Bệnh tụ huyết trùng trâu bò

Sau những khoảng thời gian nắng nóng kéo dài, cơ thể vật nuôi bị suy nhược và là cơ hội tốt để rất nhiều loại vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh. Một trong số những dịch bệnh gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi chính là bệnh tụ huyết trùng trâu bò. Cùng may3a.com tìm hiểu các thông tin liên quan đến căn bệnh này để biết cách nhận dạng, phòng tránh và chữa trị kịp thời.

Bệnh tụ huyết trùng trâu bò (01)

Tổng hợp kinh nghiệm phòng trị bệnh tụ huyết trùng trâu bò đầy đủ nhất

Nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng trâu bò

Vi khuẩn Pasteurella Multocida là nguyên nhân gây ra bệnh tụ huyết trùng trâu bò. Vi khuẩn tấn công vào cơ thể vật chủ làm xuất hiện các tụ và xuất huyết tại những vùng nhạy cảm trên cơ thể. Bệnh tiến triển nặng hơn, vi khuẩn đi sâu vào máu gây ra nhiễm trùng máu. Trâu bò khi mắc bệnh nặng còn được gọi là bại xuất huyết trâu bò.

Bệnh tụ huyết trùng trâu bò (02)

Vi khuẩn Pasteurella Multocida

Vi khuẩn gây bệnh thường kí sinh chủ yếu ở các niêm mạc vùng mũi, hầu và tuyến hạnh nhân. Những con trâu bò đã từng mắc bệnh vẫn có nguy cơ mang theo vi khuẩn tụ huyết trùng trong người lên đến 40%. Tuy nhiên chúng ở thể bất hoạt, chờ đợi sức đề kháng của vật chủ suy yếu để bùng phát và gây bệnh trở lại.

Đặc điểm của vi khuẩn tụ huyết trùng

Vi khuẩn tụ huyết trùng dễ bị tiêu diệt nếu tồn tại bên ngoài cơ thể vật chủ. Trong điều kiện đất ẩm, ít ánh sáng hoặc trong các vùng đầm lấy, ao tù có nhiều chất hữu cơ trong nước, trong chuồng trại chăn nuôi từ 1 – 3 tháng.

Tụ huyết trùng rất dễ bị tiêu diệt. Cụ thể như: có thể dễ dàng giết chết loại vi khuẩn này bằng cách đun trong nước nóng 58 độ C trong vòng 20 phút hoặc phơi dưới ánh sáng mặt trời liên tục trong 12 tiếng đồng hồ. Ngoài ra, bà con có thể sử dụng các chất sát trùng, tẩy rửa thông thường để giết chết loại vi khuẩn này: nước vôi 10%, formol 1%, axit fenic 5%… và ngâm từ 1 – 3 phút.

Điều kiện lây lan bệnh tụ huyết trùng trâu bò

Trâu bò ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh tụ huyết trùng. Lứa tuổi gia súc thường mắc bệnh nhất rơi vào giai đoạn từ 6 tháng đến 2, 3 năm tuổi. Trâu thường dễ mắc bệnh hơn bò. Thậm chí, nếu nuôi chung nhiều loại gia súc, bệnh có thể lây từ trâu bò sang cho ngựa và lợn.

Bệnh tụ huyết trùng trâu bò (03)

Có 3 con đường lây bệnh chủ yếu là qua tiêu hóa (ăn thức ăn chứa mầm bệnh), qua hệ hô hấp và qua da (tại nơi da bị xây xát).

Bệnh thường bùng phát mạnh khi trâu bò bị nhiễm lạnh hoặc sống trong môi trường ẩm ướt, điều kiện chuồng nuôi không đáp ứng, bị đói hoặc kiệt sức… Các tác nhân đó khiến sức đề kháng của vật nuôi bị suy giảm nghiêm trọng, khiến vi khuẩn tụ huyết trùng tồn tại sẵn trong cơ thể con vật bị bệnh phát triển mạnh, theo phân và dịch nhầy ra ngoài, lây lan cho các con gia súc khác.

Bệnh thường gặp rải rác quanh năm, tương đối phổ biến ở những khu vực có khí hậu nóng ẩm. Thông thường bệnh bùng phát theo mùa, tại những thời điểm giao mùa, có đợt nắng nóng bất thường hoặc chuyển vùng. Ở nước ta, bệnh tụ huyết trùng trâu bò xảy ra trên khắp các địa phương cả nước vào đầu mùa mưa, sau lũ từ tháng 4 – 10.

>> Xem thêm: Máy băm cỏ 3A2,2Kw

Triệu chứng và bệnh tích bệnh tụ huyết trùng trâu bò

Bệnh tụ huyết trùng trên trâu bò thường xuất hiện triệu chứng ở 3 thể: thể quá cấp tính (thể bại huyết, thể ác tính), thể cấp tính và thể mãn tính:

– Thể bại huyết: trâu bò đột ngột sốt cao, toàn thân run rẩy, xuất hiện thêm triệu chứng thần kinh như: hung dữ, điên cuồng, đập đầu vào chuồng và chết trong vòng 24 tiếng. Trâu bò mắc bệnh ở thể này thường xuất hiện rất ít triệu chứng lâm sàng.

– Thể cấp tính: thời gian ủ bệnh ngắn, chỉ kéo dài từ 1 – 3 ngày. Trâu bò mắc bệnh thường ở thể này. Biểu hiện đặc trưng: bỏ nhai lại, biểu hiện mệt nhọc, sốt cao trên 40 độ C, nước mắt, nước mũi chảy liên tục, niêm mạc tại mắt, mũi, mồm và dưới da thường bị tụ huyết có màu đỏ sẫm hoặc tối xám.

Hạch lâm ba sưng, sưng to nhất ở hầu, khiến con vật phải lè lưỡi ra để thở, thở gặp khó khăn. Do vậy bệnh này còn có tên gọi khác là: “bệnh trâu bò 2 lưỡi”. Hạch lâm ba vai, đùi sưng, thùy thũng khiến vật nuôi đi lại khó khăn.

Bệnh tụ huyết trùng trâu bò (04)

Nếu mắc bệnh tụ huyết trùng ở phổi sẽ khiến trâu bò thở mạnh, thở khó do bị viêm màng phổi, tràn dịch màng phổi, xuất hiện tụ huyết và viêm phổi cấp. Một số con vật mắc tụ huyết trùng đường ruột thì chùm hạch ruột sưng to do xuất huyết, niêm mạc ruột xuất huyết và có tụ máu nặng. Niêm mạc tróc ra, con vật ỉa chảy nặng. Trong phân có lẫn máu.

Bệnh tụ huyết trùng trâu bò (05)

Lúc gần chết, vật nuôi bị liệt, nằm trên sàn, đái ra máu, rất khó thở và xuất huyết ở tất cả niêm mạc. Bệnh diễn biến từ 3 -5 ngày và tỉ lệ chết rất cao, đạt từ 90 – 100%. Nếu con vật bị nhiễm trùng máu, thời gian chết còn đẩy nhanh hơn, chỉ kéo dài từ 1 – 1,5 ngày.

Bệnh tụ huyết trùng trâu bò (06)

– Thể mãn tính: nếu trâu bò bị bệnh không chết sẽ chuyển sang thể mãn tính với các biểu hiện như sau: tiêu chảy do bị viêm ruột, đôi lúc xuất hiện táo bón. Đi lại khó khăn do bị viêm khớp. Ho kéo dài do viêm phế quản và viêm phổi mãn tính. Bệnh diễn ra trong vài tuần, nếu điều trị tốt, trâu bò sẽ khỏi bệnh như con vật thường gầy rộc đi.

Bệnh tụ huyết trùng trâu bò (07)

Chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng trâu bò

Bà con có thể dựa vào các triệu chứng, bệnh tích để chẩn đoán trâu bò mắc bệnh tụ huyết trùng như: sốt cao đột ngột, niêm mạc mắt, mũi có màu đỏ sẫm rồi chuyển màu tái xám. Chảy nước mắt nước mũi liên tục. Sưng hạch lâm ba, hạch dưới hầu sưng rất to khiến vật nuôi lè lưỡi ra. Con vật thở khó, đi lại khó khăn do sưng tại hạch lâm ba ở vai, đùi sưng, thùy thũng. Tim trâu bò sưng to, nếu mổ khám sẽ thấy dịch vàng trong xoang bao tim, màng phổi, xoang ngực và xoang bụng. Gan hóa phổi thành từng mảng.

