Kỹ thuật chăn nuôi gà mía thả vườn lãi cao

Gà Mía là giống đặc sản của Việt Nam, chất lượng thịt thơm ngon. Chúng có sức đề kháng cao, thích hợp với mô hình kinh tế trang trại. Tuy nhiên để chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế, ngoài yếu tố về nguồn giống, bà con cần nắm chắc các kiến thức quan trọng như: hệ thống chuồng trại; dụng cụ chăn nuôi; thức ăn; chăm sóc, công tác vệ sinh phòng bệnh; quy trình quản lý gia cầm… Nhằm cung cấp cho người chăn nuôi tài liệu tham khảo hữu ích và toàn diện nhất, 3A giới thiệu kỹ thuật chăn nuôi gà Mía từ A – Z. Mời bà con tham khảo!

Kỹ thuật chăn nuôi gà mía (01)

1. Đặc điểm của gà mía

Nuôi gà là nghề truyền thống lâu đời gắn bó với nền sản xuất nông nghiệp lúa nước ở Việt Nam. Những năm gần đây, quá trình cơ giới hóa kết hợp với kỹ thuật công nghệ đã thay đổi phương thức nuôi gà. Từ nhỏ lẻ, tự phát sang mô hình trang trại tập trung quy mô vừa, lớn. Các giống gà trở nên đa dạng, đáp ứng nhu cầu khắt khe của thị trường. Ngoài gà ta, gà chọi, gà rừng, gà Đông tảo thì giống gà Mía cũng được đánh giá cao. Xét cả về năng suất, chất lượng đến khả năng thích nghi với môi trường.

Gà Mía có những đặc điểm nổi bật sau:

– Nguồn gốc: Xuất phát từ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội. Đây là giống ít bị pha tạp hơn so với các giống gà nội ở Việt Nam hiện nay. Chúng tương đối dễ nuôi, sức đề kháng cao, thích ứng tốt với khí hậu của nhiều vùng miền.

– Đặc điểm ngoại hình: Con trống có lông màu mận chín. Ở cánh và đuôi ánh đen xanh. Lông cổ cườm ánh tía, mào cờ, ít bị pha tạp như gà Ri.

– Khả năng sản xuất thịt, trứng: Bình quân nuôi 4 tháng, gà trống đạt 2,3kg/con, gà mái đạt 1,9kg/con. Tốc độ lớn nhanh hơn gà ri. Gà mái 6 tháng tuổi bắt đầu đẻ trứng, trọng lượng trung bình 2,4kg/con. Năng suất trứng chỉ đạt từ 50 – 55 quả/mái/năm. Vì thế giống gà này chỉ phù hợp nuôi lấy thịt.

– Chất lượng thịt: Gà Mía thích hợp với mô hình nuôi thả vườn. Kết hợp với nguồn thức ăn phù hợp thì thịt gà xuất bán vẫn có độ săn, chắc, thịt ngọt, thơm, da giòn.

2. Cách chọn giống gà Mía

Các tiêu chí cần đáp ứng khi chọn mua giống gà Mía nuôi trang trại:

Kỹ thuật chăn nuôi gà mía (02)

  • Chọn mua ở trại giống uy tín, có tên tuổi, có giấy chứng nhận nguồn gốc rõ ràng để tránh bị pha tạp.
  • Chọn con giống khỏe mạnh, nhanh nhẹn, bụng gọn, mỏ đều, mắt sáng tròn mở to. Chân gà con đứng vững chãi, ngón chân không bị vẹo.
  • Gà con có lông bông xốp, sạch sẽ, mọc đều. Phần đuôi ở cánh áp sát thân. Rốn của gà con khô và kín. Không chọn gà con có đặc điểm như dị dạng, khoèo chân, mỏ vẹo, xệ bụng, rù rù, mắt lờ đờ.
  • Chọn mua gà giống của cùng một lứa để chúng có tốc độ phát triển ổn định, tránh tấn công lẫn nhau.
  • Gà con mới nở cần được tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm định kỳ. Người chăn nuôi cần nắm chắc lịch tiêm đó để tiếp tục chăm sóc tốt cho đàn gà khi nuôi.

3. Cách xây dựng chuồng trại cho gà Mía

Chuồng trại

Gà Mía phù hợp với mô hình nuôi thả vườn, diện tích đất rộng rãi. Khu vực chuồng trại sẽ bao gồm chuồng nhốt cố định vào ban đêm, khi thời tiết xấu và sân chơi. Ngoài ra còn có các khu phụ như: khu vực chế biến thức ăn; khu vực xử lý chất thải. Vườn thả gà có diện tích lớn gấp 2 – 3 lần chuồng nhốt.

Kỹ thuật chăn nuôi gà mía (03)

Làm chuồng nuôi gà mía phải đáp ứng được các tiêu chí sau:

  • Đặt ở vị trí cao ráo, thoáng mát, dễ thoát nước, không bị nước tù, nước đọng khi trời mưa.
  • Mái che: Có thể làm 1 mái hoặc 2 mái, sử dụng mái fibro xi măng hoặc lá tranh. Chiều cao từ nền đến đỉnh ít nhất 3,5m. Mái lợp ra bên ngoài vách chuồng 1m để tránh mưa hắt.
  • Vách chuồng: Chỉ nên xây cao 30 – 40cm. Phần còn lại dùng rèm che hoặc lưới thép, phên nứa thông thoáng.
  • Rèm che: Bố trí rèm che vách tường xung quanh để phòng trường hợp lạnh, gió. Rèm che treo bên ngoài vách tường, cách vách khoảng 20cm
  • Ngăn ô: Bên trong chuồng ngăn thành các ô hoặc khu vực riêng để quản lý đàn. Gồm khu nuôi úm, nuôi gà dò, gà thịt.
  • Cống rãnh thoát nước: Xung quanh chuồng phải có rãnh thoát nước khi dọn dẹp. Nước thải chảy về hầm biogas.
  • Xung quanh bên ngoài có tường rào bảo vệ. Bà con có thể xây tường bao hoặc làm hàng rào sắt, cao ít nhất từ 1,2 – 1,5m.
  • Có kho chứa nguyên liệu, thức ăn và dụng cụ, thiết bị máy móc chế biến thức ăn cho gà.
  • Trước cổng trại gà nên có hố sát trùng. Bên trong hố sử dụng cresyl 3% hoặc vôi bột khử trùng, tiêu diệt mầm bệnh xâm nhập.

Vườn nuôi thả gà mía

  • Nên có một vài cây xung quanh làm bóng mát cho đàn gà. Chọn cây có tán cao, trồng cách mái hiện 4 – 5m.
  • Bãi thả gà là nền đất vườn nện chặt, bằng phẳng, không có hố nước tù động.
  • Diện tích yêu cầu: tối thiểu 0,5 – 1m/con gà.

Kỹ thuật chăn nuôi gà mía (04)

Lồng úm gà con

Trang trại nuôi gà bắt buộc phải có lồng úm gà con. Bà con có thể làm lồng úm bằng cót, tấm nhựa. Hoặc dùng lưới thép bao xung quanh, bên ngoài phủ bạt..

Kích thước lồng úm: chiều cao 0,5m; quây thành vòng tròn có đường kính 2,8 – 3,0m dùng để nuôi 400 con gà.

Bố trí bên trong: khay hoặc mẹt để thức ăn cho gà con. Khay bằng tôn có kích thước 60 x 50cm. Chụp sưởi dùng bóng đèn tròn 60w -100w treo cao cách nền từ 40 – 60cm.

Kỹ thuật chăn nuôi gà mía (05)

Chất độn chuồng

Bên trong chuồng gà nên rải lớp chất độn dày từ 10 – 15cm để chân gà luôn khô thoáng. Bà con sử dụng mùn cưa, xơ dừa, vỏ trấu trộn đều với EM thứ cấp để khử mùi hôi chuồng trại.

Máng ăn, máng uống

Gà mía con nuôi trong lồng úm những ngày đầu có thể dùng khay, mẹt. Giai đoạn sau sử dụng máng ăn loại P50. Ngoài sân nuôi gà Mía có thể đặt thêm loại máng ăn từ ống tre, ống bương dài từ 1 – 1,5m, khoét 1/3 mặt trên.

Máng uống nuôi gà phổ biến hiện nay là loại gallon hoặc máng dài bằng uống bương như máng ăn. Các dụng cụ chăn nuôi phải được tẩy trùng, sát khuẩn, rửa sạch sẽ.

Bể tắm cát, máng cát sỏi

Bố trí bể tắm cát sỏi cho gà Mía ở ngoài sân vườn. Kích thước bể rộng 1m, cao 0,3m và dài 2m. Đủ để chứa khoảng 40 con gà. Bà con bổ sung sỏi đá nhỏ định kỳ. Gà Mía ăn sỏi nhỏ sẽ giúp chúng tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Dàn đậu

Dàn đậu cho gà Mía bố trí phía bên trong chuồng nuôi. Cũng như nhiều giống gà khác, gà mía rất thích ngủ trên cây, giàn vào ban đêm để giữ ẩm đôi chân. Giàn đầu cách mặt nên 50cm. Mỗi giàn cách nhau 30 – 40cm. Không nên dùng cây tre quá trơn trượt.

>> Xem thêm: Nuôi gà thả vườn kiểu mới

4. Thức ăn cho gà Mía

Nuôi gà Mía cho ăn gì?

Gà Mía dễ nuôi, khả năng kiếm mồi tốt. Khi nuôi với mô hình tập trung công nghiệp, bà con nên tận dụng các nguồn thức ăn từ nông nghiệp, phụ phẩm trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, thức ăn bổ sung, vitamin…

Cụ thể, thức ăn nuôi gà mía bao gồm:

  • Nhóm thức ăn ngũ cốc và các loại củ: ngô, thóc gạo, cám, gạo xay, cao lương, lúa mì, lúa mạch; củ sắn, khoai.
  • Nhóm thức ăn họ đậu: đỗ tương, khô dầu đậu tương, bã đậu phụ, khô dầu lạc vừng, khô dầu hướng dương…
  • Nhóm thức ăn có nguồn gốc từ động vật: bột cá, bột xương thịt, bột nhộng tằm, bột lông vũ, giun đất, giun quế…
  • Nhóm thức ăn giàu chất xơ: thân cây chuối, cỏ voi, cỏ tự nhiên, rau bèo, lá bắp cải, lá su hào…

Phương pháp chăn nuôi gà mía bằng thảo dược góp phần nâng cao giá trị nguồn thương phẩm. Sử dụng thảo dược xung quanh nhà còn hỗ trợ tăng sức đề kháng, giảm sự tấn công của mầm bệnh, virus cho đàn gia cầm. Các loại thảo dược nuôi gà mía như: tỏi, gừng, lá thị, cỏ mực, cam thảo, quế chi, bồ kết…

Kỹ thuật chăn nuôi gà mía (06)

Các loại nguyên liệu dùng chế chế biến thức ăn nuôi gà Mía phải được kiểm tra nghiêm ngặt. Không dùng nguyên liệu bị ẩm, mốc, có lẫn kim loại, rơm rác, gỗ vụn

Cách chế biến thức ăn nuôi gà Mía tại nhà

Tự chế biến thức ăn tại chuồng nuôi, tạo thành mô hình chăn nuôi khép kín giúp bà con chủ động phối trộn, cân bằng dinh dưỡng, nuôi gà sạch bệnh, lớn nhanh.

Một số thiết bị máy móc hỗ trợ bà con làm thức ăn cho gà tại nhà như: Máy băm chuối, máy băm nghiền đa năng, máy trộn thức ăn chăn nuôi, máy ép cám viên. Tất cả các dòng máy này đều được 3A nghiên cứu, chế tạo, sản xuất với công suất cực kỳ đa dạng. Tùy thuộc vào quy mô nuôi gà Mía và tính đến phương án lâu dài, bà con chọn máy có công suất thích hợp.

Nhóm thức ăn cung cấp chất xơ nên được nghiền nhỏ, trộn thêm với cám kích thích đàn gà ăn ngon miệng hơn.

Các nhóm thức ăn con lại đem nghiền mịn thành dạng bột, phối trộn theo tỉ lệ nhất định. Sau đó cho vào máy ép cám viên, làm viên cám nén chặt cho gà ăn. Viên cám tự ép có tỉ lệ dinh dưỡng cao lại an toàn, không chứa chất tăng trọng.

Kỹ thuật chăn nuôi gà mía (07)

Bà con tham khảo công thức phối trộn thức ăn cho gà Mía như sau:

Nguyên liệu (%)   Tuần tuổi của gà 
 0 – 3  Từ 3 tuần tuổi trở lên
1. Ngô vàng   48  50
 2. Cám loại 1  5  8
 3. Khô lạc nhân  14  18
 4. Khô cá nhạt  14  10
 5. Đỗ tương rang  12  7
 6. Bột cỏ  4  4
 7. Bột xương  1  1
 8. Bột vỏ đỗ  1  1
 9. L-Lyzin  0,25  0,20
 10. Premix khoáng – Vitamin  0,75  0,80
 Trong đó giá trị dinh dưỡng:
 NLTĐ, Kcal/1kg  30,28  3000
 Protein, %  23  21,3
 Canxi, %  1,5  1,3
 Photpho  0,82  1

Để tối ưu công đoạn sản xuất, trang trại nuôi quy mô vừa và lớn có thể tham khảo, tích hợp các thiết bị máy móc làm thành dây chuyền sản xuất cám viên nuôi gà Mía. Ví dụ:

Máy băm nghiền đa năng 3A2,2kW: dùng để nghiền cua ốc, thân chuối, rau bèo, nghiền hạt ngũ cốc thành dạng bột mịn.

Máy trộn cám trục đứng 3A3kW: Buồng trộn làm việc liên tục sẽ đảo, trộn các thành phần nguyên liệu đảm bảo tính đồng đều nhất cho đàn gà.

Kỹ thuật chăn nuôi gà mía (11)

Máy ép cám viên 3A3kW M3: Là thiết bị quan trọng dụng để ép cám bột thành dạng viên nén nhỏ, chặt. Cám viên sau khi ép đảm bảo chín 100%, dùng cho gà ăn ngay. Hoặc đem phơi khô, dự trữ trong 1 – 2 tháng.

 Dây chuyền này là cánh tay phải đắc lực giúp người chăn nuôi “hô biến” nguyên liệu thô sơ thành cám viên giàu dinh dưỡng.

5. Chăm sóc và phòng bệnh cho gà Mía

Chăm sóc gà Mía

Gà mía là giống nội địa có tốc độ tăng trọng thấp. Bà con không cần phải cho quá nhiều thức ăn bổ sung tăng hàm lượng dinh dưỡng. Điều này chỉ làm cho chúng bị rối loạn tiêu hóa, giảm năng suất chăn nuôi.

Giai đoạn từ 0 – 3 tuần tuổi: Rải đều thức ăn lên khay, mẹt. Gà nuôi úm chia thành nhiều bữa ăn trong ngày. Giai đoạn 2 tuần tuổi chia 9 – 10 bữa/ ngày. Tùy theo lượng thức ăn còn thừa lại mà điều chỉnh để tránh lãng phí.

Giai đoạn từ 4 tuần tuổi đến khi giết thịt, cho gà ăn thức ăn viên tự chế, cung cấp đủ năng lượng để duy trì và tăng trọng. Đi kèm với máy ép cám viên là các mặt sàng với kích thước lỗ khác nhau. Bà con nên cân đối kích thước phù hợp với từng giai đoạn phát triển của gà.

Kỹ thuật chăn nuôi gà mía (08)

Bên cạnh đó, cần cung cấp đủ nước cho đàn gà. Nước uống có nhiệt độ thích hợp từ 18 – 21 độ C. Bà con tham khảo bảng sau:

Tuần tuổi Mức tiêu thụ (lít/100 con/ ngày) Tuần tuổi Mức tiêu thụ (lít/100 con/ ngày)
4 5,5 10 10,7
5 6,4 11 11,7
6 7,2 12 12,4

Kiểm tra định kỳ cân nặng cho đàn gà bằng cách cân 10% tổng đàn. Mục đích để tính toán khả năng tăng trọng, điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.

Vệ sinh chuồng, trại nuôi gà Mía

Trước khi thả đàn gà Mía vào nuôi, chuồng phải được dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ. Dùng vòi phun nước áp lực mạnh để rửa chuồng, để khô ráo. Tiếp đến rải chất độn chuồng dày 10 – 15cm.

Bà con cũng có thể vệ sinh chuồng nuôi gà bằng cách phun Formol 2% lên trần, tường, nền, lưới…

Vệ sinh định kỳ theo kịch, quét dọn, tiêu độc, khử uế ở bên trong, bên ngoài, hành lang đi lại.

Dọn dẹp máng ăn, máng uống cho gà hàng ngày. Không để thức ăn thừa bị mốc, ôi thiu sinh mầm bệnh.

Phòng bệnh cho gà

Gà Mía có sức đề kháng cao, nhưng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bao gồm: công tác vệ sinh chuồng trại, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, nguồn thức ăn. Bà con cần tuân thủ các biện pháp vệ sinh chuồng trại đã được khuyến cáo.

Phương pháp phòng bệnh hiệu quả cho đàn gà Mía là tiêm vacxin đầy đủ, đúng lịch.

Vào mùa lạnh, thời tiết nồm ẩm, gió mùa là điều kiện thuận lợi để virus, mầm bệnh tấn công. Lúc này, nên cho gà Mía ăn đầy đủ khẩu phần thức ăn với chất lượng tốt nhất. Bổ sung thêm B.Complex để tăng sức đề kháng cho gà.

Nuôi gà Mía thả vườn, vào mùa lạnh nên thả chúng ra sân muộn hơn và nhốt sớm. Ngoài ra có thể đốt bồ kết xông khói cho đàn gia cầm định kỳ 5 – 7 ngày/lần. Cách đơn giản này giúp mũi gà thông thoáng, phòng bệnh về đường hô hấp.

Kỹ thuật chăn nuôi gà mía (09)

Ngoài ra, nuôi gà Mía sạch an toàn sinh học, bà con dùng thêm nước tỏi pha loãng cho gà định kỳ 2 – 3 ngày/lần. Đây là biệt pháp đơn giản, hiệu quả tiêu diệt virus cúm gia cầm. Dùng 2 – 3 củ tỏi đập dập, để nguyên khoảng 20 – 30 phút. Tiếp đến, cho vào 10 – 15ml nước đánh tan đều cho gà uống. Bỏ phần bã ra ngoài chuồng.

Một số bệnh thường gặp

Bệnh Niucatxơn (Bệnh dịch tả)

Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh dịch tả xuất hiện ở mọi lứa tuổi và lây lan nhanh trong 3 – 5 ngày. Nếu đàn gà không được chữa trị kịp thời, tỷ lệ tử vong 100%.

Biểu hiện: hắt hơi, khó thở, chảy nước mũi, ỉa chảy, phân có màu xanh. Bệnh năng có thể xuất hiện các triệu chứng như: run cơ, xã cánh, suy nhược cơ thể, liệt toàn thân,chết đột ngột.

Điều trị: Sử dụng kháng thể Gumboro. Liều lượng lần 1 từ 2 – 4ml/con. Lần 2 dùng 2ml/con cách lần 1 4 ngày. Bà con có thể sử dụng kháng sinh Genta – Costrim, Enrotril -100để nâng cao sức đề kháng cho gà.

Bệnh Gumboro

Gumboro là bệnh do virus gây ra ở gà Mía từ 3 – 10 tuần tuổi. Bệnh có thể lây từ gà ốm sang gà khỏe.

Triệu chứng: Đàn gà uống nhiều nước, xao xác, mổ cắn nhau, cơ mậu hôn co bóp nhanh, sốt cao, rối loạn tiêu hóa, viêm hoại tử ruột; phân trắng loãng sau chuyển sang vàng trắng.

Trị bệnh bằng cách vừa tiêm thuốc bổ trợ sức, dung dịch điện giải và cầm máu; vừa kết hợp với axit amin và đường glucoza cho đàn gà.

Bệnh đậu gà

Là bệnh thường xuyên gặp ở gà Mía nếu môi trường nuôi không đảm bảo vệ sinh. Bệnh do avian influenza virus gây ra.

Triệu chứng: Biểu hiện giống với bệnh dịch tả. Một số biểu hiện như mào tích tím sưng to, nước chảy tử mỏ, mũi, tiêu chảy…

Trị bệnh: bệnh đậu gà hiện chưa có thuốc đặc trị. Để ngăn ngừa bệnh kế phát và triệu chứng nhiễm trùng, bà con có thể dùng một số thuốc kháng sinh như: saigo-Nox Poultry liều lượng 1g/1 lít nước. Cho gà uống 3 – 5 ngày. Bổ sung thêm sulfat kẽm 1%.

Kỹ thuật chăn nuôi gà mía (10)

Trên đây là tổng hợp toàn bộ kỹ thuật chăn nuôi gà Mía chi tiết, đầy đủ nhất. Hy vọng những kiến thức mà may3a.com lựa chọn tổng hợp và cung cấp sẽ là một phần trong cuốn sổ tay nhỏ của bà con khi khởi nghiệp với nguồn giống này. Chúc bà con thành công trong mô hình nuôi gà Mía sạch tại nhà.

Video trang trại nuôi gà bằng thảo dược sử dụng máy trộn thức ăn cho gà 1 pha 3A3kW

Để được tư vấn và đặt mua sản phẩm máy chế biến thức ăn chăn nuôi 3A, quý khách vui lòng liên hệ:

mũi tên

Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:

Công ty CPĐT Tuấn Tú

VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Hotline: 02422050505 – 0834050505 – 0914567869

Email: may3a.info@gmail.com

Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. HCM

Hotline: 0945796556 – 0984930099

Email: maychannuoivn@gmail.com

Website: https://may3a.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/maynhanong/

Cảm ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi!