Cách đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc cho các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm có nguồn gốc thực vật

Từ năm 2022, Tổng cục Hải Quan Trung Quốc yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất nước ngoài phải đăng ký khi xuất khẩu 18 nhóm thực phẩm vào thị trường Trung Quốc. Trong 18 nhóm thực phẩm này chủ yếu là nhóm thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Bạn có nhu cầu xuất khẩu sang Trung Quốc với các thực phẩm có nguồn gốc thực vật? Bạn chưa biết quy trình đăng ký hay thủ tục đăng ký bao gồm những thông tin gì? Vậy hãy tham khảo bài viết chia sẻ dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn điều đó.

1. Vì sao phải đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc?

Thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

– Thứ nhất, doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp từ thị trường Trung Quốc chiếm đến 70%. Đây chính là thị trường có sức tiêu thụ lớn nhất trong nhóm thị trường xuất khẩu ở Việt Nam.

– Thứ hai, Việt Nam là nước láng giềng với Trung Quốc nên thuận lợi cho việc giao thương. Chi phí vận chuyển so với nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… rẻ hơn rất nhiều. Do vậy, nếu bỏ lỡ thị trường này đồng nghĩa với doanh nghiệp bỏ lỡ một khoản lợi nhuận khổng lồ.

– Thứ ba, Trung Quốc được coi là thị trường dễ tính đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Cộng thêm sức tiêu thụ lớn nên đây được xem là giải pháp tuyệt vời khi doanh nghiệp có ý định xuất khẩu thực phẩm sang nước ngoài.

Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia khác, để xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc thực vật sang Trung Quốc cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện việc đăng ký, hoàn tất hồ sơ theo yêu cầu của Cục Bảo Vệ Thực Vật. Về quy trình đăng ký và hồ sơ ra sao hãy theo dõi ở những phần kế tiếp.

2. Phạm vi đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc

2.1. Loại thực phẩm

Cách đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc cho các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm có nguồn gốc thực vật (01)

Theo điều 7 – Lệnh 248 của Tổng cục hải quan Trung Quốc (GACC) những loại thực phẩm nguồn gốc thực vật phải đăng ký qua Cục Bảo Vệ Thực Vật bao gồm:

– Ngũ cốc dùng làm thực phẩm

Đây là các sản phẩm được làm từ hạt, rễ, củ của cây trồng như ngũ cốc, khoai. Bên cạnh đó, nó còn có các sản phẩm ăn được từ hạt của các loại cây thân thảo đã trải qua quá trình chế biến thô như gạo, yến mạch, cao lương.

– Sản phẩm bột ngũ cốc

Là những sản phẩm dạng bột mịn được tạo nên từ quá trình nghiền và lộc hạt hay rễ, củ các loại cây trồng như quả hạch, trái cây,… để trở thành bột có thể ăn được. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp ngoại trừ theo quy định của Bộ Công Thương như bột mì hoặc bột meslin, bột ngũ cốc, ngô, khoai, sắn, inulin, gluten,…

– Các loại rau tươi, rau tách nước và đậu khô

Là những loại rau tươi hay sản phẩm được rau khô sau khi được chế biến từ phương pháp giữ tươi, khử nước, sấy khô hay những phương pháp sấy khô khác cùng đậu khô.

– Gia vị nguồn gốc tự nhiên

Bao gồm các sản phẩm thực vật tự nhiên như quả, hạt, rễ, thân, lá, hoa hay toàn thân cây có thẻ sử dụng trực tiếp để làm thơm hay tạo mùi cho món ăn, làm gia vị.

– Quả hạch và các loại hạt

Quả hạch là từ dùng để chỉ các loại cây thân gỗ có vỏ cứng bao gồm óc chó, hạt dẻ, hạt mơ, hạt hanh nhân, quả hồ đào, hạt mắc ca, hạt thông,… Còn các loại hạt là từ chung để chỉ hạt của các loại thực vật như dưa, quả, rau,…

– Trái cây khô

Là những sản phẩm trái cây tươi trải qua quá trình sấy khô bằng cách phơi nắng hoặc sấy bằng máy, bằng phương pháp khử nước tạo thành.

– Hạt cà phê và cacao chưa rang.

2.2. Loại doanh nghiệp

Cách đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc cho các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm có nguồn gốc thực vật (02)

Để xuất khẩu thực phẩm sang Trung Quốc ngoài việc đăng ký loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật thì doanh nghiệp sản xuất thực phẩm cũng phải đăng ký theo lệnh 248 PP bao gồm doanh nghiệp sản xuất chế biến CS, doanh nghiệp kho lạnh DS, doanh nghiệp kho thường.

Trong trường hợp doanh nghiệp thương mại hoặc đại lý muốn xuất khẩu sang Trung Quốc mà không đăng ký lệnh 248 thì phải cung cấp được thông tin qua hệ thống quản lý hồ sơ đăng ký và nộp tại địa chỉ Website http://ire.customs.gov.cn/.

Sau khi hoàn tất việc gửi thông tin đăng ký, doanh nghiệp, đại lý đăng ký sẽ nhận được số series do hệ thống quản lý hồ sơ cung cấp. Doanh nghiệp có thể dùng số series này để kiểm tra quy trình nộp hồ sơ đăng ký và sửa đổi thông tin nộp hồ sơ đăng ký. Lúc này tổng cục hải quan Trung Quốc sẽ lưu hồ sơ của doanh nghiệp thương mại hay đại lý xuất khẩu rồi công bố danh sách ở trên Website của tổng cục hải quan Trung Quốc. Các thông tin công bố sẽ bao gồm đầy đủ tên doanh nghiệp thương mại hay đại lý xuất khẩu thực phẩm, quốc gia, khu vực, lĩnh vực hoạt động kinh doanh.

3. Cách đăng ký xuất khẩu thực phẩm sang Trung Quốc

Để đăng ký xuất khẩu thực phẩm sang Trung Quốc cần phải trải qua nhiều bước bao gồm việc chuẩn bị hồ sơ thủ tục và đăng ký. Cụ thể như sau:

Cách đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc cho các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm có nguồn gốc thực vật (04)

3.1. Hồ sơ thủ tục xuất khẩu thực phẩm

Các loại giấy tờ do GACC yêu cầu gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Bản cam kết của doanh nghiệp.
  • Sơ đồ sản xuất.

Những loại giấy tờ trên yêu cầu phải được ký tên, đóng dấu theo quy định và có đi kèm bản sao.

Các loại giấy tờ do Cục Bảo Vệ Thực Vật yêu cầu gồm:

  • Một trong các loại giấy chứng nhận như: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn; giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt; giấy chứng nhận hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn; giấy chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm; giấy chứng nhận tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế; giấy chứng nhận tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm; giấy chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm hay các loại giấy chứng nhận khác tương đương.
  • Bản thuyết minh đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của doanh nghiệp.
  • Bản xác nhận kiểm dịch thực vật của Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp tỉnh, thành phố theo thẩm quyền quản lý quy định tại Thông tư 35/2015/TTBNNPTNT quy định về kiểm dịch thực vật nội địa.

Tất cả những loại giấy tờ trên cần phải được ký tên đóng dấu theo quy định và gửi bản sao về Cục Bảo Vệ Thực Vật qua email qlattpmt.bvtv@mard.gov.vn hoặc nộp trực tiếp. Nếu GACC có những thay đổi về yêu cầu đăng ký thì Cục Bảo Vệ Thực Vật sẽ điều chỉnh phù hợp với tình hình và báo với doanh nghiệp, đơn vị đăng ký để nắm rõ.

3.2. Quy trình đăng ký Online

Thay vì doanh nghiệp phải đến tận nơi để đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc cho các mặt hàng thực phẩm có nguồn gốc thực vật thì hiện nay quy định mới cho phép đăng ký Online giúp bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức. Chỉ cần thực hiện đầy đủ các bước dưới đây là được.

Bước 1: Doanh nghiệp đề nghị Cục Bảo Vệ Thực Vật cấp tài khoản cho doanh nghiệp bằng cách gửi thông tin tiếng Anh qua email qlattpmt.bvtv@mard.gov.vn cùng username và password mà doanh nghiệp đề xuất. Đồng thời cũng cung cấp đầy đủ các thông tin gồm:

  • Số đăng ký: Là số đăng ký doanh nghiệp tại Việt Nam/mã số thuế.
  • Workplace: Là tên tiếng Anh của doanh nghiệp theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Contact: Bao gồm tên người liên lạc, số điện thoại, địa chỉ liên lạc, email, loại hàng hóa dự định xuất khẩu sang Trung Quốc.

Bước 2: Cục Bảo vệ thực vật sau khi tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp sẽ tiến hành thực hiện việc cấp tài khoản cho Doanh nghiệp trên Website https://cifer.singlewindow.cn. Đồng thời đơn vị này cũng thông báo để doanh nghiệp biết tài khoản đã được cấp bao gồm user name và password.

Bước 3: Doanh nghiệp truy cập vào Website https://cifer.singlewindow.cn và sử dụng account và password do Cục Bảo Vệ Thực Vật cấp để thực hiện đăng ký online xuất khẩu thực phẩm sang Trung Quốc. Những thao tác sẽ được hướng dẫn cụ thể trong tài liệu hướng dẫn của GACC được đi kèm trong Email.

Lưu ý: Mỗi lần đăng ký chỉ được một nhóm sản phẩm theo phân loại của GACC. Trong trường hợp bạn muốn đăng ký 2 nhóm sản phẩm trở lên thì phải thực hiện lại đúng quy trình các bước như đăng ký ở lần 1.

Bước 4: Hồ sơ được gửi đi, Cục Bảo Vệ Thực Vật sẽ kiểm tra và nếu hồ sơ đạt yêu cầu sẽ tiến hành gửi tới GACC.

Cách đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc cho các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm có nguồn gốc thực vật (03)

Bước 5: Doanh nghiệp phải theo dõi quá trình đăng ký và nhận phản hồi từ Cục Bảo Vệ Thực Vật cũng như GACC trực tiếp trên Website.

4. Lưu ý cần nhớ khi doanh nghiệp sản xuất thực phẩm và xuất khẩu sang Trung Quốc

Không những vấn đề chuẩn bị thủ tục và đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc, để việc làm ăn của bạn được thuận lợi thì còn có những vấn đề quan trọng dưới đây mà bạn tuyệt đối không được bỏ qua.

– Thứ nhất, khi muốn xuất khẩu thực phẩm cần phải xác định rõ thực lực và uy tín của doanh nghiệp Trung Quốc, đặc biệt là các đối tác mà bạn tìm kiếm thông qua mạng Internet. Ngày nay, các vụ án đối tượng xấu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản xuyên biên giới không còn hiếm. Vì thế, xác định rõ thực lực, uy tín của đối tác sẽ giúp bạn an tâm hơn khi xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc.

– Thứ hai, mọi giao dịch đều cần phải được thực hiện trên hợp đồng và theo thông lệ của thương mại quốc tế với các điều khoản giao dịch. Mọi tranh chấp cần được giải quyết và thống nhất chặt chẽ, có tính ràng buộc cao.

– Thứ ba, doanh nghiệp nên có sự tìm hiểu kỹ lưỡng về quy định xuất nhập khẩu của chính phủ Trung Quốc với các mặt hàng mà doanh nghiệp có kế hoạch hợp tác, giao dịch với các đối tác Trung Quốc, đặc biệt là thức ăn có nguồn gốc từ thực vật, bởi loại sản phẩm này có sự kiểm soát rất gắt gao về vấn đề kiểm dịch.

– Thứ tư, nếu là đối tác Trung Quốc là đối tác thông thường, lần đầu tiếp xúc qua hội chợ triển lãm hay các kênh hội thảo, diễn đàn,… thì bạn cần phải đề nghị họ cung cấp giấy phép kinh doanh do Cục quản lý hành chính công thường tại tỉnh, thành phố Trung Quốc mà doanh nghiệp đó có trụ sở. Giấy phép kinh doanh phải có bản sao công chứng và tuyệt đối không được tin những giấy phép kinh doanh mà trên đó có dòng chữ chỉ có giá trị tham khảo.

Cách đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc cho các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm có nguồn gốc thực vật (05)

Với những đối tác có nguyện vọng làm ăn nghiêm túc, lâu dài với Việt Nam thì khi được yêu cầu cung cấp giấy phép kinh doanh họ sẽ không thoái thác, e ngại. Ngược lại, nếu họ cảm thấy bối rối trước yêu cầu này thì bạn nên cân nhắc lại. Khi đối tác cung cấp giấy phép kinh doanh bạn cũng phải xem xét kỹ các thông tin bao gồm: Tên, địa chỉ công ty, ngày cấp giấy phép, thời hạn hết hiệu lực, phạm vi kinh doanh, vốn đăng ký.

Đối khi một số đối tượng xấu lợi dụng sự thiếu hiểu biết hoặc sự qua loa trong kiểm tra sổ sách, giấy tờ của bạn mà làm giả giấy phép kinh doanh. Vì thế kiểm tra tỉ mỉ từng thông tin ở trên này là cách giúp bạn đảm bảo an toàn hơn trong suốt quá trình hợp tác làm ăn về sau.

– Thứ năm, việc triển khai xuất khẩu phải đảm bảo đầy đủ các khâu bao gồm việc chuẩn bị hàng hóa, đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu, vận chuyển, giao hàng, thanh toán và thủ tục xuất khẩu. Dù thiếu một trong những công đoạn này thì toàn bộ quá trình đều sẽ bị ngừng trệ.

Hi vọng rằng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi bạn đọc có thể nắm rõ cách đăng ký và thủ tục cần chuẩn bị khi muốn xuất khẩu sang Trung Quốc đối với mặt hàng là thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Còn nếu bạn muốn xuất khẩu với các loại mặt hàng khác thì đừng quên ghé thăm chuyên trang của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều bài viết chia sẻ đầy đủ nhất.

mũi tên

Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:

Công ty CPĐT Tuấn Tú

VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Hotline: 02422050505 – 0834050505 – 0914567869

Email: may3a.info@gmail.com

Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. HCM

Hotline: 0945796556 – 0984930099

Email: maychannuoivn@gmail.com

Website: https://may3a.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/maynhanong/

Cảm ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi!