Một số kỹ thuật chế biến thức ăn cho lợn rừng

Thịt lợn rừng là loại thực phẩm có giá trị kinh tế cao. Hiện nay nhiều gia đình đã mạnh dạn đầu tư, phát triển mô hình nuôi lợn rừng tại địa phương. Để chăn nuôi lợn rừng hiệu quả, bà con cần nắm được một số kỹ thuật chế biến thức ăn cho chúng.

Lợn rừng được biết đến là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, giá bán thịt lợn rừng dao động từ 280.000 – 300.000 đồng/kg, hiện tại cao gấp 7 – 10 lần so với giá thịt lợn thường (28.000 – 40.000 đồng), chưa kể chi phí thức ăn của lợn rừng thấp hơn lợn nhà do được nuôi bằng rau, quả có sẵn ở địa phương như các loại cỏ, mầm cây, rễ cây; thức ăn tinh gồm các loại hạt ngũ cốc, củ quả; thức ăn bổ sung như tro bếp, đất sét, đá liếm. Đặc điểm của lợn rừng là không nên cho nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng như nuôi lợn nhà vì sẽ làm chất lượng của thịt lợn rừng biến đổi và có khi gây ra bệnh tiêu chảy cho lợn. Thời gian nuôi lợn rừng con đến khi xuất bán khoảng 1 năm, dài hơn thời gian nuôi lợn thường khoảng 6 – 8 tháng nên thịt lợn rừng nhiều nạc, ít mỡ, săn chắc, hàm lượng Cholesterol thấp, thịt mềm, thơm ngọt.

Mô hình nuôi lợn rừng theo phương pháp chăn thả bán tự nhiên, nuôi nhốt (có sân chơi rộng đã rất thành công ở huyện Thạch Thất, thị trấn Đông Anh – Hà Nội, Nghệ An, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Lai Châu, Hà Giang…

Hướng dẫn chế biến thức ăn cho lợn rừng

Hình ảnh Lợn rừng (bên trái) – Xuất bán lợn rừng (bên phải)

Việc chăn nuôi lợn rừng mang lại nguồn thu nhập ổn định, tuy nhiên, theo thống kê của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam năm 2016, cứ 100 hộ nuôi thì có đến 95 hộ nuôi lợn rừng thiếu kiến thức, mắc nhiều sai lầm về nuôi con vật đặc sản này vì vậy lợn rừng dễ bị lớn “sổi”. Chất lượng và mùi vị của thịt bị giảm so với những hộ gia đình nuôi đúng cách. Các trang trại, hộ gia đình chỉ cho ăn rau cùng cám ngô, cám gạo mà không bổ sung thức ăn tinh, đạm dẫn tới tốc độ tăng trưởng chậm. Để khắc phục điều này, bà con cần tham khảo những kinh nghiệm chế biến thức ăn của những trang trại, hộ gia đình đã nuôi lợn rừng thành công. Công ty CPĐT Tuấn Tú xin gửi đến bà con Một số kỹ thuật chế biến thức ăn cho lợn rừng thành công.

1. Các nguyên liệu cần chuẩn bị

– Nguyên liệu thô xanh: Cỏ voi, rau xanh, củ quả, thân cây ngô, thân lạc, thân đỗ tương, thân mía, bèo… và 1 số loại cây thuốc: Cây hoàng ngọc , cây chè khổng lồ, cây hoa tím (cây tiểu cô nương), cây nhọ nồi, cây thèn đen (cây phèn đen), cây khổ sâm, lá nhọ nồi, búp ổi, lá mơ, gừng tỏi

– Nguyên liệu tinh bột: Cám gạo, cám ngô, hèm bia, bã đậu, bã sắn, đậu tương…

– Trùn quế tươi, bột trùn quế

– Men vi sinh hoạt tính

2. Cách tiến hành

2.1. Thức ăn chính cho lợn rừng

B1: Băm nhỏ thân cây lạc, thân ngô, thân lạc, củ quả, bèo lá thuốc khoảng 2 – 5 cm.

Công thức trộn 90 kg nguyên liệu thô xanh

Cỏ voi, thân cây lạc, chuối, ngô… Cây thuốc: búp ổi, cây nhọ nồi…
89.5 kg 0.5 kg

Công ty CPĐT Tuấn Tú đang cung cấp Máy băm nghiền đa năng 3A thuận lợi cho việc chế biến thức ăn:

* Tính năng nghiền nát nhuyễn: Máy có khả năng nghiền các loại nguyên liệu như: Thân chuối, bèo, rau cỏ, ốc, cua, cá… để chế biến thức ăn cho vật nuôi. Trung bình mỗi giờ, máy nghiền nát nhuyễn được 100Kg nguyên liệu.

* Tính năng băm nhỏ: Máy băm nhỏ các loại nguyên liệu như: Cỏ voi, thân ngô, thân lạc, rau, rơm rạ… thành các đoạn ngắn 1 – 5cm, năng suất băm khoảng 450Kg/giờ. Bà con tận thu cây tươi, phụ phẩm thu hoạch về dùng máy băm nhỏ rồi ủ chua làm thức ăn dự trữ lâu dài cho vật nuôi. Bà con cũng có thể tận dụng phụ phẩm nông nghiệp băm nhỏ làm đệm sinh học lót chuồng nuôi gia súc, gia cầm hoặc ủ làm phân xanh.

* Tính năng nghiền bột khô các loại nguyên liệu như: Sắn khô, ngũ cốc, ngô, đỗ tương, thóc gạo. Năng suất nghiền bột của máy khoảng 50-70Kg//giờ. Với tính năng này, bà con chăn nuôi có thể nghiền ngũ cốc, cá khô để tự sản xuất cám tại nhà.

Để đáp ứng từng nhu cầu của bà con chăn nuôi, hiện tại Công ty chúng tôi chế tạo Máy chế biến thức ăn chăn nuôi đa năng với các model: Model: 3A1.5Kw, Model: 3A2.2Kw (nguồn điện 220V và 380V), Model: 3A2.2Kw – Kiểu phễu tròn, kiểu phễu vuông (nguồn điện 220V và 380V), Model: 3A5,5Kw (nguồn điện 380V), và máy chế biến thức ăn chăn nuôi đa năng 3A chạy động cơ Diesel, động cơ xăng nên rất phù hợp cho từng nguồn điện của các hộ nông dân.

B2: Trộn thức ăn tinh theo công thức:

Tùy thuộc vào tuổi của lợn rừng mà bà con sử dụng công thức trộn phù hợp.

a) Công thức phối trộn thức ăn tinh dùng cho lợn chửa, lợn nuôi con, đực giống:

Tên nguyên liệu Lợn chửa Lợn nuôi con Đực giống (thành phần % theo khối lượng)
CT1 (thành phần % theo khối lượng) CT2 (thành phần % theo khối lượng) CT1 (thành phần % theo khối lượng) CT2 (thành phần % theo khối lượng)
Bột ngô 20 35 20 50 15
Cám gạo 36 25 36 23 45
Thóc tẻ 10 0 18 0 0
Bột sắn khô 18 10 0 0 0
Bột đậu tương 8 8 8 15 10
Bột cá/bột trùn 6 10 6 10 8
Premix khoáng 1 1 1 1 1
Vitamin 1 1 1 1 1

b) Công thức phối trộn thức ăn tinh dùng cho lợn con:

Tên thức ăn

Công thức 1

(thành phần % theo khối lượng)

Công thức 2

(thành phần % theo khối lượng)

Công thức 3

(thành phần % theo khối lượng)

Công thức 4

(thành phần % theo khối lượng)

Bột ngô 34 43 34 29
Cám gạo 22 29 34 43
Khô dầu dừa 23 0 0 0
Bột cá nhạt/ bột trùn 18 6 4 10
Khô dầu lạc 0 10 19 15
Khô dầu đậu nành 0 9 6 0
Bột xương 1.2 1.2 1.2 1.2
Vôi bột 0.9 0.9 0.9 0.9
Muối 0.6 0.6 0.6 0.6
Sunfat Mg 0.3 0.3 0.3 0.3

c) Công thức phối trộn thức ăn tinh cho lợn choai:

Tên thức ăn

Công thức 1

(thành phần % theo khối lượng)

Công thức 2

(thành phần % theo khối lượng)

Công thức 3

(thành phần % theo khối lượng)

Bột ngô 20 35 35
Cám gạo 10 25 25
Cám mì 13 0 0
Bột sắn 30 0 5
Bột đậu nành 12 0 0
Khô dầu lạc 5 15 15
Bột cá nhạt/Bột trùn 8.6 6 8
Bột xương 1 0 0
Tấm gạo 0 18 10
PremixVitamin 0.13 0.5 0.85
Premix khoáng 0.12 0.5 0.85
Muối ăn 0 0 0.3
Lysin 0.15 0 0

Bà con tham khảo thêm cách phối trộn thức ăn tinh theo kinh nghiệm nuôi 12.000 con lợn rừng của trang trại nuôi lợn rừng theo hướng hữu cơ NTC (thị trấn Đông Anh, Hà Nội).

Nguyên liệu Tỷ lệ tối đa (%) Nguyên liệu Tỷ lệ tối đa (%)
Bột ngô 60 Khô đậu tương 20
Gạo, tấm 25 Đậu tương 25
Cám gạo 30 Đậu xanh 10
Bột sắn 25 Giun quế 10

B3: Phối trộn thức ăn hoàn chỉnh cho lợn rừng:

Chế biến 100 kg thức ăn cho lợn rừng

Theo PGS. TS Nguyễn Khắc Tích (Viện tư vấn phát triển kinh tế-xã hội Nông thôn và miền núi) đã đưa ra công thức:

Thức ăn thô xanh Thức ăn tinh
90 kg 10 kg

Bà con phải trộn đều nguyên liệu trước khi cho lợn rừng ăn.

Và tham khảo thêm công thức thông thường khi cho lợn rừng ăn của 1 số hộ nuôi lợn rừng:

Thức ăn thô xanh Thức ăn tinh
50 kg 50 kg

Đối với những trang trại chăn nuôi lợn rừng có quy mô lớn bà con có thể tham khảo thêm Máy trộn thức ăn chăn nuôi 3A do Công ty CPĐT Tuấn Tú cung cấp:

Máy trộn thức ăn cho gà 1 pha 3A3Kw (02)

Công ty chúng tôi cung cấp, phân phối trên toàn quốc nhiều dòng máy với nhiều công suất phù hợp với quy mô hộ gia đình: Máy trộn thức ăn chăn nuôi 3A3Kw (3 pha), Máy trộn thức ăn chăn nuôi 3A5,5Kw (Trục ngang), Máy trộn thức ăn chăn nuôi kiểu đứng 3A5,5Kw,…

Yêu cầu nguyên liệu: Nguyên liệu phải đảm bảo chất lượng: không bị ẩm mốc, sâu, mọt, hấp hơi, có mùi lạ và không bị vón cục. Một số nguyên liệu cần được sơ chế trước để lợn dễ tiêu hoá (như đậu tương cần rang chín, vỏ sò, vỏ hến phải nung nóng trước khi nghiền…). Các loại nguyên liệu thức ăn trước khi phối trộn cần nghiền nhỏ. Khối lượng nguyên liệu phối trộn cần phải căn cứ vào số lượng lợn và mức ăn để trộn vừa đủ lượng thức ăn cho khoảng 5-7 ngày rồi lại trộn tiếp, tránh để lâu dễ phát sinh ẩm mốc.

B4: Cách sử dụng

Bà con có thể sử dụng cho ăn luôn trong ngày (bằng cách trộn đều thức ăn trong 15 phút) với chế độ: 2 – 3 bữa/lần ăn sáng, trưa, tối.

Thức ăn thô xanh Thức ăn tinh Men vi sinh hoạt tính
90 kg 10 kg 500 g

Hoặc bà con có thể cho vào bao túi nilon kín + rỉ mật để bảo quản trên 1 tuần theo công thức:

Thức ăn thô xanh Thức ăn tinh Rỉ mật
90 kg 10 kg 5 kg

Để ủ chua thức ăn cho lợn rừng, bà con làm theo hướng dẫn do Công ty CPĐT Tuấn Tú đã giới thiệu: https://may3a.com/huong-dan-u-chua-cay-ngo-va-phu-pham-tu-cay-ngo/

Bà con cũng có thể học cách chế biến thức ăn dạng cám viên từ thức ăn tinh, kết hợp trùn quế và rau củ nghiền nát: https://may3a.com/nuoi-lon-bang-giun-que/

2.2. Thức ăn bổ sung

Đá liếm cho lợn rừng giống loại bánh dinh dưỡng cho bò, dê… có vai trò bổ sung khoáng chất, vi lượng cần thiết cho lợn rừng mà thức ăn thô xanh, thức ăn tinh không thể cung cấp đủ được.

Để lợn rừng phát triển tốt, nâng cao chất lượng thịt bà con cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết trong quá trình nuôi, bà con cần phải bổ sung khoáng chất, vi lượng thông qua việc làm đá liếm cho lợn rừng.

Cách làm đá liếm cho lợn rừng

B1: Chuẩn bị nguyên liệu

Để làm 3 kg đá liếm cần chuẩn bị

– Muối ăn: 100g

– Sắt sunphat: 100 g

– Đồng sunphat: 50 g

– Diêm sinh: 100 g

– Vôi tôi: 1 kg

– Đất sét: 1.65 kg

B2: Hòa loãng hỗn hợp vào trong xô, chậu gồm: 100 g muối ăn, 100 g sắt sunphat, 50 g đồng sunphat, 100 g diêm sinh với 0.5 lít nước. Sau khi tan hết thì cho vôi tôi vào khuấy đều

B3: Cho hỗn hợp đã pha ở B2 trộn đều với đất sét

B4: Đổ khuôn, chờ khô.

B5: Sau khi có những tảng đá liếm thì bảo quản trong túi bóng, đặt nơi khô ráo thoáng mát.

Cách cho ăn: Một ngày lợn rừng cần khoảng 20-25 gam/con.

Lưu ý: Thức ăn của heo rừng chủ yếu là thực vật. Không nên lạm dụng thức ăn giàu dinh dưỡng để nuôi heo rừng vì nó sẽ làm cho phẩm chất thịt của heo rừng bị biến đổi và nhiều khi làm cho heo bị bệnh rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy…

mũi tên

Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:

Công ty CPĐT Tuấn Tú

VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Hotline: 02422050505 – 0834050505 – 0914567869

Email: may3a.info@gmail.com

Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. HCM

Hotline: 0945796556 – 0984930099

Email: maychannuoivn@gmail.com

Website: https://may3a.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/maynhanong/

Cảm ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi!