Kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng cho năng suất ấn tượng

Trứng cút là thực phẩm giàu dinh dưỡng được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện tại, nhu cầu đối với mặt hàng này cũng ngày một tăng. Trước sức tăng về cầu, nghề nuôi cút đẻ trứng cũng ngày một phổ biến và phát triển. Tuy nhiên, kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng như thế nào là hiệu quả và cho năng suất tốt nhất. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết bí quyết này đến bạn.

Nuôi chim cút đẻ trứng thu lãi lớn

Như đã đề cập ở trên, nhu cầu tăng khiến nghề nuôi chim cút thành một nghề hấp dẫn. Chi phí đầu tư ban đầu cũng không quá cao, chim cút dễ nuôi, phù hợp với nhiều điều kiện thời tiết nên được nuôi ở nhiều vùng, từ miền Bắc, miền Trung và Nam.

Nhận thấy tiềm năng của nghề, rất nhiều hộ nông dân đã phát triển và mở rộng quy mô nuôi của từ nhỏ lẻ, chỉ vài chuồng đơn thành các trại nuôi công nghiệp, quy mô lớn. Chim cút được nuôi theo mô hình khép kín, từ con giống đầu vào, nuôi đến khi đẻ trứng và xuất bán.

Kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng (01)

Mô hình nuôi chim cút đẻ trứng

Chim cút chỉ nuôi trong khoảng thời gian ngắn (chỉ qua 40 ngày tuổi) đã bắt đầu bước vào giai đoạn đi đẻ liên tục trong khoảng thời gian từ 8 – 9 tuần. Năng suất trứng rất cao đáp ứng hoạt động xuất bán liên tục, vòng thu hồi vốn nhanh rủi ro thấp và người nuôi có lãi lớn.

Mặc dù nói nuôi chim cút đẻ trứng là dễ bởi rất nhiều hộ nông dân khởi sự với hoạt động nuôi đều thành công và thậm chi “đổi đời” chỉ nhờ vào nuôi chim cút. Tuy nhiên, để thành công với nuôi cút đẻ trứng việc nắm bắt các kỹ thuật nuôi đúng cách giúp chim cút nhanh đến kỳ đẻ trứng, kéo dài thời gian đẻ và trứng cút đạt chất lượng cao là vô cùng quan trọng.

1. Điều kiện chuồng nuôi đạt tiêu chuẩn

Chuẩn bị chuồng nuôi là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với hoạt động nuôi chim cút hay bất kỳ các loại gia súc, gia cầm nào. Bởi môi trường sống có tác động trực tiếp đến tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng của vật nuôi.

Đặc biệt, việc nuôi chim cút người nuôi lại càng cần phải quan tâm đến yếu tố này. Bởi chim cút là giống chim được thuần hóa, gần như mất hết khả năng tự kiếm mồi. Chim nuôi theo hình thức nhốt lồng, chuồng hoàn toàn không có hình thức nuôi thả, nuôi thả xen nhốt lồng như đối với chim bồ câu hay gà. Vì thế, chim cút cần sự chăm sóc đặc biệt từ người nuôi mà trước tiên, việc chuẩn bị chuồng nuôi cho chim cút cần đảm bảo tuân thủ các yêu cầu như sau:

  • Nhiệt độ: Chuồng ươm chim non duy trì ngưỡng nhiệt từ 24 – 350C, với chim cút trưởng thành thân nhiệt thường cao hơn nên sẽ giảm xuống ngưỡng 18 – 250C.
  • Độ thoáng: Chuồng nuôi được lên thiết kế để cho hoạt động vệ sinh, dọn chuồng được diễn ra thuận lợi nhất. Chim cút vốn là loài ưa độ ráo, thoáng khí vì thế chuồng phải đảm bảo luôn sạch sẽ thoáng và thường ở nơi cao, có bề mặt bằng phẳng. Hàm lượng oxy ở khu vực chuồng đạt 21%, các loại khí độc phát sinh từ phân, nước tiểu, thức ăn thừa không vượt quá 0.3%.
  • Độ yên tĩnh: Các tác động từ ngoại cảnh như âm thanh, ánh sáng,.. dễ khiến chim cút bị ảnh hưởng. Từ đó, yêu cầu chuồng nuôi phải được quy hoạch ở một khu vực riêng biệt, hạn chế tác động từ ngoại cảnh và duy trì khoảng cách hợp lý với khu vực sinh hoạt của con người.
  • Độ an toàn: Có rất nhiều yếu tố gây nguy hại đến chuồng nuôi như rắn, rết…vì thế, chuồng chim cút thường được thiết kế cao ráo, khép kín để đảm bảo sự an toàn cho chim cút cũng như trứng chim cút.

2. Mô hình chuồng nuôi chim cút phổ biến

Dưới đây là 2 mô hình chuồng nuôi chim cút sinh sản phổ biến tại Việt Nam:

Chuồng công nghiệp khép kín: Thường được sử dụng cho các mô hình nuôi công nghiệp quy mô lớn, chuyên biệt và hiện đại. Chuồng được gia công toàn bộ bằng khung thép, trang bị hệ thống quạt thông gió và điều hòa để đảm bảo yêu cầu thoáng khí. Mô hình này gồm nhiều dãy chuồng đơn song song, ngăn cách với nhau bằng lối đi rộng. Tiết kiệm thời gian cho ăn, chăm sóc và thăm nom của người nuôi.

Kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng (02)

Chuồng nuôi cút công nghiệp

Chuồng lồng hoặc chuồng sàn: Kiều chuồng này phù hợp hơn với quy mô nuôi vừa phải. Khung thường được gia công bằng chất liệu gỗ hay lưới mắt vuông (1 x 1 cm) để tiết kiệm chi phí đầu tư. Chuồng lồng hoặc sàn thường có hệ thống rèm che khi cần thiết để đảm bảo nhiệt độ khi thời tiết lạnh.

Kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng (03)

Chuồng lồng phù hợp với quy mô vừa và nhỏ

Một số lưu ý:

  • Đối với chuồng ươm chim non kích thước trung bình chuồng trung bình là 1.5 x 1 x 0.5m (dài x rộng x cao). Đối với chuồng ươm chim cút trưởng thành, kích thước này là 1 x 2 x 0.5m (dài x rộng x cao).
  • Chiều cao của mỗi lồng nuôi vừa đủ để chim có đủ không gian di chuyển, chiều cao không nên vượt quá 0.2m.
  • Chuồng cần có thiết kế thanh thu trứng chim bên ngoài riêng biệt, đảm bảo trứng khi thu còn nguyên, không rạn vỏ và hạn chế bẩn.
  • Gian chuồng đặt trong cùng phải cách tường tối thiểu 50cm nhằm mục đích chống chuột, bọ,…

3. Chọn giống chim cút sinh sản tốt

Con giống cũng là một yếu tố quan trọng trong nuôi chim cút khiến người nuôi đau đầu. Con giống đầu vào khỏe mạnh, đề kháng tốt sẽ tạo lực phát triển tốt giai đoạn về sau. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, các nhà cung cấp giống chim cút sinh sản vẫn quá nhiều và hỗn tạp, người nuôi gặp khó khăn khi muốn tiếp cận với nguồn giống chất lượng.

Dưới đây là một vài nhận dạng cơ bản đối với con giống chim cút sinh sản đạt chất lượng mà các hộ nông dân có thể tham khảo:

  • Tiêu chí chọn chim mái: Chọn con mái có cổ nhỏ, bộ lông mượt cho thấy sức khỏe tốt. Về vấn đề sinh sản: chọn con cái xương chậu rộng, hậu môn đỏ, nở nang. Trọng lượng con giống cái nên lớn hơn 100 gam.
  • Tiêu chí chọn chim trống: Con trống có kích thước nhỏ hơn con cái, lông mượt, đầu đỏ, da nhẵn, mỏ ngắn cổ dài.. Trọng lượng khoảng từ 60-90 gam

4. Kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng hiệu quả cho năng suất trứng tốt

Từ con giống đầu vào tốt, kỹ thuật chăm sóc về sau rất quan trọng để giúp chim cút sinh sản tốt, cho năng suất vượt trội. Kỹ thuật chăm sóc trọng tâm vào 1 số vấn đề sau:

Dinh dưỡng, thức ăn:

Nguồn thức ăn nuôi chim cút đẻ đến từ nhiều nhóm khác nhau, gồm thức ăn tinh, nguồn thức ăn cung cấp đạm, nguồn dinh dưỡng bổ sung. Đa số, các nguồn này đều được tận dụng từ phụ phẩm nông nghiệp, chế phẩm từ ngành chế biến giúp tiết kiệm chi phí…

Bên cạnh đó, chế độ ăn và khung thời gian cho chim cút ăn cũng ảnh hưởng đến lệ đẻ. Nếu tỷ lệ đẻ hằng ngày tăng trên 3%, nên cho chim ăn lượng thức ăn cao nhất khi tỷ lệ đẻ đạt 35%. Nếu tỷ lệ để tăng từ 2-3%, cho chim cút ăn lượng thức ăn cao nhất khi tỷ lệ đẻ đạt 45%,…

Để đạt năng suất cao nhất, bà con cần bổ sung vào thức ăn cho chim cút với hàm lượng dinh dưỡng như sau: Kcal 2800 – 2900 Kcal/ kg TĂ, protein thô 20%, Ca 2.5 – 4.5% và photpho 0.4%. Định mức thức ăn cần cung cấp cho chim cút đẻ trứng mỗi ngày là 25g/ con/ ngày, tần suất cho ăn 2 lần/ ngày.

Mặt khác để tiết kiệm chi phí chăn nuôi, bà con có thể tự phối trộn các loại nguyên liệu theo tỉ lệ khoa học, sau đó sử dụng máy ép cám chim 3A1100W để chủ động sản xuất cám viên cho cút tại nhà. Cám viên tự chế vừa đảm bảo dinh dưỡng lại không chứa chất cấm, phụ gia độc hại, giúp chim cút phát triển tốt, chất lượng thịt, trứng thơm ngon hơn hẳn.

Kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng (04)

Sử dụng máy ép cám chim 3A1100W để làm cám chim cút

Bà con có thể tham khảo bảng phối trộn thức ăn cho cút đẻ trứng như sau:

Nguyên liệu (%) Công thức 2 Công thức 3 Công thức 4
Ngô 28 38 25
Cám gạo 7 8 10
Tấm     10
Khô dầu lạc 25 10 13
Đậu tương rang 8 26 15
Đậu xanh 2 5 10
Bột cá nhạt 17,5 5 12
Bột xương 1,5 2 1
Bột sò 7 5 3
Premix khoáng, vitamin 1 1  
ADE gói 10gr     4 gói 

Cần tiến hành cân khối lượng chim cút hàng tuần, cân xác suất mẫu đủ lớn số chim cút trong chuồng nuôi. Việc làm này nhằm theo dõi cân nặng của chim cút và có sự điều chỉnh chế độ cho ăn một cách hợp lý nhất.

>> Xem thêm: Cách nuôi chim cút thả vườn

Nguồn nước:

Sức đề kháng của chim cút cơ bản rất yếu vì thế đối với nguồn nước cung cấp phải đảm bảo độ trong, không để lẫn tạp chất hay các chất hữu cơ có hại khác. Các nguồn nước nuôi chim cút có thể lấy từ nước giếng khoan, nước máy, nước mưa, nước sông…nhưng cần qua một bước khử lọc để đảm bảo phù hợp với chim cút. Nhiệt độ ở mức phù hợp, không quá nóng và không quá lạnh.

Chăm sóc chim cút vào giai đoạn đẻ:

Chim mái đẻ trứng cần chiếu sáng trung bình từ 14 – 16 giờ/ ngày, nên chiếu vào buổi tối từ 18 – 22 giờ. Cường độ khoảng 1 – 1.5W/ m2 đối với chuồng dạng lồng và từ 2 – 4 m2 nếu là chuồng thoáng.

Giai đoạn đẻ trứng cần chăm sóc cẩn thận tránh để tránh chim cút bị kích động bên ngoài. Nhiệt độ thích hợp cho chim mái cần duy trì ở khoảng 200C, ngưỡng cao hơn hoặc thấp hơn 50C đều không đáp ứng thậm chí gây nguy hiểm cho cút mẹ.

Độ ẩm thích hợp trong giai đoạn đẻ là 65-70%, về mùa đông không nên vượt quá 80%

Thu gom trứng chim cút:

Trong giai đoạn cút đẻ, mỗi ngày sẽ đều có những đợt trứng khác nhau. Người nuôi cần sắp xếp thời gian để thu gom trứng mỗi ngày. Tốt nhất, người nuôi nên thu gom trứng cút đẻ trong ngày, tránh lưu trứng quá lâu tại chuồng. Điều này vừa ảnh hưởng đến chất lượng nuôi vừa có thể gây hao hụt trứng do các tác động bên ngoài.

Kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng (05)

Thu gom trứng chim cút

5. Kỹ thuật phòng bệnh và vệ sinh chuồng trại

Giống như với các loài gia cầm nuôi khác, có rất nhiều bệnh có thể phát sinh với chim cút như cúm, đường ruột, phân lỏng..Việc phòng ngừa bệnh trên đàn chim cút cần phải được thực hiện thường xuyên và đều đặn. Trong trường hợp người nuôi phát hiện những cá thể chim cút có biểu hiện lạ, bất thường cần lập tức có hình thức cách li, theo dõi để tránh lây lan ra cả đàn.

Việc nâng cao vệ sinh chuồng trại thường xuyên là yêu cầu vô cùng cần thiết giúp tăng sức đề kháng cho chim cút, tăng cường cơ chế đẩy lùi dịch bệnh một cách tự nhiên và hiệu quả nhất, hạn chế thuốc kháng sinh. Người nuôi nên vệ sinh chuồng trại chu kỳ 1 tuần 1 lần trên phạm vi toàn chuồng nuôi. Các khu vực xung quanh là 3 lần/ tuần.

Đồng thời, cần phát quang bụi rậm, sát trùng tiêu độc để tránh lây hại đến chim cút. Ổ đẻ của chim cũng cần được vệ sinh, lau chùi thường xuyên,…

Dù chim cút cho năng suất rất cao, sức đề kháng tốt hơn gà, vịt, tuy nhiên để tối đa năng suất chăn nuôi, các hộ nông dân nuôi phải nắm bắt được kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng cơ bản. Nuôi chim cút từ giai đoạn con giống đến khi chim cút sinh sản tuy ngắn ngày hơn so với các gia cầm nuôi khác nhưng vẫn là bài toán khó, hy vọng bài viết này cung cấp thông tin hữu ích để bà con có thể áp dụng đối với hoạt động nuôi của mình. Chúc bà con thành công với mô hình nuôi chim cút đẻ trứng!

Mời bà con và các bạn theo dõi video sử dụng máy ép cám chim 3A1100W

mũi tên

Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:

Công ty CPĐT Tuấn Tú

VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Hotline: 02422050505 – 0834050505 – 0914567869

Email: may3a.info@gmail.com

Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. HCM

Hotline: 0945796556 – 0984930099

Email: maychannuoivn@gmail.com

Website: https://may3a.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/maynhanong/

Cảm ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi!