Nhà khoa học “bắt tay” cùng nhà sáng chế khai thác giá trị của cây sả Việt
Vừa qua sản phẩm Máy nghiền lá sả khô 3A của nhà sáng chế Nguyễn Hải Châu đã cùng xuất hiện trong công trình nghiên cứu khoa học Khai thác hiệu quả giá trị cây sả Việt. Công trình khoa học này do nhà khoa học - Tiến sĩ Lê Văn Tri (Chủ tịch Hiệp hội phân bón Sinh học Việt Nam) khởi nguồn và giành giải nhất Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam 2016 (VIFOTEC).
Anh Nguyễn Hải Châu được biết đến là nhà sáng chế của nông dân, cùng với các sản phẩm có tính ứng dụng cao trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, có thể kể đến một số dòng máy quen thuộc với người nông dân như dòng Máy băm nghiền đa năng 3A, dòng Máy ép cám viên 3A, Máy tách hạt bắp 3A,… Không dừng lại ở các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của bà con, nhà sáng chế Nguyễn Hải Châu cũng mạnh dạn nghiên cứu, tìm hiểu và sáng chế những dòng máy đi cùng với các công trình nghiên cứu khoa học. Luôn mang tầm nhìn là làm sao đưa ra các sản phẩm mới đi vào thực tiễn sản xuất nhằm phục vụ, giảm bớt gánh nặng cho người nông dân; các sản phẩm làm giàu cho người nông dân; có lẽ gặp nhau chung ở đó mà có sự kết hợp giữa nhà khoa học với nhà sáng chế tại công trình nghiên cứu này. Chiếc máy nghiền lá sả khô 3A đã giải quyết được bài toán của nhà khoa học Lê Văn Tri và nhà sáng chế Nguyễn Hải Châu về nguồn phụ phẩm bị thải bỏ gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.
Chiếc máy xuất hiện với vai trò là khâu cuối cùng tạo nên mô hình khép kín do Tiến sĩ Lê Văn Tri nghiên cứu. Mở đầu, Tiến sĩ Tri đã sử dụng công nghệ áp lực phá vỡ tế bào để chưng cất tinh dầu. Sau đó, nhận thấy thực trạng lượng lớn nguồn bã thải sau chưng cất tinh dầu tại các cơ sở hiện nay chưa được sử dụng hiệu quả, mà phương án xử lý chủ yếu vẫn là đốt, rải trên mặt ruộng gây ô nhiễm môi trường, ông đã nghiên cứu sử dụng nó làm nguyên liệu hữu cơ để sản xuất phân bón vi sinh, hạn chế sử dụng phân bón hóa học với sự hỗ trợ của máy băm nghiền lá sả khô 3A.
Máy băm nghiền lá sả khô 3A được thiết kế với mục đích xử lý sản phẩm, tận thu và nâng cấp nguồn nguyên liệu phế thải nông nghiệp, qua đó bảo vệ môi trường góp phần hướng tới một nền kinh tế xanh và bền vững. Ngoài ứng dụng nghiền nhỏ mịn lá sả khô sau thải bỏ; máy có thể nghiền một số phụ liệu nông nghiệp khác như rơm rạ, bã mía, xơ dừa… để dùng làm phân hữu cơ vi sinh; sử dụng làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi; giá thể trồng nấm, hoa, rau sạch hay ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác. Máy được hoạt động bằng nguồn điện 380V, bên trong máy gồm bộ dao băm cùng búa nghiền được gắn cố định trên trục nghiền. Nhờ lực quay của trục động cơ 11Kw, các dao quay tròn ngược chiều kim đồng hồ với tốc độ 3500 vòng/ phút. Khi đó nguyên liệu được qua cửa nạp liệu; bị các dao quay cắt đứt, búa đập nghiền nhỏ liên tục sau đó rơi xuống mặt sàng; qua mặt sàng tiếp xúc với trục xoắn và được đẩy đến quạt hút thổi ra cửa xả sản phẩm. Với từng loại nguyên liệu, máy đạt năng suất xử lý khác nhau. Khi băm nghiền bã thải lá sả khô sau trưng cất tinh dầu hoặc rơm, rạ, cỏ khô… máy có thể đạt năng suất từ 300 đến 400 kg/giờ; còn năng suất băm nghiền nguyên liệu là ván bóc, bã mía, cùi dừa khô,… đạt từ 400 đến 600 kg/giờ. Máy được thiết kế với kích thước và chiều cao phù hợp với người sử dụng giúp đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành.
Cùng dòng với chiếc máy được Tiến sĩ Lê Văn Tri sử dụng trong công trình nghiên cứu, nhà sáng chế Nguyễn Hải Châu và các cộng sự tại Công ty CPĐT Tuấn Tú còn cung cấp nhiều sản phẩm chế biến phụ phẩm nông nghiệp khác. Nhóm máy công suất thấp có thể kể đến như: Máy băm nghiền rơm rạ, bã mía, lõi ngô 3A3Kw; Máy băm rơm, xơ dừa, cỏ voi dạng ống tròn 3A3Kw; Máy nghiền rơm rạ FQ30;… phù hợp sử dụng trong các nông hộ, trang trại quy mô nhỏ lẻ; năng suất đạt từ 50 đến 200 kg/giờ. Nhóm các máy công suất lớn hơn như Máy băm phụ phẩm nông nghiệp 3A11Kw; Máy băm gỗ tạp, vỏ dừa, bã mía 3A15Kw – 22Kw – 37Kw – 24Hp;… với năng suất cao, đạt từ 300 kg đến 2 tấn một giờ; tương thích sử dụng trong các cơ sở sản xuất, nhà máy quy mô vừa và lớn.
Đến nay đã có rất nhiều phản hồi tích cực từ bà con nông dân sau sử dụng dòng máy xử lý phụ phẩm nông nghiệp 3A. Nếu như trước đây, vào mỗi vụ thu hoạch nông sản, chất thải nông nghiệp lại được chất đống đầy bờ đường hoặc bị đẩy xuống những con mương dẫn nước, khe suối bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường thì ngày nay thực trạng đó tại nhiều nơi đã được đẩy lùi. Lượng lớn phụ phẩm nông nghiệp được người dân địa phương thu gom, tận dụng để chế biến thành phân. Sở hữu một chiếc máy bà con vừa tiết kiệm chi phí đầu tư vào phân bón cho cây trồng, sử dụng phân vi sinh an toàn – hiệu quả cao, hạn chế sử dụng phân hóa học lại chủ động được nguồn nguyên liệu trồng trọt như trồng nấm, tăng thêm thu nhập.
Máy nghiền lá sả khô 3A nói riêng và các sản phẩm máy băm nghiền phụ phẩm nông nghiệp nói chung là một trong rất nhiều những dòng máy góp phần làm nên tên tuổi của nhà sáng chế Nguyễn Hải Châu. Anh cho biết anh vẫn sẽ nghiên cứu và tìm hiểu thêm để hoàn thiện hơn nữa các sản phẩm phù hợp với nền nông nghiệp nước nhà, đem lại lợi ích bền vững cho bà con nông dân.
Thông tin liên hệ tư vấn khách hàng:
Công ty CPĐT Tuấn Tú
VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Hotline: 02422050505 – 0948912688 – 0914567869 – 0916478186
Email: may3a.info@gmail.com
Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. HCM
Hotline: 0945796556 – 0984930099
Email: maychannuoivn@gmail.com
Website: https://may3a.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/maynhanong/
Cảm ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi!
No comments yet.