Tìm hiểu công nghệ ủ phân cá

Phân cá (fish fertilizer) là phân được sản xuất từ nguồn nguyên liệu cá tươi (fresh fish). Loại phân này chứa khá nhiều vitamin có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Ủ phân cá

Sử dụng cá tươi để ủ phân cá

Hiện nay, phân cá được chế biến theo hướng công nghiệp và phân phối trên thị trường với nhiều nhãn mác khác nhau. Nổi bật hơn là phân cá của công ty Growmore và VAC Tiền Giang. Tuy nhiên giá bán quá cao (82.000 – 95.000 đ/lít). Với giá bán như vậy, ắt hẳn suất đầu tư đầu vào sẽ tăng, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cho sản phẩm nông nghiệp.

Trước bức xúc đó, đa số nông dân bắt đầu tự ủ phân cá bằng cách: Mua phế phẩm cá tươi từ các chợ, sau đó tiến hành ngâm (giống như ngâm cá để sản xuất nước mắm). Sau một thời gian, phế phẩm này thối rữa, bà con đem ra tưới cho cây trồng và được xem như phân cá tự chế, thay cho phân cá có bán trên thị trường.

Cách chế biến này không đem lại hiệu quả cho cây trồng. Bởi lẽ: Proteine trong cá tươi là hợp chất cao năng, cây trồng khó hấp thu. Do vậy, cần phân giải chúng thành hợp chất dễ tiêu thì cây trồng mới hấp thu được. Mặc khác, cách ngâm như vậy làm mất thời gian rất lâu (từ 4 – 6 tháng) và tạo mùi hôi thối rất khó chịu, gây ô nhiễm cho môi trường khi sử dụng.
Để giúp bà con tự sản xuất phân cá phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng, không gây mùi hôi thối, ít tốn thời gian. Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú xin chuyển giao công nghệ ủ phân cá như sau:

1. Bước chuẩn bị ủ phân cá

a. Nguyên liệu:

+ 120 kg cá tươi, hoặc các phế phẩm từ cá tươi như: đầu cá, vi cá, ruột cá, mang cá…(nếu chọn được cá nước ngọt là tốt nhất).
Ngoài ra, bà con có thể sử dụng nguồn nguyên liệu là cá ươn chi phí sẽ rẻ hơn. Nó sẽ làm cho mẻ phân mất thời gian lâu hơn mới mất mùi hôi được nhưng không ảnh hưởng nhiều tới chất lượng mẻ phân.

+ 20 lít Chế phẩm EM (effective microorganism): Đây là sản phẩm men vi sinh có chứa nhiều vi sinh vật có tác dụng phân hủy xác bã hữu cơ và khử mùi hôi.

+ Rỉ mật đường: 40kg

+ Ure: 3kg

+ Phân đạm Sunfat (NH4)2SO4 (phân S.A): 1,5kg

+ Phân Kali: 1,5kg

+ Nước sạch: 360 lít

b. Dụng cụ:

– 01 thùng phuy thể tích 500 – 600 lít.

Máy băm nghiền đa năng 3A

– Dụng cụ cây đảo trộn cá.

– Phễu lưới lọc.

2. Các bước tiến hành ủ phân cá

Bước 1: Nhân sinh khối 20 lít EM1 với 20kg rỉ mật và 360 lít nước để tạo EM2. Sau 5-10 ngày thì tiến hành ủ cá.

Bước 2: Nghiền nhỏ 120 kg nguyên liệu cá bằng máy nghiền đa năng 3A.

Bước 3: Cho toàn bộ lượng cá đã nghiền, ure, phân S.A, Kali và 20kg rỉ mật vào thùng chứa chế phẩm EM2 ở trên. Đậy kín ngăn không cho nước mưa và các loại côn trùng xâm nhập vào; để ở nơi khô ráo. Sau khoảng 30-40 ngày là có thể sử dụng.
Với công nghệ này bản chất là dùng cá, rỉ mật đường, muối vô cơ để tăng sinh khối vi sinh vật và thu hồi một lượng dưỡng chất lớn từ vi sinh vật để bù vào phuy cá nên dù lượng cá giảm còn 1/3 so với công nghệ bình thường nhưng dinh dưỡng vẫn đảm bảo, ủ nhanh hơn mà không hôi.

Bước 4: Lọc bã phân cá

Dùng phễu lưới để lọc bã phân cá bà con sẽ thu được 2 sản phẩm: Phân cá dạng lỏng và bã phân cá.

Bước 5: Chiết rót phân cá vào bình, chai nhỏ để tiện sử dụng.

Dùng các loại túi, bình nhựa để chiết rót phân cá vào. Lưu ý không rót đầy để chừa lại khoảng trống để không gian cho khí lên men. Bảo quản nơi thoáng mát, không có ánh nắng chiếu thẳng vào.

3. Cách pha chế và sử dụng phân cá

+ Phân cá lỏng bón trên lá: Pha loãng 1 lít phân cá nước với 200 lít nước ( nước tinh khiết đã khử bỏ Chlorine). Cho vào bình phun. Phun trên lá và thân của cây vào buổi sáng sớm hoặc vào buổi chiều mỗi tuần hai lần. Chú ý phun khi lá không bị ướt bởi sương hoặc mưa.

+ Phân cá lỏng bón dưới gốc rễ : pha loãng 2-4 lít phân cá nước với 200 lít nước ( nước tinh khiết đã khử bỏ Chlorine). Dùng dung dịch này và phun nó trên đất nơi có rễ cây hoặc pha vào hệ thống tưới nhỏ giọt.

Lưu ý: Không pha với các loại phân thuốc hóa học, tránh phản ứng không mong muốn (chủ yếu là sủi bọt) làm mất chất.

Đây là một sản phẩm phân sinh học hàm lượng đạm rất cao. Tuy hàm lượng đạm cao nhưng nó là Amino Acid nên không ảnh hưởng tới cây trồng như dùng đạm vô cơ. Dư đạm vô cơ cây rất yếu. Với những bà con vùng sông nước hay những nhà có ao cá đây là nguồn phân rất quí. Đặc biệt là dùng cho trồng rau ăn lá. Dùng hiệu quả nhất khi kết hợp với phân chuồng hoai mục.

4. Một số lưu ý khi ủ phân cá

+ Nếu nguyên liệu là cá ướp muối thì rửa sạch muối sau đó mới ủ phân. Ủ cá nước mặn sẽ lâu hoai hơn cá nước ngọt và phân ủ từ cá nước mặn nên dùng ở gốc sẽ tốt hơn xịt lên lá.

+ Quy trình ủ phải đảm bảo vệ sinh, dụng cụ phải sạch. Nước sử dụng là nước sạch. Nước sạch sử dụng hàng ngày thường chứa chlorine,bà con nên để qua đêm để Chlorine bay hết.

+ Quá trình phân rã protein là môi trường hiếm khí do đó nên hạn chế mở nắp ủ khi không cần thiết

+ Phân cá ủ theo phương pháp này rất giàu đạm sinh học. Mọi giai đoạn của cây đều cần đạm tùy mức độ nhu cầu nên bà con có thể sử dụng phân này với liều lượng hợp lý quanh năm. Tuy nhiên không lạm dụng vì dễ dẫn đến thừa đạm, sẽ thu hút nhiều loại sâu bệnh.

Chúc bà con thành công!

mũi tên

Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:

Công ty CPĐT Tuấn Tú

VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Hotline: 02422050505 – 0834050505 – 0914567869

Email: may3a.info@gmail.com

Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. HCM

Hotline: 0945796556 – 0984930099

Email: maychannuoivn@gmail.com

Website: https://may3a.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/maynhanong/

Cảm ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi!