ sung thêm một lượng nhỏ carbonhydrate dễ lên men như rỉ mật, xác mì, khoai lang, cám…

Nguồn: maynhanong.com

mũi tên

Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:

Công ty CPĐT Tuấn Tú

VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Hotline: 02422050505 – 0834050505 – 0914567869

Email: may3a.info@gmail.com

Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. HCM

Hotline: 0945796556 – 0984930099

Email: maychannuoivn@gmail.com

Website: https://may3a.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/maynhanong/

Cảm ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi!