Kỹ thuật nuôi cá trong bể xi măng theo công nghệ mới
Có thể nói, nuôi cá trong bể xi măng theo công nghệ mới có thể ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cá, tuy nhiên người nuôi cá lại chủ động được môi trường sống, quản lý thức ăn và bệnh dịch cũng như vấn đề vệ sinh môi trường sống cho cá. Hạn chế được tác động của các điều kiện ngoại cảnh. Đây là hướng đi đã được áp dụng từ lâu và đem lại hiệu quả nuôi trồng cao, phù hợp cho các hộ chăn nuôi còn hạn chế về diện tích đất, không có ao nuôi…Dưới đây, chúng tôi xin được đưa đến bà con những kiến thức để thiết lập một mô hình nuôi cá trong bể xi măng theo công nghệ mới hiệu quả.
Nội dung bài viết
1. Những loại cá có thể nuôi trong bể xi măng
Những hộ gia đình không có ao hoặc hồ sẽ rất bất tiện đối với việc nuôi và kinh doanh các loại cá theo nhu cầu thị trường hiện nay:
– Nuôi cá rô đồng trong bể xi măng: Cá rô là loài cá sống trong môi trường nước ngọt và nước lợ. Thịt cá rô thường béo, thơm, dai và ngon. Ngoài ra giá trị kinh tế và dinh rất cao, đồng thời cá rô ít gặp các loại bệnh lý.
– Nuôi cá basa trong bể xi măng: Cá basa là giống cá da trơn, thịt thơm ngon, được người tiêu dùng lựa chọn nhiều, vì thế mà Việt Nam chuyên xuất khẩu sang thị trường nước ngoài nhất là nước Mỹ. Nuôi cá basa đem lại lợi nhuận kinh tế cao giúp bà con cải thiện đời sống, và cũng là loại cá nước ngọt xuất khẩu hàng đầu tại Việt Nam ở hiện tại và tương lai. Chính vì thế, nuôi cá basa trong hồ xi măng là lựa chọn và hướng đi mới của bà con nông dân.
– Nuôi cá trê trong bể xi măng : Ngoài cá trê lai thì bạn có thể nuôi cá trê phi hoặc cá trê vàng trong bể, hồ xi măng. Cá trê lai có đặc điểm là thích ứng rộng rãi với nhiều môi trường nước khác nhau. Bên cạnh đó, cá trê lai sống được trong môi trường nước với hàm lượng oxy khá thấp. Cá trê sinh trưởng khá nhanh lại ít bệnh. Bạn có thể nuôi ghép với các loài cá khác như cá rô phi, rô ta…
>> Xem thêm: Cách nuôi cá trê trong bể xi măng
– Nuôi cá chép trong bể xi măng: Đây là một trong những loài cá nước ngọt có thể sống được ở nhiều điều kiện khác nhau. Tuy nhiên, đa phần thì chúng phù hợp với môi trường nước rộng có dòng nước chảy chậm và có nhiều rong, rêu ví dụ như nuôi trong hồ hoặc bể xi măng. Vì vậy nếu chưa biết nuôi cá gì trong bể xi măng thì bạn hãy mạnh dạn chọn nuôi cá chép, sẽ đem lại hiệu quả đáng mong đợi.
– Nuôi cá lóc trong bể xi măng: Nếu còn đang phân vân chọn nuôi cá gì trong bể xi măng thì bạn đừng nên bỏ qua cá lóc. Cá lóc hay còn gọi là cá quả, có thể sống ở các môi trường nước mật độ oxy thấp, thường sống trong môi trường nước ngọt. Chúng sinh sống ở độ từ 0-30 m, nhất là trong các sông, suối, ao, hồ và có thể trong các hồ nuôi cá nhân tạo. Chúng sinh sống ở tầng nước giữa và thấp, hay tìm thấy trong các ao hồ có nhiều rong cỏ và nước đục.
– Nuôi cá cảnh trong bể xi măng: cách nuôi rất đơn giản, có thể tận dụng và xây dựng hệ thủy sinh trong bể bằng những loại rong bèo dễ kiếm. Đồng thời nuôi trong bể xi măng cũng giúp cá khỏe mạnh và phát triển tốt trong môi trường sinh thái tốt.
2. Kỹ thuật nuôi cá trong bể xi măng theo công nghệ mới
Thiết kế bể nuôi
Xu hướng xây bể xi măng nuôi cá thường là hình chữ nhật, kích thước từ 15 – 20m2, chiều sâu từ 1 -1,5m là đạt tiêu chuẩn. Vì sao nên xây với kích thước trên mà không nên xây quá nhỏ? Bởi đủ không gian cho cá bơi lội, hoạt động và nhiệt độ trong nước luôn được giữ với mức nhiệt ổn định, ít mắc bệnh hơn.
Đáy bể nên lót một lớp cát dày vừa là tạo môi trường đệm lót cho cá, vừa để tránh khi cá lao xuống sẽ bị va đập trực tiếp vào nền xi măng.
Cần có lưới quây xung quanh bể xi măng tránh khi cá ăn hoặc nhảy sẽ bị phi ra ngoài vì một số loại cá có sức bật rất cao.
Phía trên thiết kế mái che, có thể dùng mái xi măng tấm hoặc mái lá để giảm các tác động của ngoại cảnh (mưa, nắng gắt, gió lạnh…).
Cần thiết kế độ dốc về phía xả nước đáy bể giúp chỗ thoát nước tạo vòng xoáy hút các chất bẩn và chất thải. Phải có ống tràn trên miệng bể trong trường hợp nước cấp vào bể bị đầy, cá sẽ bị trôi theo ra ngoài.
Xử lý bể trước khi thả cá
Trước khi tiến hành nuôi cá, bà con lưu ý xử lý bể cá rất quan trọng. Bởi lớp váng xi măng trên mặt bể nếu không được xử lý sẽ dẫn đến ảnh hưởng đến hô hấp của cá.
Đối với bể xi măng mới xây, bà con nên sử dụng cây chuối để xử lý bể. Tiến hành băm thân chuối, lá chuối bỏ vào bể trong khoảng 4-5 ngày. Cây chuối giúp hút mùi xi măng trong bể cá, hút kiềm trong xi măng (nguồn gây ra tăng độ pH trong nước). Sau đó vớt chuối ra, xa nước và ngâm thêm chuối thêm 2 ngày nữa là bà con đã có một bể xi măng mới hoàn toàn và đảm bảo để nuôi cá.
Đối với việc tận dụng bể cũ, bà con cũng nên đánh rửa sạch sẽ các lớp rong rêu trong bể, và ngâm bể với nước trong vài ngày trước khi thả cá vào.
Xử lý nước nuôi cá
Đối với nguồn nước sinh hoạt của người, bà con không cần xử lý mà có thể thả nuôi trực tiếp. Còn đối với nguồn nước chưa được xử lý, tiến hành sát trùng nguồn nước bằng Avaxide 1cc/m3, 2 ngày tiếp theo xử lý bằng Yucca – zeobio và muối hột theo hướng dẫn sử dụng.
Thả cá giống
Nguồn gốc mua cá phải rõ ràng, cơ sở uy tín. Cá không bị nhiễm bệnh, đàn cá khỏe mạnh, đồng đều, không bị trầy xước nhiều…
Mật độ cá thả tùy thuộc vào từng loại cá. Mật độ thả cá trong bể xi măng thích hợp cho một số loại cá như sau. Cá lóc: tối thiểu 60 con/m2, Cá rô là từ 20 – 30 con/m2, cá chép là 3 – 4 con/m2.
Dinh dưỡng và chăm sóc cá:
Thức ăn cho cá
Nguồn thức ăn cho cá bao gồm các loại sau:
– Nguồn thức ăn chính: Các loại cá tạp, tôm tạp, cua, ốc… giun đất, trùn quế, ếch nhái,… các loại phế phẩm từ lò mổ hay các nhà máy chế biến thực phẩm đông lạnh.
– Thức ăn chứa hàm lượng tinh bột và năng lượng cao: thóc, ngô, các loại hạt, ngũ cốc…
– Các thực phẩm bổ sung: Vitamin, premix khoáng, các loại chế phẩm sinh học EM, các loại men vi sinh, giúp hệ tiêu hóa của cá tốt hơn.
Các loại cá tạp, cá có giá trị kinh tế thấp, đầu cá, cá phế phẩm từ các nhà máy chế biến thịt đông lạnh… cần được cắt nhỏ để cá dễ ăn, hấp thụ tốt. Hiện Công ty CPĐT Tuấn Tú cung cấp đa dạng các sản phẩm máy cắt cá như: Máy cắt cá 3A2,2kW, Máy cắt cá inox 3A2,2Kw, máy cắt cá 3A4kW, Máy cắt cá đông lạnh 3A3kW…
Sử dụng thiết bị máy thái cá 3A, bà con sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí thuê nhân công, giảm bớt công sức và tăng năng suất cắt cá gấp nhiều lần so với cắt cá thủ công.
Sử dụng máy cắt cá 3A2,2kW trong chăn nuôi cá, năng suất 200-300Kg/h
Cua, ốc, hến, đầu lòng cá, vỏ tôm, thóc lúa, ngô, đậu tương … đem nghiền nhuyễn, phối trộn với nhau có thể đem nấu chín, ngâm nước cho cá ăn theo từng giai đoạn phát triển.
Bà con có thể tự phối trộn thức ăn cho cá bằng công thức với nguồn nguyên liệu dễ dàng tìm kiếm như sau:
Nguyên liệu | Công thức thức ăn theo tỷ lệ đạm khác nhau | ||
30% | 25% | 20% | |
Bột cá | 20 | 17 | 9 |
Bột đậu nành | 30 | 25 | 20 |
Cám gạo | 34 | 35 | 50 |
Bột sắn | 15 | 20 | 20 |
Premix Vitamin | 1 | 1 | 1 |
Đặc biệt, bà con có thể tận dụng nguyên liệu đã xay nhuyễn đem phối trộn với nhau, bổ sung thêm vitamin và premix trong khẩu phần ăn cho cá nuôi trong bể xi măng. Sau khi có các công thức và nguyên liệu phối trộn, bà con nên trộn đều và sử dụng máy làm cám viên nổi cho cá 3A.
Ưu điểm của cám viên nổi tự ép là viên cám chín hoàn toàn, có đầy đủ dinh dưỡng giống như cám viên công nghiệp nhưng lại an toàn, sạch sẽ, có thể nổi trên mặt nước giúp cá dễ ăn, ăn hết, hấp thụ tốt, hạn chế ô nhiễm nước. Điều này không chỉ giúp bà con không phụ thuộc vào cám mua, cám tăng trọng trên thị trường, mà còn giúp bà con giảm thiểu được chi phí chăn nuôi, sử dụng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Theo kinh nghiệm của bà con, chăn nuôi cá sử dụng cám viên nổi tự sản xuất giúp giảm từ 15 – 20% chi phí nuôi trồng.
Thay nước cho cá
Trong môi trường nuôi cá nhỏ trong bể xi măng không được rộng rãi như ao hồ, bà con nên lưu ý việc quan sát nước và thay cho cá thường xuyên để hạn chế bệnh tật cũng như vệ sinh dọn dẹp lượng thức ăn thừa của cá. Việc thay nước thường xuyên giúp cá luôn khỏe mạnh và phát triển nhanh hơn.
Thông thường lịch thay nước cho cá như sau: Trong khoảng từ 20 – 25 ngày đầu tiên, bà con nên thay nước với tần suất từ 2 – 3 ngày/lần, sau đó khoảng 1 tháng thì cần thay nước mỗi ngày do cá lớn hơn lượng chất thải ra nhiều hơn. Trước khi đến giai đoạn xuất bán, bà con nên thay nước cho cá trong bể 2 lần/ngày đặc biệt vào những ngày thời tiết nắng nóng.
Thu hoạch
Nếu thực hiện đúng cách nuôi cá trong bể xi măng ở trên thì chỉ sau từ 3 – 4 tháng tùy vào từng loại cá, bà con đã có thể thu hoạch, xuất bán.
Nuôi cá trong bể xi măng theo công nghệ mới có lợi thế là thu hoạch đơn giản, dễ dàng, không tốn nhiều thời gian, đảm bảo thu được hết số cá trong bể.
Thực tế, mô hình nuôi cá trong bể xi măng đã và đang được nhiều hộ nông dân áp dụng để vươn lên thoát nghèo, cải thiện kinh tế gia đình. Ưu điểm của mô hình này là dễ quản lý, chăm sóc, cá ít bệnh, thuận tiện trong việc thay nước và thu hoạch. Trên đây, Hãng 3A đã cung cấp đến bà con phương pháp nuôi cá trong bể xi măng theo công nghệ mới kết hợp với sử dụng máy móc chế biến thức ăn cho cá. Chúc bà con gặt hái được nhiều thành công!
>> Xem thêm: Nuôi lươn trong bể xi măng
Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:
Công ty CPĐT Tuấn Tú
VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Hotline: 02422050505 – 0834050505 – 0914567869
Email: may3a.info@gmail.com
Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. HCM
Hotline: 0945796556 – 0984930099
Email: maychannuoivn@gmail.com
Website: https://may3a.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/maynhanong/
Cảm ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi!
No comments yet.