Cách nuôi cá chép vàng cho hiệu quả kinh tế cao

Cá chép đỏ hay còn có tên gọi khác là cá chép vàng, có nguồn gốc từ Nhật Bản với màu sắc đỏ hoặc vàng đặc trưng. Loại cá chép cảnh này thường được sử dụng để cúng ông Công ông Táo trong dịp 23 tháng chạp. Để thu được hiệu quả kinh tế cao, bà con cần nắm vững cách nuôi cá chép vàng để áp dụng vào thực tế, thu hoạch vật nuôi đúng thời điểm và được giá nhất. Mời bà con tìm hiểu chi tiết kĩ thuật nuôi cá chép đỏ qua bài viết dưới đây.

Cách nuôi cá chép vàng (01)

Cá chép vàng (cá chép ông Táo)

Chia sẻ cách nuôi cá chép vàng chuẩn nhất theo chia sẻ của chuyên gia

1. Cải tạo ao nuôi cá chép vàng

Bà con có thể lựa chọn các ao nuôi có diện tích lớn nhỏ khác nhau để tiến hành nuôi trồng loài thủy sản này. Nhưng diện tích ao nuôi phù hợp nhất dao động từ 300 – 1000 mét vuông để tiện công tác chăm sóc, quản lý. Trước khi tiến hành thả nuôi cá, cần phải tát cạn ao, bắt hết cá tạp, cá dữ, dọn sạch bèo trong ao, phát quang cỏ dại và bụi rậm xung quanh bờ ao. Nếu lớp bùn dày cần tiến hành nạo vét, đảm bảo độ dày của lớp bùn đạt 10 – 25cm là hợp lý. Tìm và lấp hết hang hốc trên bờ ao, tránh cá thoát ra ngoài. Độ cao từ đáy ao lên bờ ao cần đạt từ 1,4 – 1,6m.

Tiến hành bón vôi với liều lượng từ 7 -10 kg/100 mét vuông ao nuôi để tiêu diệt mầm bệnh rồi phơi ao từ 2 – 3 ngày. Nếu khu vực đó, đất bị nhiễm phèn hoặc vụ trước cá mắc bệnh cần tăng lượng vôi lên gấp 1,5 – 2 lần. Đáy ao san phẳng và nghiêng về hướng cống thoát nước. Bón lót phân chuồng đã ủ hoai mục với lượng khoảng 30 – 40 kg phân chuồng và 40 – 50 kg phân xanh trong 100 mét vuông bề mặt ao. Cần rắc đều phân chuồng ở khắp ao, còn phân xanh thì bó thành từng bó và dìm ở các góc ao.

Cách nuôi cá chép vàng (02)

Tiến hành bón vôi cho ao nuôi để diệt mầm bệnh

Sau khi phơi ao có thể tiến hành đổ nước vào làm nước nuôi cá chép vàng. Tuy nhiên cần lắp lới lọc có mắt dày để loại bỏ cá tạp, cá dữ có thể chui vào ao. Nếu ao sử dụng để ương cá bột thì cần duy trì mức nước ở 0,7 – 1m. Còn nếu ao sử dụng để nuôi cá hương thì cần duy trì mức nước ở 1m. Để nước ao từ 3 – 7 ngày cho tới khi nước chuyển sang màu xanh nõn chuối là có thể tiến hành thả cá vào nuôi.

2. Thả cá chép đỏ giống

Để cá lớn đúng vào ngày cúng ông Công ông Táo lên chầu trời, cần bắt đầu mùa vụ nuôi cá từ tháng 8 – 9 dương lịch. Nếu bà con đã có kinh nghiệm trong việc nuôi giống cá này có thể mua cá bột về để ương cho tiết kiệm chi phí. Còn trong trường hợp vẫn e ngại chăm sóc và nuôi dưỡng chưa được tốt, có thể mua cá hương bắt đầu nuôi sẽ giảm rủi ro xuống thấp hơn.

Nên mua cá giống ở các cơ sở có uy tín và lựa chọn các con cá có kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh để nuôi. Trước khi tiến hành thả nuôi nên tắm cho cá bằng dung dịch nước muối pha loãng 2 -3% để diệt trùng trong khoảng 10 – 15 phút rồi thả cả bao chứa cá vào ao nuôi trong 15 phút để cá thích nghi với nhiệt độ nước ao rồi mới mở bao để cá tự chui ra.

Nếu nuôi cá bột, cần phải tiến hành thả cá giống với mật độ từ 150 – 200 con/ mét vuông ngay sau khi lấy nước vào ao nuôi từ 1 – 2 ngày. Tránh để bọ gạo, bắp cày… tấn công cá mới thả.

3. Cách nuôi cá chép vàng

Cá chép vàng ăn gì? Thức ăn nuôi cá chép vàng

Cá chép vàng là loài động vật ăn tạp, thức ăn của chúng bao gồm các loại sau:

– Thực vật: rong rêu, bèo tấm, rau cỏ trong ao… hoặc các loại phụ phẩm nông nghiệp hoặc rau trồng như: chuối, đậu Hà Lan, rau muống, bí đỏ, cải…

– Động vật: đa phần nguồn thức ăn từ động vật tới từ con mồi chúng săn được ngoài tự nhiên như: bọ gậy, lăng quăng, giun, tôm, cá nhỏ…

– Thức ăn tổng hợp: thường được sử dụng cho các hộ nuôi cá quy mô lớn, mua sẵn ngoài thị trường và đổ vào máy phun thức ăn cho cá 3A90W để thay bà con rải thức ăn cho giống thủy sản này mà không tốn công sức, thời gian mỗi ngày vài lần đều đặn cho ăn. Ưu điểm khi sử dụng thiết bị cho cá ăn chuyên dụng còn giúp bà con tiết kiệm thức ăn và tránh làm ô nhiễm môi trường ao nuôi, giảm nguy cơ mắc bệnh trên cả đàn cá. Máy phân bố đều thức ăn ra xa, trên diện rộng, đảm bảo toàn bộ đàn cá được ăn đầy đủ, tránh hiện tượng cá chậm lớn, còi cọc, giảm giá trị thương phẩm.

Cách nuôi cá chép vàng (04)

Sử dụng máy cho cá ăn 3A90W để nuôi cá chép vàng

Sau khi thả cá giống, cần cho cá ăn ngay bằng trứng gà, vịt với lượng 30000 – 40000 cá bột ăn 1 quả trứng. cách làm như sau: luộc trứng chín rồi chà nhỏ qua rây lọc để làm nhỏ mịn thức ăn rồi hòa loãng và té xuống ao. Ngày cho ăn 2 lần vào sáng sớm và chiều tối, liên tục trong 3 ngày đầu tiên.

Các ngày tiếp theo hòa bột đậu tương với bột cá, cám, bột ngô theo tỉ lệ 3:3:4 rồi đem đun chín và rắc xuống ao làm thức ăn cho cá. Mỗi ngày duy trì cho cá chép vàng ăn 2 lần.

  • Tuần thứ nhất duy trì liều lượng 0,5 kg/10000 con cá/bữa
  • Tuần thứ 2 tăng lên 1kg thức ăn/10000 con cá/bữa
  • Tuần thứ 3 tăng lên 2 kg thức ăn/10000 con cá/bữa
  • Tuần thứ 4 duy trì ở mức 3kg thức ăn/10000 con cá/bữa

Kết hợp bón phân định kình 2 lần/tháng với lượng 20 – 30 kg phân chuồng + 30 – 40 kg phân xanh trên 100 mét vuông mặt ao.

Nuôi cá hương có thể sử dụng thức ăn công nghiệp mua sẵn có độ đạm từ 25 – 30% hoặc tự chế biến thức ăn hỗn hợp bằng công thức: trộn bột cá, bột đậu tương, ngô, khoai, mì… nhưng cần đảm bảo tỉ lệ bột đậu tương và bột cá chiếm 25 – 35% rồi nấu chín lên. Sau đó để nguội bớt và cho qua máy ép cám viên tạo hạt, hong khô và rắc xuống cho cá ăn 2 bữa/ngày. Đảm bảo khẩu phần ăn hàng ngày bằng 7 – 10% trọng lượng cá chép vàng cảnh.

Khi cá chép vàng còn nhỏ, nên cho cá ăn thêm các loại động vật phù du, trùn chỉ và loăng quăng. Cá chép lớn hơn có thể cho ăn thêm ấu trùng, giun, ốc, cám, bã đậu…

Cách nuôi cá chép vàng (06)

Chú ý khẩu phần ăn cho cá chép vàng

Chăm sóc cá chép vàng

Trong những ngày đầu tiên thả cá giống, cần dùng vợt lưới để vớt hết trứng ếch, nhái, trên bề mặt ao vào sáng sớm hoặc dùng khung tre tẩm dầu hỏa di chuyển trên bề mặt ao để tiêu diệt bọ gạo – loại thiên địch gây hại cho cá. Tập luyện sức khỏe cho cá bằng cách khoắng đục nước ao 2 – 3 ngày một lần từ sau 20 ngày thả cả trở đi. Trong 20 ngày đầu tiên không được sử dụng bất kì hình thức đánh bắt nào, tránh làm xây xát cá do cá chưa hoàn thiện lớp vảy bên ngoài.

Khi cá lớn hơn chuyển từ giai đoạn cá bột sang cá hương cần phải thu hoạch để bán bớt hoặc san thả sang các ao khác nuôi tiếp, tránh để chúng cạnh tranh thức ăn gây ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng. Sử dụng lưới bằng màn tuyn để đánh bắt ở từng vùng ao, không kéo toàn bộ ao sẽ khiến cá bị chết ngạt.

Cách nuôi cá chép vàng (07)

Khi cá lớn cần chú ý mật độ nuôi

Duy trì mức nước trong ao từ 1 – 1,2m đảm bảo cho cá có môi trường thuận lợi nhất để sinh trưởng. Kiểm tra cá 2 – 3 ngày/lần bằng cách dùng vợt bắt 1 vài con cá chép đỏ lên. Nếu cá khỏe, bụng căng tròn, màu da tươi sáng là đàn cá đang phát triển tốt. Nếu cá bụng lép, đầu to tức là đang bị đói, cần tăng khẩu phần ăn.

Tại các thời điểm giao mùa, cá rất dễ nhiễm các bệnh kí sinh như nấm hoặc vi khuẩn gây ra. Để hạn chế các bệnh gặp phải, cần tiến hành khử trùng ao nuôi định kì mỗi tháng 1 lần bằng vôi bột với lượng 2kg/100 mét vuông bề mặt ao.

Mùa đông nên giữ mức nước trong ao ổn định. Dưới 18 độ C, không cho cá ăn. Trên 18 độ C cho cá ăn lúc nhiệt độ cao nhất trong ngày. Trong thời tiết giá lạnh, không đánh bắt cá, tránh gây tổn thương.

Nếu cá có triệu chứng mắc bệnh nấm thủy mi như: trên cơ thể xuất hiện các cục bông màu trắng chính là các sợi nấm mọc chụm lại với nhau thì cần cắt giảm 30% khẩu phần ăn và phun formol liều lượng 7 – 10 ppm xuống ao 3 lần (2 ngày/lần) kết hợp thay 20 – 30% lượng nước trong ao.

Nếu cá bị nhiễm bệnh với nguyên nhân từ vi khuẩn gây ra, xuất hiện các triệu chứng như: bơi lờ đờ, cơ thể xơ lại, bên ngoài mất nhớt và dạt vào bờ chết dần. Bà con tiến hành cắt giảm 30 – 40% khẩu phần ăn và trộn vào thức ăn của cá một trong các loại kháng sinh như: Ciprofloxacin hoặc Streptomycine 5 – 7g/kg thức ăn. Kết hợp dùng viên sủi Vicato khử trùng nước ao với liều lượng 0,5 – 0,8g/mét khối từ 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày.

Phải theo dõi kĩ thời tiết và biểu hiện của cá để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp nhất. Vừa tránh lãng phí thức ăn, vừa tránh làm bẩn môi trường ao nuôi, dễ làm cá mắc bệnh.

4. Thu hoạch cá chép vàng

Trước 15 ngày thu hoạch, khuấy đục nước ao từ 1 – 2 lần cách 3 ngày mới thực hiện 1 lần để luyện cho cá. Trước 2- 3 ngày thu hoạch cần bơm xả một nửa lượng nước trong ao rồi dùng lưới vét cá để thu hoạch. Sau đó tát cạn và thu hoạch toàn bộ số cá trong ao.

Cách nuôi cá chép vàng (08)

Thu hoạch cá chép vàng

Cá thu hoạch cần cho vào nước sạch kết hợp sục khí. Khi vận chuyển tới chợ cần cho vào túi nylon to, có sục oxy để đảm bảo cá vẫn mạnh khỏe.

Trên đây, may3a.com vừa gửi tới bà con cách nuôi cá chép vàng chuẩn nhất. Chúc bà con nắm vững kiến thức và áp dụng thành công để thu được đàn cá chép nhiều về số lượng, đẹp về hình thức để bán được giá cao.

mũi tên

Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:

Công ty CPĐT Tuấn Tú

VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Hotline: 02422050505 – 0834050505 – 0914567869

Email: may3a.info@gmail.com

Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. HCM

Hotline: 0945796556 – 0984930099

Email: maychannuoivn@gmail.com

Website: https://may3a.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/maynhanong/

Cảm ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi!