Kỹ thuật chăn nuôi thỏ thịt đạt năng suất cao
Nuôi thỏ thịt muốn cần đảm bảo nguyên tắc tăng trọng nhanh, ít tiêu tốn thức ăn, giảm giá thành nhưng cho năng suất cao. Những bí quyết để thành công này sẽ được may3a.com bật mí trong bài viết kỹ thuật chăn nuôi thỏ thịt sau đây, mời bà con theo dõi.
Nội dung bài viết
Chuồng trại nuôi thỏ
Dân gian có câu “nhát như thỏ đế” chính vì vậy, khi nuôi thỏ thịt, bà con cần quan tâm đến việc thiết kế chuồng trại.
Vị trí làm chuồng cần thuận tiện cho công tác quản lý, chăm sóc nhưng không thể làm gần khu dân cư sinh sống, không gần nguồn nước có thể gây ô nhiễm. Nơi làm chuồng cao ráo, thoáng mát, không bị ngập trũng nước, xung quanh có nhiều cây cao bóng mát.
Ngoài tự nhiên, thỏ đào hang để sống, tuy nhiên nuôi thỏ thịt như hiện nay thì bà con làm chuồng nuôi, trong chuồng bố trí lồng nuôi kiểu hình chữ nhật, xếp 2 – 3 tầng để tiết kiệm diện tích.
Chuồng nuôi thỏ cần rộng chứ không cần cao. Diện tích chuồng trại phụ thuộc vào số lượng giống, thông thường 1 ô chuồng nuôi: dài 1,5m ngang 0,7m cao 0,5m đủ để nhốt 10 con.
Các vật dụng cần bố trí trong chuồng nuôi thỏ công nghiệp: máng thức ăn tinh/hộc đựng thức ăn viên, máng cỏ, máng nước.
>> Xem thêm: Kỹ thuật làm chuồng nuôi thỏ
Cách chọn giống thỏ
Mô hình nuôi thỏ thịt muốn đạt hiệu quả cao nhất, bà con nên chọn giống có tầm vóc khá, trọng lượng trung bình lúc trường thành đạt từ 4,5 – 5kg/con, lựa chọn con có tỉ lệ khung xương nhỏ, thịt xẻ nhiều.
Một số giống thỏ hướng thịt để bà con chọn lựa như: Thỏ Newzealand trắng (trọng lượng trưởng thành từ 4,5 – 5kg/con, tỷ lệ thịt xẻ trên dưới 54%), thỏ Chinchilla, nhóm thỏ lai ở ĐBSCL (trọng lượng lúc trưởng thành đạt từ 3,2 – 3,8kg/con…
Khi mua giống thỏ, bà con cần lưu ý chọn mua ở địa chỉ uy tín. Trang trại thỏ giống có nhiều loại để tiện cho quá trình lựa chọn. Cần chú ý hỏi người bán xem đàn thỏ đã được tiêm chủng hay chưa, tiêm những loại gì, tiêm vào thời điểm nào để có phương án chăm sóc tốt nhất khi mua về nuôi.
Sức khỏe của thỏ khỏe hay yếu, có bị bệnh hay không đều sẽ biểu hiện ra bên ngoài. Khi chọn mua giống, bà con chịu khó quan sát kỹ. Chọn những con có đặc điểm chung như sau:
- Ngoại hình khỏe, lanh lẹ, hiếu động
- Vành tai vểnh cao lên, dày và cứng. Quan sát kỹ vành tai sạch sẽ, không bị ghẻ lở hoặc sứt xát gì.
- Mắt trong, sáng, nhìn lanh lợi, niêm mạc mắt không bị sưng
- Bộ lông mịn mượt và sáng bóng.
- Lưng thẳng, da ở lương mềm mại, không bị bệnh ghẻ hay có dấu hiệu đã bị bệnh ghẻ.
- Bụng mềm, lông phần bụng xốp.
- Chân cứng cáp, di chuyển lanh lẹ, không đi khập khiễng
- Bàn chân trước và giữa kẽ của các ngón chân không bị ghẻ lở hoặc sứt xát gì.
- Đuôi sạch sẽ, khô ráo, không có dấu hiệu của bệnh tiêu chảy.
- Chọn những con thỏ phàm ăn, ngủ nhiều.
- Phân thỏ cho dạng viên to, tròn, khô
Ngoài các đặc điểm trên, khi chọn thỏ đực và thỏ cái làm giống, bà con cần chú ý:
- Chọn thỏ đực có đôi dịch hoàn to lớn đồng đều, bìu dái có sắc hồng.
- Thỏ cái có đủ từ 8 – 10 bú. Bầu vú nở nang, cân đối.
- Nên chọn con đồng lứa, tuổi từ 4 – 5 tháng tuổi về nuôi.
Bước chọn giống này thuận lợi sẽ giúp quy mô chăn nuôi thỏ thịt của mà con luôn thuận lợi về sau.
Thức ăn và dinh dưỡng
Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ thịt
Nhu cầu về dinh dưỡng trong chăn nuôi thỏ thịt sẽ bao gồm: nhu cầu về năng lượng, nhu cầu về đạm và amino acid, nhu cầu về chất xơ, nhu cầu về chất khoáng và vitamin bổ sung, nhu cầu nước uống.
– Nhu cầu năng lượng:
Thỏ thịt là một trong những loài động vật đòi hỏi nhu cầu năng lượng tương đối cao, gấp 3 lần trâu bò.
Nhu cầu năng lượng = cơ bản + duy trì + sản xuất + tăng trưởng
Với mô hình chăn nuôi thỏ thịt thì năng lượng cho quá trình sinh sản và sản xuất sữa là không cần thiết.
Thể trọng (kg) | Nhu cầu cơ bản (Kcal) | Nhu cầu duy trì (Kcal) |
1,5 | 80 | 160 |
2,0 | 100 | 200 |
2,5 | 120 | 240 |
3,0 | 140 | 280 |
3,5 | 180 | 360 |
4,5 | 200 | 480 |
– Nhu cầu đạm và amino acid:
Đạm trong khẩu phần ăn của thỏ vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo hoạt động duy trì. Hệ số tiêu hóa (%) một số dưỡng chất trong thức ăn của thỏ thịt được tính như sau:
Tiêu chí | Hệ số tiêu hóa (%) |
Đạm thô | 79,4 |
Đạm tổng hợp | 76,6 |
Mỡ thô | 80,46 |
Xơ thô | 30,86 |
Khoáng | 44,93 |
Cũng theo các chuyên gia nghiên cứu cho biết, nuôi thỏ thịt yêu cầu trong thức ăn cần chứa 10 trong số 21 amino acid thiết yếu để tổng hợp nên protein cho thỏ.
– Nhu cầu về chất xơ:
Các nguồn thức ăn có chứa chất xơ vừa có tác dụng giúp thỏ no, đầy dạ dày vừa chống đói đảm bảo hệ thống tiêu hóa hoạt động bình thường. Bên cạnh đó, chất xơ cũng cung cấp năng lượng, tác động đến quá trình lên men phân hủy thức ăn của vi khuẩn manh tràng.
Nếu thiếu thức ăn có chứa chất xơ, thỏ thịt dễ bị tiêu chảy. Nhưng nếu thừa chất xơ sẽ cản trở quá trình tăng trọng của thỏ thịt làm ảnh hưởng đến năng suất.
Hàm lượng chất xơ phù hợp từ 13 – 15%. Chất xơ có trong cỏ, các loại lá cây, bột ngũ cốc nghiền nhỏ trộn với thức ăn khác để ép thành cám viên…
– Nhu cầu khoáng và vitamin: Thỏ yêu cầu đầy đủ chất khoáng Na, K, Cl. Đặc biệt đối với thỏ sinh sản. Thỏ nuôi nhốt hướng thịt càng yêu cầu cao về hàm lượng vitamin. Nguồn vitamin này có trong cà rốt, bí đỏ, lúa lên mọng…
– Nhu cầu nước uống: Trong chăn nuôi thỏ thịt, bà con cần cung cấp cho thỏ từ 0,2 – 0,5 lít nước/con/ngày. Mùa hè, thỏ ăn nhiều thức ăn thô cần bổ sung nước gấp 2 – 3 lần.
Thức ăn chăn nuôi thỏ thịt công nghiệp
- Thức ăn xanh: các loại cỏ mọc tự nhiên như cỏ vừng, cỏ tranh, cỏ lông; cỏ trồng như cỏ voi, cỏ ruzi, cỏ stylo… Thỏ giống dê, ăn được rất nhiều loại lá cây như dây rau lang, rau muống, thân cây họ đậu, lá vông, lá chuối, lá mít, lá tre. Nguồn thức ăn thô xanh này bà con nên dùng máy băm cỏ đẻ băm nhỏ vừa giúp thỏ dễ ăn lại tránh lãng phí, đặc biệt đối với cỏ voi có thân cứng.
- Thức ăn củ quả: Cà rốt, bí đỏ, củ cải, khoai lang, chuối chín, lê, táo…
- Ngũ cốc: thóc lúa, gạo lứt, cơm nguội, ngô, đậu xanh, đậu phộng…
- Thức ăn viên: bà con có thể sử dụng các loại ngũ cốc nghiền nhỏ sau đó cho vào máy ép cám viên để cung cấp thức ăn viên giàu dinh dưỡng, sạch sẽ, an toàn cho vật nuôi. Cám viên tự sản xuất bảo quản tốt cũng là thức ăn dự trữ quan trọng cho thỏ.
>> Xem thêm: Máy ép cám viên
Cách nuôi thỏ thịt vỗ béo, bà con có thể cho ăn nhiều thức ăn viên vào buổi tốt.Nuôi thỏ thịt công nghiệp rất cần dự trữ để chủ động nguồn thức ăn. Ngoài cỏ tự nhiên, bà con cơ thể tận dụng đất trồng cỏ voi, trồng ngô sinh khối sau đó băm nhỏ để ủ chua làm thức ăn cho thỏ thịt ăn quanh năm.
Có cần cho thỏ ăn theo bữa? Nếu nuôi thỏ mô hình gia đình nhỏ lẻ thì không cần cho ăn theo bữa. Nhưng nuôi công nghiệp, mô hình rộng lớn cần cho ăn theo khung giờ rõ ràng. Có thể chia làm nhiều nữa. Cho ăn đúng bữa sẽ kích thích thỏ ăn nhiều, tiêu hóa tốt. Bà con có thể xây dựng khẩu phần thức ăn cho thỏ thịt như sau:
Loại thỏ | Các loại thức ăn (g/con/ngày) | |||
Hỗn hợp | Thô xanh | Củ quả | Thức ăn khác | |
0,5 – 1kg | 20 – 30 | 60 – 130 | 20 – 45 | 10 – 15 |
1 – 2kg | 70 – 120 | 200 – 300 | 25 – 50 | 25 – 35 |
2 – 3kg | 120 – 150 | 300 – 400 | 70 – 100 | 30 – 40 |
>> Xem thêm: Kỹ thuật nuôi thỏ thả vườn
Chăm sóc thỏ theo từng giai đoạn
Thỏ con theo mẹ
Thỏ giống sau 5 – 6 tháng nuôi có thể bắt đầu phối giống, lúc này trọng lượng con mẹ đạt trên 3kg. Tuy nhiên muốn thỏ đẻ năng suất cao, bà con nên bắt đầu tiến hành phối giống cho chúng khi đạt 7 – 8 tháng tuổi, lúc này các cơ quan sinh sản đã phát triển hoàn thiện.
Chu kỳ mang thai của thỏ mẹ chỉ kéo dài trên dưới 30 ngày. Bà con cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, chế độ chăm sóc tốt để tăng tỉ lệ thành công, giúp thỏ con khỏe mạnh.
Thỏ con sơ sinh rất yếu nếu sinh ra mà không có mẹ thì sẽ chết. Thỏ con đẻ ra cần được ủ ấm trong ổ lót. Sau 14 – 15 giờ đẻ chúng mới biết bú sữa mẹ. Mỗi ngày cho chúng bú sữa mẹ 1 lần. Trong suốt 18 ngày đầu tiên, thỏ con sống và hấp thu dinh dưỡng hoàn toàn từ sữa mẹ. Bà con cần kiểm tra thường xuyên nếu phát hiện thỏ con chết thì nhặt ra tiêu hủy tránh làm ảnh hưởng đến các con khác.
Sau 18 – 20 ngày có thể bổ sung thêm cỏ non để thỏ tập ăn. Từ 25 – 30 ngày tuổi, cơ thể của thỏ đã có thể hấp thụ được khoảng 50% dinh dưỡng bên ngoài. Đến ngày 30 bà con có thể cai sữa cho thỏ con, đem nuôi trong chuồng nuôi riêng.
Thỏ sau cai sữa (30 – 70 ngày tuổi)
Giai đoạn này thỏ con bắt đầu làm quen với thức ăn thô, xanh, thức ăn tinh. Nguồn thức ăn sạch không bị ôi thiu, có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt chứa nhiều vitamin A, B, C.
Tuy nhiên, thời điểm này không cho ăn quá nhiều thức ăn tinh sẽ làm rối loạn hệ tiêu hóa của thỏ. Khẩu phần cám viên tự chế khoảng 10 – 15g/con/ngày.
Giai đoạn thỏ nhỡ (70 – 100 ngày tuổi)
Trong đàn thỏ con, tách riêng con đực và con cái. Những con đẹp đạt tiêu chuẩn giống có thể giữ lại để gây giống mới. Giai đoạn này áp dụng khẩu phần ăn cho thỏ thịt có trọng lượng khoảng 2 – 2,5kg để chúng phát triển nhanh về chiều dài, chiều rộng, chiều cao.
Giai đoạn vỗ béo thỏ (100 – 120 ngày tuổi)
Giai đoạn vỗ béo cần rút ngắn thời gian nhưng vẫn phải đảm bảo thỏ tăng trưởng nhanh. Do đó, bà con bổ sung thêm thức ăn bột đường như lúa, khoai mì, khoai lang, thức ăn viên hỗn hợp. Chú ý giảm lượng đạm trong thức ăn.
Một tuần trước khi xuất bán nên giảm cỏ tươi, thức ăn xanh, tăng thức ăn thô khô và bột đường để thịt thỏ săn chắc, thơm ngon, ngọt.
Bà con có thể áp dụng một trong các công thức cho thỏ ăn như sau:
Loại thức ăn | CT1 (% trạng thái tươi) | CT2 (% trạng thái tươi) | CT3 (% trạng thái tươi) | CT4 (% trạng thái tươi) |
Cỏ lông tây | 30,1 | 29,2 | 24,5 | 32,4 |
Dây lá bìm bìm | 34,3 | 37,0 | ||
Cỏ đậu dây leo lá lớn | 27,8 | |||
Bã bia | 34,4 | |||
Bã đậu nành | 67,4 | 39,2 | ||
Bắp cải | 32,3 | |||
Thức ăn hỗn hợp 20% | 3,2 | 3,4 | 2,0 | 2,8 |
Tăng trọng thực tế (g/con/ngày) | 20 | 22,7 | 23,9 | 21,3 |
Vệ sinh chuồng thỏ
Tất cả các giống thỏ đều ăn ở rất sạch sẽ, khô ráo. Do đó:
- Hàng ngày vào buổi sáng đều phải tiến hành dọn dẹp máng cỏ, máng thức ăn viên sạch sẽ. Bỏ hết thức ăn còn dư thừa của hôm trước, cọ rửa sau đó cho thức ăn mới vào. Thay nước uống sạch. Bà con có thể đem phơi nắng dụng cụ ăn của thỏ để khử trùng.
- 7 ngày/lần tiến hành tổng vệ sinh lồng nuôi. Ngăn chuồng hoặc đưa đàn thỏ đi chỗ khác để cọ rửa sạch phân, nước tiểu, rác ở trong lồng nuôi.
- 15 ngày/lần tổng vệ sinh toàn bộ khu chuồng trại. Quét dọn, thu gom rác, phân, dùng xà phòng và nước để xịt rửa nền sạch sẽ. Có thể sử dụng nước javel liều lượng vừa phải. Khu vực xung quanh cần phát quang không để đọng nước bụi rậm.
Bệnh trên thỏ
Kỹ thuật chăn nuôi thỏ thịt lưu ý bà con về các bệnh thường gặp ở thỏ. Thỏ ăn ở rất sạch sẽ nhưng lại dễ mắc bệnh, bên trên thỏ lây lan nhanh, có tính chất phức tạp, gây thiệt hại rất lớn.
Bệnh cầu trùng
Đây là bệnh phổ biến nhất và dễ gây tử vong trên thỏ nhất thiệt hại có thể lên đến 50%. Thỏ từ 1 – 3 tháng tuổi mắc bệnh cầu trùng nhiều hơn cả khiến sức đề kháng giảm. Bệnh này khiến thỏ bị mệt mỏi, đau bụng ỉa chảy, chướng hơi, kém ăn, có thể chết sau 10 – 15 ngày.
Trừ bệnh bằng cách dùng phenothiazin với liều 0,2g/kg. Dùng Rabbipain pha 10g/10 lít nước hoặc trộn 10g/5kg thức ăn, dùng liên tục từ 3-5 ngày. Hoặc dùng dung dịch iod 0,01% cho thỏ uống trong 10 ngày liền, tuy nhiên chú ý sự viêm ruột.
Lưu ý thức ăn của thỏ phải sạch sẽ, không bị ôi thiu, ẩm mốc. Cỏ sau khi mang về nên rửa sạch trước khi băm, tiến hành thay nước mới thường xuyên.
Bệnh bại huyết
Bệnh bại huyết do virus Calicivirus gây ra. Riêng năm 2003, bệnh này khiến các tỉnh nuôi thỏ ở phía nam nước ta thiệt hại đến 80%.
Bệnh này thường xuất hiện ở thỏ con từ 2 tháng tuổi trở nên, lây lan nhanh, phức tạp. Từ thời điểm bị bệnh đến khi chết chỉ 14 – 25 giờ. Biểu hiện: thỏ sốt cao, khó thở, co giật, nhảy cẫng lên, có xuất hiện máu lẫn bọt trào ra ở mũi, khi chết đầu ngước về phía sau, các cơ quan nội tạng gần như bị hoại tử.
Phòng bệnh bằng cách tiêm phòng vacxin đầy đủ, đúng loại.Bệnh này hiện chưa có thuốc đặc trị, nếu phát hiện thỏ bị bệnh cần cách ly và tiêu hủy ngay.
Bệnh sổ mũi
Thỏ bị cảm. Các dấu hiệu: hắt hơi, khó thở, nước mũi chảy liên tục, thỏ sẽ dùng bàn chân trước dụi vào mũi nên lông bàn chân ướt, dính lấy nhau, cứng đơ. Thỏ bỏ ăn, lông xù.
Bệnh này lây lan rất nhanh trong thời gian ngắn. Nguyên nhân do thời tiết thay đổi đột ngột, chuồng thỏ có gió mùa, mưa tạt…
Cách ly thỏ bệnh, dùng máy sưởi để sưởi ấm chúng nhiều ngày có thể sẽ hết bệnh. Bà con có thể dùng thuốc Streptomycin, Chloramphenicol, Kanamycin nhỏ vào hai lỗ mũi 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều, 4-5 giọt/lần nhỏ. Cần kết hợp tiêm hoặc uống điều trị liên tục trong ba ngày liền. Xem xét và quyết định điều trị tiếp nếu thấy giảm triệu chứng hay khỏi bệnh.
Trường hợp thỏ bị bệnh nặng cần tiêm Streptomycin với liều 0,01g/1kg thể trọng, hoặc Kanamycin liều 0,05g/1kg thể trọng liên tục trong 3 ngày.
Bệnh tiêu chảy
Bệnh này gặp ở cả tho con và thỏ trưởng thành. Nguyên nhân do thức ăn ôi thiu, ẩm mốc, không hợp vệ sinh. Tiêu chảy cũng có thể do trong nước uống có vi khuẩn Escherischia coli, do chuồng trại, do ồn ào có người xâm nhập khiến thỏ stress, sợ hãi…
Triệu chứng: đau bụng, mệt mỏi, lông xù, phân lỏng. Bà con nên cách ly sớm. Có thể sử dụng Streptomycin pha loãng cho uống 2 – 4 lần/ ngày, kết hợp với việc sử dụng nước chiết xuất từ các loại lá có chất chát như đọt ổi, lá chuối… và tiêm hoặc cho uống nước sinh lý, vitamin A, B để tăng sức đề kháng cho thỏ.
Bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ lây lan rất nhanh, đục khoét trên da thỏ. Khi bị ghẻ, thỏ liên tục cọ người vào thành chuồng khiến lông rụng, mùi hôi, cơ thể gầy gò, ốm yếu, sinh sản kém…
Cách ly thỏ bị bệnh tránh để lây lan sang các con khác. Bà con có thể dùng thuốc bôi ghẻ để bôi 2 – 3 ngày/lần cho đến khi khỏi bệnh. Hoặc dùng bàn chải nhỏ để cọ rửa làm vết ghẻ bong tróc, dùng cồn 90 độ sát trùng vết thương sau đó bôi thuốc đỏ hoặc thuốc xanh tránh nhiễm trùng.
Bệnh sán lá gan
Bệnh này khiến gan thỏ bị viêm, xơ cứng gây bệnh vàng da. Thỏ có các biểu hiện ỉa chảy, kém ăn, ốm yếu gầy gò, nặng thì tử vong.Sau khi cách ly, bà con sử dụng thuốc có chứa CCI4 cho thỏ uống. Kết hợp vệ sinh chuồng trại.
Bệnh bọ chét
Bọ chét này có thể lây lan từ chó hoặc mèo khiến cho thỏ ngứa ngáy, khó chịu, lông rụng thành từng mảng, mất máu, ốm yếu, lười ăn, sức khỏe suy giảm dẫn tới tử vong.
Bà con cần có biện pháp ngăn ngừa chó mèo xâm nhập. Sử dụng thuốc đặc trị ve và bọ chét lên cả thỏ cả vật nuôi trong nhà.
Bệnh ăn lông:
Thỏ tự ăn chính lông của mình và ăn lông của các con thỏ khác nuôi cùng chuồng. Bệnh này hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân nhưng có thể do thức ăn thiếu dinh dưỡng.
Nếu tình trạng diễn ra lâu, thỏ ăn nhiều lông dẫn đến tắc nghẽn đường ruột, hơi thở nặng nhọc, khó khăn, lười ăn, có biểu hiện nghiến răng, viên phân nhỏ hoặc lỏng hoặc lây nhầy. Thỏ bị bệnh sẽ chết sau 3 – 4 ngày nếu không được điều trị.
Chưa tìm ra nguyên nhân nên hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Bà con cách ly thỏ. Cho uống nước trái dứa để thông đường ruột.
Nuôi thỏ thịt đến giai đoạn xuất bán, bà con cần bán càng nhanh càng tốt nếu để lâu vừa tốn thức ăn và trọng lượng cơ thể cũng sẽ sụt giảm, thỏ bắt đầu có những biểu hiện động dục hoặc bị bệnh gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng.
Hiện nay đã có nhiều nông dân thoát nghèo vươn lên làm giàu với mô hình nuôi thỏ thịt công nghiệp. Anh Nguyễn Văn Cương (Đà Nẵng) khởi nghiệp từ năm 2010 với 250 triệu đồng vay ngân hàng để mở trang trại nuôi thỏ diện tích 200m2.
Sau nhiều lần thất bại, anh đã tìm tòi, học hỏi các kỹ thuật nuôi thỏ từ các trang trại lân cận và internet, kết quả: “Mỗi năm, thỏ mẹ đẻ 7 – 8 lứa, mỗi lứa 6 – 7 con. Chỉ 2,5 đến 3 tháng kể từ khi sinh, thỏ đã thành mẹ, lúc đó trọng lượng đạt khoảng 2,5 – 3 kg/con. Với giá thỏ giống 150.000 – 170.000 đồng/kg, thỏ thịt 85.000 đồng/kg, sau khi trừ hết chi phí, mỗi năm tôi thu được khoảng trên 350 triệu đồng.” (Anh Cường chia sẻ)
Rõ ràng nghề nuôi thỏ thịt, thỏ sinh sản có thị trường đầu ra thuận lợi, giá trị kinh tế cao đáng để bà con phát triển, nhân rộng. Chúc bà con thành công với kỹ thuật chăn nuôi thỏ thịt!
Mời bà con tham khảo video máy băm cỏ, băm rau củ 3A3Kw
Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:
Công ty CPĐT Tuấn Tú
VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Hotline: 02422050505 – 0834050505 – 0914567869
Email: may3a.info@gmail.com
Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. HCM
Hotline: 0945796556 – 0984930099
Email: maychannuoivn@gmail.com
Website: https://may3a.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/maynhanong/
Cảm ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi!
No comments yet.