6 lưu ý về bệnh cầu trùng ở gà bà con nên biết!

Bệnh cầu trùng ở gà là một căn bệnh phổ biến trong chăn nuôi gà công nghiệp. Bệnh không gây chết tỉ lệ cao như các bệnh truyền nhiễm khác nhưng lại gây thiệt hại nặng về kinh tế do gà chậm lớn, tăng chi phí cho thuốc thú y, tỉ lệ đẻ giảm, dễ mắc kế phát các bệnh truyền nhiễm khác như E.colo, Gumboro, tụ huyết trùng… Bệnh cầu trùng trên gà phổ biến ở giai đoạn 2-8 tuần tuổi. Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh cầu trùng ở gà từ 4-100%, trung bình 30-50%. Tỉ lệ chết của đàn chiếm 5-15%. Gà nuôi chuồng nền nhiễm rất nặng, chuồng sàn nhẹ hơn.

1. Nguyên nhân gây bệnh cầu trùng ở gà

Bệnh cầu trùng ở gà do đơn bào họ Coccidac gây ra, bệnh có tên khoa học là Coccidiosis Avium. Có 7 loài cầu trùng gây bệnh trên gà ký sinh bao gồm:  E. brunetti, E. tenella, E. necatrix, E. acervulina, E. maxima, E. mitis, E. praecox.

Mỗi loại Eimeria thường ký sinh ở ở các đoạn khác nhau trên đường tiêu hóa của gà. Căn cứ vào nơi cư trú mà khi bệnh xảy ra chúng ta có thể kết luận được loại Eimeria nào gây nên bệnh. Trong những loại Eimeria kể trên thì Eimeria Necatrix (khí sinh ở ruột non), Eimeria Tenella (kí sinh ở manh tràng) là nguy hiểm nhất.

Các loại Eimeria gây bệnh cầu trùng ở gà

Các loại Eimeria gây bệnh cầu trùng ở gà

2. Đường lây truyền bệnh cầu trùng ở gà

  • Bệnh cầu trùng ở gà chủ yếu lây truyền qua đường tiêu hóa. Gà mắc bệnh hoặc đã khỏi bệnh nhưng vẫn còn mang cầu trùng sẽ thải ra bào tử cầu trùng theo phân và vương vãi trên nền chuồng. Gà khỏe mạnh sẽ bị nhiễm cầu trùng khi ăn phải noãn nang có lẫn trong thức ăn, nước uống, phân gà, chất độn chuồng…
  • Các loại côn trùng và động vật gặm nhấm cũng là nguồn gốc lây lan bệnh cầu trùng trong trang trại.
  • Điều kiện chuồng nuôi không vệ sinh, khu nuôi nhốt chật chội, ẩm ướt, chất độn chuồng lưu cữu, bãi chăn thả ô nhiễm… cũng tạo điều kiện cho bệnh cầu trùng bùng phát hoặc tồn tại trong thời gian dài.

>> Xem thêm: Bệnh tụ huyết trùng ở gà

3. Triệu chứng bệnh cầu trùng ở gà

Bệnh cầu trùng ở gà có thời gian ủ bệnh từ 4-7 ngày. Tùy theo chủng loại cầu trùng gây bệnh mà gà có thể có những biểu hiện khác nhau. Một số triệu chứng chung khi gà mắc cầu trùng như sau:

Thể cấp tính: Gà ủ rũ, giảm ăn, uống nhiều nước. Gà rụt cổ, nhắm mắt, sã cánh. Tiêu chảy phân có lẫn máu hay màu chocolate. Đôi khi phân chỉ toàn máu tươi, phân bết dính ở hậu môn. Gà nhợt nhạt và yếu, giai đoạn cuối gà có thể bị liệt chân hoặc cánh. Gà chết sau 2-7 ngày nhiễm bệnh, tỉ lệ chết 70-80% nếu không can thiệp kịp thời.

Gà rụt cổ, sã cánh khi mắc bệnh cầu trùng ở gà

Gà rụt cổ, sã cánh

Gà nhắm mắt - bệnh cầu trùng ở gà

Gà nhắm mắt

Bệnh cầu trùng ở gà: Phân dính hậu môn

Phân dính hậu môn

Thể mãn tính: Gà mắc cầu trùng mãn tính thường gặp trong 3 trường hợp sau

+ Gà qua giai đoạn bệnh cấp tính chuyển sang bệnh mãn tính.

+ Đàn gà đã được phòng bệnh cầu trùng bằng các loại thuốc, nhưng không đúng liều và quy trình.

+ Khi trang trại có dịch cầu trùng, gà lớn 2-3 tháng (có sức đề kháng cao hơn gà nhỏ) có thể nhiễm cầu trùng mãn tính.

Ở thể mãn tính, gà kém ăn, ăn không tiêu uống nước nhiều, ỉa chảy phân sống lúc đầu, sau đó phân màu nâu đen hoặc lẫn máu. Niêm mạc ruột hư hại nặng, khiến gà hồi phục kém, kém hấp thu dinh dưỡng nên tăng trọng kém.

Bệnh cầu trùng ở gà: Phân có màu nâu đậm hoặc lẫn máu

Phân sáp màu nâu đậm hay có lẫn máu đỏ bầm hoặc đỏ tươi

Thể mang trùng: Gà lớn mang mầm bệnh cầu trùng, vẫn ăn uống bình thường nhưng thỉnh thoảng bị ỉa chảy và phân sáp. Gà đẻ mang cầu trùng, tỉ lệ trứng giảm 15-20% mà người nuôi không rõ nguyên nhân.

4. Bệnh tích bệnh cầu trùng

Mào, tích, cơ bắp nhợt nhạt. Mổ khám nếu là cầu trùng manh tràng thì thấy manh tràng ứ đầy máu, sưng to.

Bệnh cầu trùng ở gà: Bệnh tích cầu trùng manh tràng

Bệnh tích cầu trùng manh tràng

Nếu là cầu trùng ruột non thì tá tràng sưng to, ruột phình to từng đoạn, niêm mạc tá tràng viêm, trên bề mặt thấy các ổ tròn xám.

Bệnh cầu trùng ở gà: Bệnh tích cầu trùng ruột non

Bệnh tích cầu trùng ruột non

5. Phòng bệnh cầu trùng

  • Phòng bệnh cầu trùng ở gà bằng cách trộn thuốc trị cầu trùng vào thức ăn. 
  • Sử dụng Vacxin cầu trùng gà. Cần lưu ý hàm lượng thuốc được trộn vào thức ăn chăn nuôi.
  • Khu vực chuồng nuôi cần giữ vệ sinh, thường xuyên thay chất độn chuồng, tạo sự khô thoáng. Tránh tình trạng nuôi nhốt trong không gian chật chội, ẩm ướt.
  • Nếu nuôi gà thả vườn, cần lưu ý giữ vệ sinh khu vực chăn thả, có thể rải một lớp cát trên sân.

6. Điều trị bệnh cầu trùng ở gà

Thuốc trị cầu trùng trên gà

Bệnh cầu trùng ở gà: Thuốc trị bệnh cầu trùng

Thuốc trộn thức ăn phòng cầu trùng

Bệnh cầu trùng ở gà: Thuốc trộn thức ăn

  • Sulfaquinoxaline77ppm + diaverdin 19 ppm, uống theo liệu trình 3-2-3
  • Sulfaquinoxaline45ppm + pyrimethamin 15 ppm, uống liên tục trong 6 ngày hoặc uống theo liệu trình 3-3-3
  • Toltrazuril7mg/kg (baycox 2,5%, Shotcox: 1ml/1lit) liên tục 2 ngày

Nguyên tắc điều trị cầu trùng

  • Chỉ sử dụng 1 loại thuốc cho 1 lần dùng, không phối hợp nhiều loại thuốc
  • Thay đổi thuốc theo lứa gà hay theo quý
  • Không dùng nhiều thuốc cùng cơ chế tác động
  • Dùng thuốc theo liệu trình 3-3-3 hay 5-5-5 hoặc liên tục 7 ngày.

Trên đây là tổng hợp toàn bộ kiến thức về bệnh cầu trùng ở gà. Chúc bà con chăn nuôi thành công, có những lứa gà khỏe mạnh và bán được giá!

Mời bà con theo dõi video giới thiệu máy nghiền ngô vỡ mảnh 3A2,2Kw

mũi tên

Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:

Công ty CPĐT Tuấn Tú

VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Hotline: 02422050505 – 0834050505 – 0914567869

Email: may3a.info@gmail.com

Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. HCM

Hotline: 0945796556 – 0984930099

Email: maychannuoivn@gmail.com

Website: https://may3a.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/maynhanong/

Cảm ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi!