Kỹ thuật gieo mạ khay cấy đứng (mạ ném)

I. Giới thiệu về kỹ thuật gieo mạ khay

Trong quá trình công nghiệp hóa, nền nông nghiệp nước ta hiện nay đang đứng trước các vấn đề như thiếu hụt lao động, diện tích đất ruộng bị thu hẹp, giá thuê khoán cao…Do đó việc tìm ra phương pháp giải quyết các vấn đề trên, để đem lại năng suất cao, giải phóng sức lao động và dễ áp dụng với mọi địa hình có ý nghĩa lớn. Kỹ thuật gieo mạ khay (cấy đứng) ra đời giúp bà con giải quyết được những khó khăn trên, cần được phổ biến và nhân rộng ra các tỉnh thành.

1. Bảng so sánh các đặc điểm của phương pháp gieo Mạ sân và Mạ ném

Đặc điểm

Mạ sân

Mạ ném

Loại ruộng

Chân ruộng trũng

Chân ruộng cao

Vật liệu gieo mạ

Bùn

Đặc, tốn nhiều bùn

Bùn dày 1,5-2 cm

Loãng, tốn ít

Bùn chỉ cần lấp gần đầy lỗ trong khay mạ

Khay

Không có

Khay nhẹ, tiện lợi,vệ sinh dễ dàng, giá thành rẻ, dùng được

3-5 vụ

Mặt bằng

Gieo trên sân

Nếu gieo trên nền đất thì cần phủ nilon dưới nền

Gieo được cả trên sân và nền ruộng ướt

Kĩ thuật cấy lúa

Nhân công

3 người (lấy mạ, chia mạ, cấy)

2 người (lấy mạ, cấy mạ)

Hiệu suất công việc

1 nữ cấy  1 ngày dc 1 sào

1 người (cả nam, nữ) 1 ngày ném được 2-3 sào

Yêu cầu

Cần lao động có kinh nghiệm

Dễ làm, không cần kinh nghiệm

Tư thế cấy

Khom lưng, nhanh bị mỏi

Đứng thẳng, thoải mái

Sự phát triển của cây mạ

Bộ rễ bị tổn thương

Khả năng chịu mặn kém

Dễ bị chết do ảnh hưởng thời tiết

Đẻ nhánh muộn và hay bị bệnh nghẹt rễ làm giảm năng suất, tăng chi phí phân bón, kéo dài thời gian sinh trưởng

Bộ rễ được đảm bảo nguyên vẹn

Chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết

Cây mạ dễ phục hồi, nhanh bén rễ sau 2-3 ngày

Đẻ nhánh ngay từ mắt đốt đầu tiên trên tầng đất mặt

2. Kỹ thuật gieo mạ khay là giải pháp kinh tế cho bà con nông dân

Phương pháp cấy mạ ném đã được nhiều bà con ở các tỉnh áp dụng thành công như Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Bình, Yên Bái, Quảng Ninh. Phương pháp mới này đã mang lại cho bà con những lợi ích về kinh tế.

-Giảm công sức gieo cấy cho bà con. Với phương pháp cấy truyền thống, cần có 4 người cấy, nhưng với việc cấy mạ ném, chỉ cần có 2 người. Thời gian cấy một sào chỉ còn 15-20 phút ( cấy truyền thống hết 12h). Thao tác đơn giản, dễ thực hiện nên cả nam, nữ ai cũng làm được.

-Giảm chi phí đầu tư: Tiết kiệm được thóc giống và thời gian ngâm ủ. Giá thành khay mạ đã giảm 60% so với thời kì đầu. Các dụng cụ che chắn như khung tre, nilong che phủ, khay nhựa đều có thể tái sử dụng cho nhiều vụ. Lượng bùn giảm 2/3 so với mạ sân. 

-Kỹ thuật gieo mạ khay giúp tăng năng suất lúa từ 10 đến 20%. Thời gian làm mạ giảm, tranh thủ được thời vụ từ 12-20 ngày.

3. Cây mạ sinh trưởng tốt nhờ kỹ thuật gieo mạ khay

-Bà con đem ném mạ khi mạ được 2,5-3 lá. Đây là giai đoạn mạ đúng tuổi, đẻ nhánh khỏe. Mạ được ném xuống ăn nông, dễ đẻ nhánh từ đốt đầu tiên. Khác với cấy truyền thống, mạ dúi sâu 2-3cm, cây lúa chậm hồi xanh, đẻ nhánh muộn. Việc cấy thưa, mỗi khóm cách nhau 20cm, đảm bảo cho cây lúa phát triển tốt, đỡ sâu bệnh lây lan, đẻ nhánh khỏe, quang hợp dễ dàng.

-Rễ mạ còn nguyên trong bầu đất khi được ném xuống, do đó rễ không bị tổn thương, giúp cây mạ khỏe và dễ ngồi sau 2-3 ngày. Mạ chịu được ruộng đất chua, phèn.

-Kỹ thuật ném mạ giúp giúp ngắn chu kỳ sản xuất chiếm ruộng.

II.Chuẩn bị hạt giống trong kỹ thuật gieo mạ khay

1.Yêu cầu

– Hạt giống phải khô, sạch, chắc mẩy và phải là giống thuần, không lẫn hạt giống khác hay lẫn hạt cỏ, loại bỏ hạt lép và dị dạng.

– Hạt giống không bị mối mọt, nhiễm hóa chất hay mang những mầm bệnh nguy hiểm.

– Tỉ lệ nảy mầm cao, đạt 85% trở lên.

– Khối lượng: Đối với lúa lai, bà con cần 1kg thóc giống cho 1 sào Bắc Bộ. Còn đối với lúa thuần, vụ xuân cần 2-2,5kg hạt, vụ mùa cần 1,5 – 2kg hạt trên một sào Bắc Bộ.

2.Xử lý hạt giống

Phơi lại hạt giống: Bà con đem phơi lại hạt giống từ 6-8 tiếng trên bạt ni lông. Việc phơi hạt sẽ giúp cho hạt hút nước nhanh khi ngâm ủ, đẩy mạnh hoạt động của hệ thống men, kích thích khả năng nảy mầm.

Thử độ nảy mầm của hạt giống: bà con đem một nắm hạt giống đi ngâm ủ bình thường (2 ngày, 1 đêm). Nếu tỉ lệ nảy mầm trên 80% thì mới tiến hành ngâm ủ để gieo cấy đại trà.

Loại bỏ hạt lép: Có 3 cách sau

Cách 1: Bằng quạt gió, sàng sảy

Cách 2: Bằng nước lạnh

Ngâm thóc giống trong xô nước, vớt loại bỏ toàn bộ hạt nổi, lửng và giữ lại toàn bộ hạt chìm

Cách 3: Bằng dung dịch muối 15% (1,5 kg muối hòa trong 10l nước)

+Bà con tiến hành pha dung dịch muối 15%. Lượng dung dịch muối gấp 2-3 lần lượng thóc.

+Đổ từ từ hạt giống vào dung dịch muối pha sẵn (5-6kg thóc/1 mẻ). Sau đó, vớt loại bỏ toàn bộ hạt lép lửng đem rửa lại với nước sạch 2-3 lần. Bà con không nên ngâm quá lâu sẽ ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của hạt giống.

Xử lý ngủ nghỉ: Đối với thóc giống vừa thu hoạch, cần một khoảng thời gian ngủ nghỉ thì mới nảy mầm tốt được (tùy giống lúa mà thời gian này dao động từ 15 ngày – 1 tháng)

Có 2 cách sau:

Cách 1: Xử lý bằng axit HNO3 0,2% (100ml-300ml cho 100L nước)

+ Bà con đổ nước sạch vào thùng (nhựa, sành sứ). Lượng nước tương đương với lượng hạt giống

+ Sau đó đổ từ từ axit vào nước, khuấy đều. Bà con không được làm ngược lại (đổ nước vào axit) sẽ gây nguy hiểm

+ Đổ thóc giống vào ngâm 24h sau đó vớt thóc giống ra, rửa sạch lại với nước 2-3 lần cho sạch axit

Chú ý:

+ Khi ngâm thóc với axit, bà con không được dùng dụng cụ kim loại khi thực hiện

+ Không được để axit dính vào người, quần áo

+ Dùng găng tay và quần áo bảo hộ khi làm

+ Rửa sạch hạt giống sau khi ngâm với axit để tránh gây tổn thương tới mầm bên trong

Cách 2: Xử lý bằng lân Supe 5% (0,5 kg supe lân hòa trong 10L nước)

+ Bà con hòa tan lân vào nước sao cho lượng nước tương đương với lượng thóc giống.

+ Đổ thóc vào ngâm 24h sau đó vớt ra và rửa sạch lại với nước

Xử lý loại bỏ mầm bệnh: Bà con có thể sử dụng một trong các phương pháp dưới đây

Cách 1: Xử lý với nước nóng 540C (3 sôi, 2 lạnh). Ngâm thóc giống vào nước đã pha sẵn trong xô, chậu sao cho nước ngập gấp 2, 3 lần thóc (1kg thóc ngâm với 3l nước) trong 10-15 phút. Sau đó, bà con vớt ra để ráo nước

Cách 2: Xử lí bằng nước vôi 1%. Hòa tan 1kg vôi sống vào 100 lít nước, ngâm 1-2 ngày ở vụ mùa, 3-4 ngày ở vụ xuân, đãi sạch rồi ủ thúc mầm.

Cách 3: Xử lí bằng hoá chất Formalin 2%. Dung dịch 2% phun vào hạt giống ( 5 lít dung dịch cho 50 kg hạt giống), ủ kín 3 giờ, đãi sạch rồi thúc mầm

3.Ngâm ủ hạt giống

-Ngâm hạt: Thời gian ngâm hạt phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và đặc điểm vỏ hạt giống dày hay mỏng. Ngâm cho tới khi thấy hạt thóc “no nước”: mọng, mép hơi sưng, vỏ trấu trong suốt có thể nhìn thấy phôi hạt bên trong vỏ. Tránh để nước ngâm hạt quá chua, gây thối hạt.

Trong quá trình ngâm phải thay nước chua, tránh để tình trạng nước quá chua làm thối hạt giống:

+ Ngày đầu thay nước 1 lần/ngày

+ Ngày tiếp theo thay 2 lần/ngày

+ Nếu nhiệt độ dưới 150C thì bà con không nên ngâm vì thời tiết lạnh, thời gian ngâm rất lâu, nước dễ bị chua.

Sau khi hạt giống đã “no nước”, bà con nhanh chóng vớt ra, để ráo nước để chuẩn bị ủ.

-Ủ thúc mầm:

+Nguyên liệu: Dùng bao đay, túi vải cotton, vải bông, giành mây, thúng…(tránh dùng bao ni lông hay bao xác rắn sẽ khiến hạt thóc không trao đổi không khí với môi trường ngoài được. Ủ bao thóc bằng tro bếp hoặc rơm rạ.

+Cách ủ: Thóc sau khi ngâm bà con cho vào vật liệu ủ. Nhiệt độ ủ thích hợp là 25-30 độ, mùa hè nên ủ nơi thoáng mát, mùa đông cần giữ ấm. Thường xuyên kiểm tra hạt giống, nếu có mùi chua thì cần đãi sạch rồi ủ tiếp. Ở điều kiện thích hợp, chỉ một đêm hạt thóc đã “nứt gai dứa”, chiều dài rễ bằng 1/3 chiều dài hạt thóc thì bà con có thể đem gieo.

III. Làm đất gieo mạ trong kỹ thuật gieo mạ khay

– Đất cày ngả sớm, bừa thật kỹ 4-6 lần, làm đất nhuyễn và sạch cỏ.

– Xử lý đất bị nhiễm chua: Bón vôi 15-20 kg/ sào Bắc Bộ, bón lót 3- 4 tạ phân chuồng, 7-10 kg supe lân, 2 kg urê và 3kg kali/ sào.

– Lên luống rộng 1,2 – 1,4 m, có rãnh thoát nước, mặt luống phẳng ở vụ đông xuân, mặt luống hơi vồng ở vụ mùa để dễ thoát nước

IV. Kỹ thuật gieo mạ khay cấy đứng (mạ ném)

1.Chuẩn bị

Khay mạ: Cần từ 26-30 khay mạ cho một sào Bắc Bộ. Mỗi khay có 561 lỗ (605 x 335 mm)

Khay mạ ném

                  Số lỗ: 561 (mỗi lỗ là một khóm lúa)

-Các dụng cụ khác như: 

  • Nilon trong có tính bền dẻo
  • Vật liệu làm khung: tre, nứa, sắt…
  • Chổi tre/bẹ chuối tươi
  • Dụng cụ chứa đựng: xô, thùng nhựa, vại sứ

-Mộng mạ: hạt giống đã “nứt gai dứa”, chiều dài rễ bằng 1/3 chiều dài hạt thóc.

2.Kỹ thuật gieo mạ khay

Bước 1: Đặt khay

Trước khi đặt khay, bà con cần tạo luống 1,5 -2 m để tiện cho việc gieo mạ cũng như che chắn.

– Đối với ruộng ướt: Bà con đặt khay lên luống sao cho các mép khay sát lại nhau. Sau đó, ta dìm khay xuống luống mạ để bùn loãng chảy vào đầy lỗ.

– Đối với ruộng khô, nền đất cứng:

+ Rải 1 lớp bùn loãng, cán mỏng bùn (1-2cm) lên mặt luống

+ Đặt khay lên lớp bùn loãng này sao cho các mép khay sát lại nhau                                                            

+ Đổ bùn loãng vào đầy các lỗ. Sau đó dùng chổi tre hay bẹ chuối gạt trên mặt để bùn xuống hết lỗ

– Lưu ý: không cần tưới thêm bùn vào lỗ, sẽ khiến rễ mạ mọc lan sang các lỗ xung quanh, khó ném mạ sau này. Không cần thêm phân bón.

Kỹ thuật gieo mạ khay cấy đứng

Đổ bùn loãng vào khay gieo mạ

Bước 2: Rắc mộng mạ

Bà con nên rắc từ 3-4 mộng mạ vào mỗi lỗ. Một sào bà con cần 1 kg mộng mạ để rắc cho 26-30 khay mạ. Sau đó dùng bẹ chuối tươi hoặc chổi tre gạt nhẹ mộng xuống các lỗ.

kỹ thuật gieo mạ khay cấy đứng

                         Mộng mạ được rắc đều lên khay

Bước 3: Tạo vòm tre, phủ bạt nilon để che mưa, nắng, tránh rét hoặc phòng trừ sâu, chuột, chim, các mầm bệnh gây hại. Khi mạ được 2,5-3 lá thì vén nilon cho mạ thích nghi với môi trường bên ngoài, sau 3 ngày thì đem mạ đi ném.

 

kỹ thuật gieo mạ khay cấy đứng

Ném mạ khi mạ được 2,5-3 lá

3.Kỹ thuật ném mạ khay

Ruộng để ném mạ, bà con cần cày bữa kĩ bón các loại phân bón, trang phẳng, lượng nước trong ruộng chỉ để dưới 3cm để mạ dễ ngồi.

Kỹ thuật gieo mạ khay cấy đứng

Bà con nông dân Minh Đức – Việt Yên đang ném mạ

*Cách ném mạ:

– 1 tay cầm khay mạ, 1 tay túm lấy thân mạ rồi kéo rời mạ khỏi tay. Ném xuống mặt ruộng. Với cách ném này, mỗi gốc cách nhau 20cm, không nên quá dày cũng không nên quá thưa

– Khi ném, mỗi luống bà con để cách khoảng 30 cm để tạo đường đi để bón phân, phun thuốc làm cỏ.

Sau khi cấy xong, bà con tiến hành chăm sóc như phương pháp cấy lúa truyền thống.

Chú ý:

  • Cần gieo đều tay không quá 3 hạt/lỗ, gieo dày sau này khó tỉa bỏ
  • Không để bùn trào lên trên mặt lỗ để tránh rễ mạ sẽ ăn lan sang gốc kia làm cho các khóm mạ dính nhau và không ném được
  • Mộng mạ chỉ cần nứt gai dứa là đạt yêu cầu, không ngâm ủ mầm dài như gieo thẳng sẽ khó khăn khi gạt và dễ gãy mầm
  • Không cần bổ sung thêm phân bón vào bùn vì thời gian sinh trưởng của mạ ném trên khay ngắn chỉ kéo dài 7-10 ngày
  • Tiến hành ném mạ khi mạ được 2,5 lá. Lúc này bộ rễ của mạ nhỏ, dễ lột khỏi lỗ; hơn nữa đây cũng là thời điểm mạ đẻ nhánh khỏe, cần không gian để phát triển.
  • Do ném mạ cắm không sâu nên khi ném xong không dùng thuốc trừ cỏ ngay để bộ rễ tránh bị tổn thương
  • Khi lúa đẻ kín hàng, đảm bảo số dảnh/khóm, tiến hành rút nước phơi ruộng đến nứt chân chim giúp bộ rễ ăn sâu, chết bớt nhánh vô hiệu để ruộng thông thoáng, hạn chế sâu bệnh và đổ ngã.