Bệnh tụ huyết trùng trâu bò (08)

Để có kết quả chính xác nhất và tránh nhầm lẫn với các bệnh khác có triệu chứng tương tự, bà con nên lấy mẫu bệnh phẩm và chẩn đoán trong phòng thí nghiệm.

Phòng bệnh tụ huyết trùng trâu bò

Phòng bệnh là biện pháp tối ưu nhất để giúp đàn gia súc không bị tổn hại do căn bệnh này. Một số biện pháp phòng bệnh hữu hiệu có thể kể đến như sau:

  • Dọn dẹp vệ sinh chuồng trại hàng ngày.
  • Định kỳ 2 tuần/lần tẩy uế, tiêu độc, khử trùng, sát khuẩn chuồng trại và môi trường xung quanh.
  • Bãi chăn thả cần phải thông thoáng: phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh tránh nước tù đọng để hạn chế nơi trú ngụ của mầm bệnh.
  • Đảm bảo thức ăn, nước uống của vật nuôi thật sạch sẽ và tươi mới, tránh cho ăn thức ăn ôi thiu.
  • Thực hiện cho ăn đúng lượng, đủ chất và chăm sóc đầy đủ.
  • Nếu bùng phát dịch, phải kịp thời cách ly gia súc bị ốm để điều trị và không làm dịch bệnh lây lan rộng.
  • Xử lý xác con vật bị chết bằng cách chôn sâu và rắc vôi bột vào hố chôn.
  • Chất thải vật nuôi phải được xử lý đúng quy trình. Hố ủ phân phải được rắc vôi bột để tiêu diệt mầm bệnh. Rác thải chăn nuôi phải xử lý bằng phương pháp đốt.
  • Định kỳ tiêm phòng vacxin tụ huyết trùng đúng và đủ lượng. Cách 6 tháng tiêm 1 lần. Nếu trâu bò chuẩn bị xuất chuồng để bán hoặc di chuyển sang khu vực khác thì cần tiêm phòng trước 21 ngày.

Bệnh tụ huyết trùng trâu bò (09)

Điều trị bệnh tụ huyết trùng trâu bò

Do bệnh tụ huyết trùng thường xảy ra ở 2 thể quá cấp và cấp tính với diễn biến nhanh. Nên muốn điều trị hiệu quả, bà con cần phải phát hiện bệnh sớm để có biện pháp xử lý kịp thời.
Sử dụng một trong các loại kháng sinh sau đây để điều trị: Streptomycin, Ampikana, Oxytetracylin, Gentamicin – Doxycylin, Lincospecto với liều lượng và cách sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất được in trên bao bì.

Bệnh tụ huyết trùng trâu bò (10)

Ngoài sử dụng thuốc để điều trị, bà con cũng cần sử dụng kết hợp các loại thuốc trợ sức, sợ tim, nếu cần thiết có thể truyền dịch để con vật mau bình phục. Một số loại thuốc bổ trợ như: long não, cafein, stricnin, analgil, vitamin B1, vitamin C. Kết hợp chăm sóc kỹ lưỡng để trâu bò mau chóng bình phục

Trên đây, may3a.com vừa chia sẻ tới bà con trọn bộ thông tin liên quan đến căn bệnh tụ huyết trùng trâu bò: nguyên nhân, biểu hiện, triệu chứng, bệnh tích, cách phòng và điều trị. Bà con nên lưu lại để sử dụng khi cần thiết. Chúc bà con chăn nuôi kĩ lưỡng đàn gia súc và phát hiện bệnh kịp thời để có những biện pháp xử lý nhanh chóng, tránh ảnh hưởng tới hiệu quả chăn nuôi.

Mời bà con theo dõi video nuôi bò thịt làm giàu sử dụng Máy băm cỏ 3A2,2Kw tại Phú Yên

mũi tên

Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:

Công ty CPĐT Tuấn Tú

VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Hotline: 02422050505 – 0834050505 – 0914567869

Email: may3a.info@gmail.com

Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. HCM

Hotline: 0945796556 – 0984930099

Email: maychannuoivn@gmail.com

Website: https://may3a.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/maynhanong/

Cảm ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi!