Chia sẻ kỹ thuật nuôi dê lấy sữa chuẩn nhất từ chuyên gia
Nuôi con gì hiệu quả? Bà con sẽ nghĩ đến ngay nuôi dê – loài vật nuôi có sức sống tốt, chịu được môi trường khắc nghiệt và phù hợp với phương thức chăn nuôi quảng canh ở nước ta. Ngoài thịt thơm ngon, sữa dê cũng là sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng và thường có giá thành cao hơn rất nhiều sữa bò. Nuôi dê lấy sữa dần trở thành hướng đi mới cho các hộ chuyên chăn nuôi loại gia súc này. Để dê cho sản lượng sữa dồi dào và chất lượng sữa thơm ngon, bà con cần nắm vững kỹ thuật chăn nuôi dê mới mong thu được hiệu quả kinh tế như mong đợi. Cùng may3a.com tìm hiểu cách nuôi dê lấy sữa chuẩn nhất qua bài viết dưới đây. Mời bà con tham khảo.
Nội dung bài viết
Cách nuôi dê lấy sữa hiệu quả nhất
1. Cách làm chuồng nuôi dê lấy sữa
Chuồng trại nuôi dê cần xây hướng Đông Nam để tránh ánh nắng gay gắt và tạo độ thông thoáng cũng như tránh gió lùa vào mùa lạnh. Nếu bà con áp dụng mô hình nuôi dê công nghiệp thì nên đầu tư chuồng trại bài bản, xây dựng chuồng trại diện tích lớn, ngăn nhiều dãy chuồng và ở giữa các dãy có lối đi. Bố trí thêm bãi chăn thả để dê có không gian di chuyển, kiếm ăn. Quỹ đất vẫn còn nhiều thì bà con có thể đầu tư đất trồng cỏ nuôi dê, cung cấp thức ăn tươi xanh và giảm chi phí chăn nuôi. Để chế biến cỏ nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức, bà con nên sử dụng máy băm cỏ 3A2,2Kw hỗ trợ thực hiện công đoạn này.
Nếu bà con nuôi dê quy mô nhỏ hoặc kết hợp phương thức chăn thả thì có thể dựng chuồng trại đơn giản hơn. Sử dụng tre, nứa, gỗ hoặc dùng gạch để xây chuồng. Chiều cao chuồng hợp lý trong khoảng 3m để tạo không gian sống thoải mái nhất cho đàn dê.
Bố trí 2 dãy chuồng nuôi bên trong. Chính giữa có lối đi rộng 3m, tiện cho công tác quản lý, chăm sóc. Sử dụng tre, nứa, gỗ, lưới thép B40 để làm khung chuồng nuôi. Đảm bảo cho khung chuồng cao tối thiểu 1m và rộng tối thiểu 1,5 m, cho phép dê di chuyển dễ dàng khi nuôi nhốt. Cửa chuồng rộng tối thiểu 60cm, đủ cho dê chui qua dễ dàng. Xây thêm hố lấy phân được láng xi măng sâu khoảng 30cm hỗ trợ việc vệ sinh và và vắt sữa.
Bố trí máng ăn máng uống đầy đủ. Khoảng 2 con dê cần 1 máng ăn. Đặt máng cao khoảng 30 – 40cm đối với chuồng nuôi dê con và cao khoảng 50 – 60 cm đối với dê mẹ.
2. Chọn giống dê sữa
Các giống dê cho nhiều sữa
Giống dê | Lượng sữa (lít/ngày) | Chu kỳ cho sữa (ngày) |
Dê sữa | 0,5 | 90 – 105 |
Dê bách thảo | 1,1 – 1,4 | 148 – 150 |
Dê Jamnapari | 1,4 – 1,6 | 180 – 185 |
Dê Bacbari | 0,9 – 1,2 | 145 – 148 |
Dê Anpin | 2 – 2,5 | 240 – 250 |
Dê Sanen | 2 – 3 | 290 – 300 |
Cách chọn dê cái nuôi lấy sữa
Những con dê cái có đặc điểm sau sẽ cho lượng sữa và thời gian cho sữa trong chu kỳ dài hơn:
- Đầu rộng và dài
- Cơ săn chắc
- Nhanh nhẹn, mắt tinh anh
- Hàm và cổ dài, khỏe, mềm mại, nhọn về phía đầu
- Lưng thẳng, sườn cong và xiên về phía sau
- Chân trước thẳng, cân đối
- Hông rộng và hơi nghiêng
- Mạch máu lớn ở phía sau nổi rõ
- Khớp mắt cá thẳng
- Núm vú to, dài từ 4 – 6cm và gân sữa có nhiều gấp khúc
3. Chăm sóc và nuôi dưỡng dê lấy sữa
Chế độ dinh dưỡng cho dê lấy sữa
Muốn dê tiết ra nhiều sữa, bà con cần hết sức lưu ý và đảm bảo khẩu phần ăn cho dê cái phải đầy đủ cả chất và lượng trong mùa đông và mùa hè. Kết hợp bổ sung thêm thức ăn tinh ngoài thức ăn thô xanh. Cho dê uống nước đủ lượng, theo nhu cầu và thay nước mới thường xuyên, đặc biệt vào mùa khô, mùa nóng. Trung bình, để sản xuất ra 1 lít sữa, dê cần uống tối thiểu 1,3 lít nước.
Ngoài căn cứ vào trọng lượng của dê để cân đối khẩu phần ăn hàng ngày, bà con cũng cần lưu ý, dê càng cho lượng sữa dồi dào thì nhu cầu ăn càng nhiều. Ví dụ: con dê cái nặng khoảng 30 kg sản xuất 1 lít sữa/ngày cần cho ăn 3 kg cỏ tươi. Dê cái nặng 50 kg cho 2 lít sữa/ngày cần ăn 4kg cỏ.
Tham khảo một số khẩu phần ăn cho dê tiêu chuẩn trong bảng dưới đây (Kg/con/ngày)
Loại thức ăn | Khẩu phần 1 | Khẩu phần 2 | Khẩu phần 3 |
Cỏ lá xanh | 3 | 2,5 | 3 |
Lá mít hoặc lá cây đậu | 1 | 1,5 | 1 |
Củ sắn | 0,5 | 0,5 | 0,5 |
Bã đậu hoặc bã bia | – | – | 0,5 |
Thức ăn hỗn hợp (14 – 15% protein) | 0,5 | 0,4 | 0,3 |
Nuôi dưỡng và chăm sóc dê cái tốt từ lúc mang thai sẽ tăng khả năng tiết nhiều sữa. Trước và sau khi dê đẻ phải cho dê ăn thức ăn được chế biến ngon miệng, kích thích dê ăn nhiều hơn như: cháo, cám… Bà con lưu ý sản lượng và chất lượng sữa phụ thuộc rất lớn vào thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Càng cho dê ăn nhiều thức ăn thô xanh (đặc biệt là thức ăn non và tươi ngon) thì chất lượng sữa càng thơm ngon và giàu dinh dưỡng.
Nếu bổ sung quá nhiều thức ăn tinh, không chỉ làm suy giảm chất lượng sữa mà còn tăng chi phí chăn nuôi lên đáng kể. Dê ăn nhiều thức ăn tinh dễ mắc nhiều bệnh. Trong đó có bệnh liên quan đến tiền sản và hậu sản.
Căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng cụ thể để điều chỉnh chế độ nuôi dưỡng dê sữa cho phù hợp. Nhu cầu ăn thức ăn khô của dê mẹ chuẩn bị đẻ giảm xuống còn khoảng 2kg thức ăn/100 kg thể trọng và tăng cao ở tuần thứ 14 -15 lên 4,5 kg thức ăn/100 kg thể trọng. Trung bình, nhu cầu ăn thức ăn khô rơi vào khoảng 5 – 6% thể trọng là phù hợp nhất.
Khẩu phần thức ăn cho dê sữa
Khi dê đang mang thai, nên đảm bảo khẩu phần ăn tiêu chuẩn để dê dự trữ năng lượng, để có sức tiết sữa sau khi đẻ. Trong thời kì sản xuất sữa, khẩu phần ăn thay đổi theo sản lượng và chất lượng sữa tiết ra. Nếu lượng chất béo trong sữa dao động từ 4 – 4,5% và năng suất sữa đạt 1 lít/ngày thì cần tăng thêm 0,4 khẩu phần ăn trong đó có chứa 50g đạm dễ tiêu.
- Đối với dê cái lần đầu làm mẹ, chưa có nhiều kinh nghiệm, bà con cần tăng thêm 10% khẩu phần ăn trong đó chứa đạm dễ tiêu.
- Dê mới đẻ tăng thêm 15g đạm dễ tiêu vào khẩu phần ăn.
- Dê cái mới sinh sức còn yếu cần bổ sung thêm 0,15 kg thức ăn, 20g đạm dễ tiêu mỗi ngày.
- Dê đang cho sữa cần tăng thêm 0,2 – 0,3 kg thức ăn chứa 25 – 30g đạm dễ tiêu vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Ngoài thức ăn thô xanh tươi ngon, bà con cần bổ sung thêm thức ăn hỗn hợp, thức ăn giàu đạm, muối khoáng, sinh tố… vào chế độ ăn của dê. Để tiết kiệm chi phí chăn nuôi, bà con có thể tự chế biến thức ăn hỗn hợp bằng cách tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp như: tấm, cám, gạo, ngô… nghiền nhỏ kết hợp với khô dầu, bột đạm đã được nghiền mịn, đổ vào máy trộn thức ăn chăn nuôi 3A3Kw để hỗ trợ trộn đều nguyên liệu số lượng lớn rồi mới đem cho dê ăn trực tiếp hoặc nấu lên tùy theo công thức.
Nếu đã tăng khẩu phần ăn trong vòng 2 tuần mà dê không tăng sản lượng sữa thì dừng cho ăn thêm.
Nguyên tắc kết hợp khẩu phần ăn nuôi dê sữa
- Căn cứ vào trọng lượng và sản lượng sữa tiết ra hàng ngày của dê mẹ để điều chỉnh khẩu phần ăn.
- Tận dụng nguồn thức ăn tươi xanh, thức ăn có sẵn để giảm chi phí chăn nuôi. Bổ sung thêm năng lượng, đạm để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng.
- Nên phối hợp nhiều loại thức ăn khác nhau để dê ăn ngon miệng, kích thích dê ăn nhiều hơn.
- Một số trang trại nuôi dê sữa lâu năm bật mí kinh nghiệm cho ăn như sau: Dê nặng khoảng 40 kg, mỗi ngày cho 2 lít sữa cần chăn thả ngoài đồng cỏ tự nhiên khoảng 5 -6 giờ để dê tự kiếm thức ăn. Khi về chuồng phải cho ăn thêm 1,5 kg cây keo đậu tươi hoặc cỏ họ đậu kết hợp 0,5 kg thức ăn hỗn hợp.
- Có thể bổ sung thêm ure vào khẩu phần ăn, nhưng không được vượt quá 1% khẩu phần (khô) và không vượt quá 1/3 lượng đạm cho ăn hàng ngày.
- Nếu địa phương có nguồn phụ phẩm rỉ đường dồi dào, có thể bổ sung thêm mức 5% khẩu phần thức ăn hỗn hợp.
- Nếu cho dê ăn cỏ khô họ đậu thì thức ăn hỗn hợp cần đảm bảo chứa 14% protein và photpho dạn mononatri photphat.
- Nếu sử dụng cỏ khô họ hòa thảo cho dê ăn cần bổ sung thêm thức ăn hỗn hợp chứa 16 -18% protein. Bổ sung thêm canxi, photpho, muối ăn và iot trong thức ăn.
4. Khai thác và bảo quản sữa dê
Khai thác sữa dê
Bà con có thể tiến hành vắt sữa dê từ 1 – 2 lần/ngày vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Chỉ nên vắt dê mẹ đẻ 1 con và vắt phụ thuộc vào sản lượng sữa mẹ. Trước khi vắt sữa phải vệ sinh sạch sẽ bầu vú, núm vú dê, tay người vắt sữa. Thực hiện vắt sữa đúng kỹ thuật , đúng tư thế theo quy trình sau:
- Rửa sạch tay trước khi vắt sữa.
- Vệ sinh vú dê bằng nước ấm hoặc sử dụng nước máy có thuốc sát khuẩn. Dùng khăn sạch lau khô vú và tay người vắt.
- Siết chặt ngón tay cái và ngón trỏ ở gốc núm vú, đảm bảo sữa không quay ngược trở lại bầu vú.
- Tiếp tục siết ngón giữa để ép sữa ra ngoài. Loại bỏ tia sữa đầu tiên để đảm bảo chất lượng và tránh nhiễm khuẩn.
- Siết chặt ngón đeo nhẫn đều đặn rồi siết chặt ngón út để ép toàn bộ sữa ra ngoài.
- Thả lỏng bàn tay và lặp lại quá trình trên.
- Nếu sữa tiết ít, nên xoa hoặc gãi nhẹ vào bầu vú để kích thích tiết sữa.
- Lặp lại toàn bộ thao tác như trên tới khi sữa kiệt thì vuốt dọc chiều dài núm vú một cách nhẹ nhàng.
- Vệ sinh và sát trùng vú sau khi vắt sữa.
Bảo quản sữa dê
- Lọc qua sữa dê và cân sản lượng.
- Đem sữa cho vào bình nhôm và thả nổi bình sữa vào nồi hấp cách thủy có kiểm soát nhiệt độ bằng nhiệt kế.
- Khuấy đều tay và liên tục tới khi sữa đạt 80 độ C hoặc bắt đầu bốc hơi. Giữ nhiệt độ trên trong khoảng 30 giây rồi vớt bình sữa ra thả vào chậu nước lạnh. Kết hợp khuấy sữa đều tay để giảm nhiệt nhanh hơn.
- Cất trữ sữa trong các bình khử trùng, bọc kín.
5. Phòng và trị bệnh thường gặp trên dê sữa
Ngoài những bệnh thường gặp khi nuôi dê, thì một số bệnh liên quan trong thời kì cho sữa như:
Bệnh viêm vú ở dê
Do vệ sinh bầu vú không sạch, dùng chung dụng cụ hoặc vắt sữa không đúng kĩ thuật khiến bầu vú bị viêm, sưng, nóng và đau rát. Chữa trị bằng cách chườm vú nhiều lần bằng nước ấm có pha muối với nồng độ 5%. Đắp cao tan vào vú bị viêm kết hợp vệ sinh vú và dụng cụ vắt sữa sạch sẽ hàng ngày.
Bệnh sốt sữa ở dê
Do khẩu phần ăn thiếu canxi và photpho trong thời gian dài gây ra rối loạn thần kinh và sốt sữa. Bệnh khiến dê hạ thân nhiệt, mạch đập nhanh, đi đứng khó khăn, ăn kém, cơ thể suy nhược. Thậm chí bệnh năng khiến dê co giật, tê liệt, không đứng được.
Điều trị bằng cách tiêm vào ven liên tục trong 3 ngày dung dịch canxi clorua 10% hoặc canxi gluconat 30% từ 15 -30 ml. Kết hợp bổ sung đầy đủ canxi và photpho trong thời kì mang thai và sỉnh xuất sữa.
Trên đây, may3a.com vừa gửi tới bà con cách nuôi dê lấy sữa trọn bộ theo chia sẻ từ chuyên gia. Chúc bà con áp dụng đúng kĩ thuật và thu được sản lượng sữa dồi dào với chất lượng thơm ngon nhất.
Mời bà con và các bạn theo dõi video sử dụng máy băm cỏ 3A2,2Kw
Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:
Công ty CPĐT Tuấn Tú
VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Hotline: 02422050505 – 0834050505 – 0914567869
Email: may3a.info@gmail.com
Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. HCM
Hotline: 0945796556 – 0984930099
Email: maychannuoivn@gmail.com
Website: https://may3a.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/maynhanong/
Cảm ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi!
No comments yet.