Kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt khiến bà con bất ngờ vì cho hiệu quả cao

Hiện nay, với sự đa dạng hóa về các loại vật nuôi nhưng chăn nuôi lợn vẫn được bà con phát triển mạnh mẽ, do nhu cầu tiêu thụ thịt lợn trong nước và xuất khẩu vẫn ở mức cao. Tuy nhiên, thay vì hình thức ăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún và kém hiệu quả như trước, bà con đã đầu tư xây dựng các mô hình chăn nuôi nông hộ, trang trại quy củ hơn. Đồng thời, việc áp dụng những kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt đã giúp bà con đạt năng suất cao hơn, giảm bớt công sức lao động.

Kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt giúp tăng năng suất cho bà con

1. Kỹ thuật chọn giống lợn thịt

Muốn áp dụng kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt thành công, yếu tố đầu tiên bà con phải quan tâm chính là con giống. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống lợn được cung cấp như: Lợn thuần chủng (Yorkshire , Landrace), lợn lai, lợn siêu nạc… Tuy nhiên do thị yếu của người tiêu dùng thì bà con nên chọn nuôi lợn có tỷ lệ nạc cao (từ 45% trở lên).

Kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt

Về ngoại hình nên lựa chọn những con lợn có thân dài, bụng thon gọn, mông vai nở, gốc đuôi to, 4 chân thẳng và chắc chắn, da dẻ hồng hào, lông thưa óng mượt, mắt tinh nhanh, đi lại hoạt bát, phàm ăn. Lợn con sau cai sữa 60 ngày tuổi phát có trọng lượng 14 – 16kg (đối với lợn lai) và 18 – 20kg (đối với lợn ngoại). Bên cạnh đó, bà con cần tránh chọn những con da dẻ sần sùi, lông dày, bị khuyết tật, không chọn những giống heo lùn, bụng sệ, người ngắn.

Trong kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt, các chuyên gia cũng khuyên bà con nên chọn những đàn lợn có lai lịch, xuất xứ rõ ràng, có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, đã được tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh (như dịch tả, thương hàn, tai xanh, lở mồm long móng, tụ huyết trùng…). Tốt nhất bà con nên chọn các cơ sở đã có uy tín về con giống.

2. Kỹ thuật xây dựng chuồng trại

Khi xây dựng chuồng trại, bà con nên chọn những vùng đất có nền cao ráo thoáng mát, thoát nước tốt. Nên chọn những nơi xa khu dân cư, nhà máy, bệnh viện, trường học và xa các trang trại chăn nuôi khác (để tránh lây lan dịch bệnh). Chọn vị trí gần đường giao thông để tiện cho việc vận chuyển vật tư, con giống, thức ăn và xuất bán sản phẩm của trang trại.

Làm chuồng nên theo hướng Đông – Tây, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp và mùa đông. Hệ thống điện nước cung cấp cho chuồng trại phải đầy đủ. Tùy vào diện tích và số lượng có thể làm 1 dãy hoặc 2 dãy chuồng. Tường vây không xây kín, mà cần xây cao khoảng 0,8m, phần còn lại bao lưới B40, sử dụng bạt che chắn vào mùa đông hoặc ngày mưa gió. Độ dốc nền chuồng 2%, nên lát gạch chỉ. Về kích thước nên trung bình: 12-15m2/1ô. Lựa chọn máng ăn dốc, dễ rửa không để thức ăn tồn đọng trong máng.

3. Kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt

Tùy theo từng giai đoạn phát triển của lợn thịt, bà con cần chú ý điều chỉnh khẩu phần ăn cho chúng để đảm bảo đủ protein thô. Giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của lợn thịt theo từng giai đoạn thể hiện trong bảng sau:

Giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn theo từng giai đoạn

Khối lượng cơ thể Protein thô Năng lượng trao đổi (ME) kcal
10 – 30 17 – 18 3100 – 3200
31 – 60 15 3100
60 – 100 13 3000
Kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt - cách cho ăn, cho uống

Cho lợn ăn theo khẩu phần định mức để đạt hiệu quả tốt nhất

* Lưu ý về cách cho ăn, uống trong kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt:

– Bà con tập cho lợn ăn thức ăn tinh trước, sau đó mới cho ăn thức ăn thô.

– Cho lợn ăn theo đúng tiêu chuẩn, không nên cho ăn quá khẩu phần, vừa tốn kém chi phí mà lại không đem lại hiệu quả.

– Cho lợn ăn thành nhiều bữa và tập cho ăn quen bữa, đúng giờ. Lợn nhỏ dưới 30kg, bà con cho ăn 3 bữa/ngày. Lợn lớn hơn cho ăn 2 bữa/ngày.

– Tránh thay đổi khẩu phần ăn đột ngột.

– Cung cấp đủ nước uống cho lợn, có thể dùng vòi uống tự động để lợn uống theo nhu cầu.

Cách tính lượng thức ăn của lợn thịt/ngày

Khối lượng cơ thể (Kg) Cách tính lượng thức ăn/ngày Mức ăn/ngày (Kg) tính TB cho mỗi giai đoạn Số bữa/ngày
10 – 30 5,3% x khối lượng lợn 1,05 3
31 – 60 4,3% x khối lượng lợn 2,16 2
61 – 100 3,4% x khối lượng lợn 3,07 2

VD: Lợn có khối lượng 40kg, thì mỗi ngày sẽ ăn hết 4,3% x 40 = 1,72 kg.

Tuy nhiên, để lợn có tỉ lệ nạc cao, bà con nên áp dụng định mức ăn hạn chế của lợn ngoài 60k theo bảng dưới đây (giảm 15 – 20% so với mức ăn tự do ở bảng trên):

Định mức ăn hạn chế của lợn thịt:

Khối lượng cơ thể (Kg) Lượng thức ăn/con/ngày (Kg) Hàm lượng Protein và năng lượng trong 1 kg thức ăn
18 0,9

Protein: 17 – 18 %

Năng lượng: 3100 Kcal

27 1,2
38 1,5

Protein: 15 %

Năng lượng: 3100 Kcal

50 2,0
60 2,2
68 2,3 – 2,4

Protein: 13 %

Năng lượng: 3000 Kcal

75 2,4 – 2,6
85 2,6 – 2,8
86 – 100 2,6 – 2,8

Đặc biệt, để giảm bớt chi phí về thức ăn chăn nuôi, nhiều bà con đã mạnh dạn đầu tư máy móc để tự sản xuất thức ăn cho đàn lợn. Việc sử dụng nông sản, phụ phẩm nông nghiệp có sẵn tại địa phương đã giúp bà con có được nguồn thức ăn chất lượng, giá rẻ cho đàn vật nuôi.

Video bàn giao dây chuyền sản xuất cám viên 3A cho HTX Châu Phát, Quảng Nam

4. Phòng bệnh cho đàn lợn thịt

Đối với kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt thì việc phòng bệnh cho đàn vật nuôi là vô cùng quan trọng. Nếu không thực hiện tốt khâu phòng bệnh, khi dịch bệnh bùng phát có thể khiến cả đàn lợn bị chết, gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi.

Tùy từng khu vực mà bà con có lịch tiêm vaccine khác nhau, tuy nhiên căn cứ vào sinh lý ở lợn và đặc điểm bệnh vẫn có những điểm chung để xây dựng một lịch vaccine hiệu quả:

10 – 12 ngày tuổi Hội chứng PRRS
14 – 16 ngày tuổi Phòng Mycoplasma
21 Ngày tuổi Phòng CSF (Dịch tả)
5 Tuần Phòng CSF (Dịch tả)
7 tuần Phòng FMD (Lở mồm long móng)
7 tuần Phòng APP (Viêm phổi dính sườn)
9 tuần Phòng CSF (Dịch tả)
11 tuần  Phòng APP (Viêm phổi dính sườn)

Trên đây là một số kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt giúp bà con chăn nuôi đạt hiệu quả và năng suất cao hơn. Chúc bà con chăn nuôi thành công!