Cách ủ chua củ và lá sắn làm thức ăn cho cá

Cây sắn là loại cây lương thực quan trọng thứ 3 trong nền nông nghiệp thế giới, là cây được sử dụng làm thức ăn gia súc, cây nhiên liệu sinh học, cây hàng hóa xuất khẩu. Sắn chủ yếu dùng để bán (48,6%), làm thức ăn gia súc (22,4%), chế biến thủ công (16,8%), chỉ có 12,2% dùng tiêu thụ tươi.

Trước thực trạng giá thức ăn công nghiệp cho thủy sản tăng cao trong khi đó giá cá lại liên tục giảm mạnh (giá cá rô phi giảm so với năm 2016 từ 10.000 -15.000/kg), dẫn đến hiệu quả kinh tế mang lại cho người nuôi cá không cao. Nên nhiều người nuôi đã cắt giảm phần lớn lượng thức ăn công nghiệp và dần chuyển sang nguồn thức ăn chế biến sẵn có tại địa phương là thóc, ngô, cám gạo… Trong đó có củ sắn với lợi ích: Trong củ sắn tinh bột chiếm 76,2 – 77,2%, protein 2,2 – 2,7%; Trong lá sắn chứa protein 21 – 28%… Tuy nhiên, do thiếu kiến thức nên không ít hộ nuôi đã “tự giết” cá của mình, do lượng độc tố axít trong củ sắn quá cao. Để hạn chế được những rủi ro không mong muốn đồng thời tận dụng khoa học và hiệu quả nhất kể cả củ sắn và lá sắn làm thức ăn cho nuôi trồng thủy sản góp phần giảm chi phí thức ăn và tăng lợi nhuận sau mỗi vụ nuôi, Công ty CPĐT Tuấn Tú xin tiếp tục giới thiệu Cách ủ chua củ sắn và lá sắn làm thức ăn cho cá đến bà con nuôi trồng thủy sản áp dụng.

cách ủ chua củ và lá sắn làm thức ăn cho cá: Bà con đang thu hoạch cây sắn

Bà con đang thu hoạch cây sắn

1. Chuẩn bị nguyên vật liệu

Để làm ra khoảng 170 kg thức ăn ủ chua. Bà con cần chuẩn bị:

STT Tên nguyên liệu Khối lượng/ thể tích
1 Củ sắn, lá sắn tươi 200 kg
2 Rỉ mật 3 lít
3 Muối ăn 1 kg
4 Cám gạo hoặc bột ngô 2 kg
5 Túi ủ chua 5-7 cái

2. Cách tiến hành

B1. Củ sắn được thái mỏng hoặc nghiền nát.
Công ty CPĐT Tuấn Tú xin giới thiệu với bà con: Máy thái sắn 4 cửa nạp 4A2,2Kw được các nhà làm nương, hộ gia đình hay các nhà chế biến củ nông sản dùng băm các loại củ như: Củ sắn, củ khoai mì, thành các lát mỏng để làm thức ăn chăn nuôi hoặc phơi sấy khô bán cho các doanh nghiệp, nhà máy chế biến bánh kẹo.

 

Để băm lá sắn nhỏ ra từ 3 – 10 cm. Bà con có thể tự băm bằng tay hoặc sử dụng Máy băm nghiền đa năng 3A2,2Kw.

*TÍNH NĂNG BĂM NHỎ: Máy băm nhỏ lá sắn thành các đoạn ngắn 1 – 5cm, năng suất băm khoảng 220kg/giờ. Bà con tận thu lá sắn tươi về dùng máy băm nhỏ rồi ủ chua làm thức ăn dự trữ lâu dài cho cá.

Để đáp ứng từng nhu cầu của bà con chăn nuôi, hiện tại Công ty chúng tôi chế tạo Máy chế biến thức ăn chăn nuôi đa năng với các model: Model: 3A1.5Kw, Model: 3A2.2Kw (nguồn điện 220V và 380V), Model: 3A2.2Kw – Kiểu phễu tròn (nguồn điện 220V và 380V), Model: 3A5,5Kw (nguồn điện 380V) và máy chế biến thức ăn chăn nuôi đa năng 3A chạy động cơ Diesel, động cơ xăng nên rất phù hợp cho từng nguồn điện của các hộ nông dân.

B2: Trộn đều nguyên liệu củ sắn, lá sắn đã băm thái với muối ăn theo tỷ lệ như sau:

STT Tên nguyên liệu Khối lượng/Thể tích
1 Củ, lá sắn đã thái, băm nhỏ 200 kg
2 Cám gạo hoặc bột ngô 2 – 3 kg
3 Muối ăn 1 kg
4 Rỉ mật  3 lít

B3: Kiểm tra độ ẩm nguyên liệu. Độ ẩm nguyên liệu khoảng 40% là đạt yêu cầu. Kiểm tra bằng cách nắm nguyên liệu bằng tay. Nếu giữ nguyên hình dạng là đạt. Nếu nhỏ giọt là quá ướt bổ sung thêm nguyên liệu đã làm. Nếu nắm mà nguyên liệu vỡ ra ngay thì là quá khô, bà con bổ sung nước sạch (không có clo) vào để có độ ẩm thích hợp cho quá trình ủ.

Công ty CPĐT Tuấn Tú hiện đang phân phối sản phẩm trên toàn quốc. Bà con tham khảo trên trang https://may3a.com/mat-ri-duong

Rỉ mật là một phụ phẩm trong quá trình sản xuất đường nhưng lại có tác dụng rất đa dạng trong nông nghiệp, công nghiệp, xử lý môi trường, đặc biệt sử dụng mật rỉ đường làm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm không chỉ giúp giảm chi phí thức ăn chăn nuôi mà còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết, tăng độ ngon miệng thức ăn cho vật nuôi.

B4: Cho nguyên liệu đã trộn đều vào túi ủ chua khoảng 30 – 50kg. Cứ xếp được 15 – 20 cm nén chặt một lần cho thoát hết không khí ra ngoài và đầy túi thì buộc chặt lại, tạo điều kiện yếm khí cho vi sinh vật hoạt động được tốt hơn trong quá trình ủ. Trong quá trình ủ thì quá trình hô hấp của lá vẫn hoạt động làm căng túi. Bà con theo dõi thường xuyên để xả khí và tiếp tục buộc chặt.

Sau 7 ngày khối ủ sẽ xẹp bớt xuống bà con tiếp tục đầm nén làm chặt thêm khối ủ. Khi bà con nén được càng chặt không để không khí vào thì chất lượng ủ chua sẽ tốt.

3. Cách sử dụng và bảo quản

Khối ủ đạt chất lượng tốt là lá sắn ủ có màu vàng nhạt, mùi thơm đặc trưng của sản phẩm lên men, vị hơi chua, gia súc rất thích ăn. Khi lấy thức ăn khỏi hố ủ, lên lấy dần từng lớp, sau đó đậy và ủ kín lại. Giữ càng kín thì bảo quản càng được lâu. Không đổ thức ăn thừa còn lại vào trong hố ủ.

Với quy trình ủ chua như trên củ sắn được bảo quản tốt trên 6 tháng, lá sắn 3 – 5 tháng không ảnh hưởng đến chất lượng. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh trời mưa, những loài gặm, cắn.

Củ và lá sắn ủ sau 21 ngày có thể cho cá ăn. Việc ủ chua giảm độc tố axit tuy nhiên không hết hẳn nên vẫn lưu ý khi cho cá ăn.

Cách sử dụng: Bà con cho cá ăn một lượng thức ăn từ 2 đến 4% tổng khối lượng cá/ngày.

Công ty CPĐT Tuấn Tú cung cấp các loại chế phẩm EM1, BTV, Bokashi, Papain phục vụ cho trồng trọt, thức ăn chăn nuôi.

mũi tên

Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:

Công ty CPĐT Tuấn Tú

VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Hotline: 02422050505 – 0834050505 – 0914567869

Email: may3a.info@gmail.com

Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. HCM

Hotline: 0945796556 – 0984930099

Email: maychannuoivn@gmail.com

Website: https://may3a.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/maynhanong/

Cảm ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi!