Thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm nhờ kỹ thuật nuôi ba ba chuyên nghiệp

Hiện nay, ba ba đã trở thành một món ăn đặc sản của nhiều nhà hàng, quán ăn. Nó không chỉ thơm ngon, hấp dẫn mà còn được coi là vị thuốc có thể chữa được rất nhiều căn bệnh khác nhau như rụng tóc, đau lưng, ho lao, thận yếu,… Vì thế, đầu tư nuôi ba ba lấy thịt được coi là một giải pháp làm giàu lý tưởng mà bà con nên cân nhắc.

1. Kỹ thuật nuôi ba ba con hiệu quả

1.1 Ấp trứng ba ba

Ba ba thường sinh vào khoảng tháng 3 đến tháng 8 âm lịch, số lượng trứng ba ba mỗi lần sinh cũng không cố định, thường sẽ giao động từ 10 đến 20 trứng. Khi đẻ, ba ba mẹ thường sẽ đào lỗ để đẻ trứng và ấp. Lúc này, hộ nuôi cũng nên thu trứng để tiến hành ấp nhân tạo. Bởi vì, tỉ lệ ấp trứng tự nhiên của ba ba thường nở không cao và cũng tốn khá nhiều thời gian. Khi ba ba mới nở thì nên cho vào trong một chiếc chậu riêng và tắm ba ba với nước muối loãng.

nuôi ba ba (02)

1.2 Ao nuôi ba ba con

Bà con nên chuẩn bị bể dưỡng cho ba ba mới sinh trong thời gian từ 3 đến tháng tuổi. Tùy theo số lượng của ba ba con nhiều hay ít mà kích thước bể sẽ lớn nhỏ khác nhau. Yêu cầu, ao nuôi phải được vệ sinh bằng dung dịch thuốc tím hay formol kỹ lưỡng trước khi thả ba ba vào.

1.3 Cách nuôi ba ba con

Để nuôi ba ba con thường các hộ nông dân sẽ chia làm ba giai đoạn chính như sau:

Giai đoạn từ khi mới nở đến khoảng 15 ngày tuổi

+ Môi trường sống: Lúc này ba ba còn nhỏ nên bà con hãy nuôi chúng trong chậu hay trong bể với mức nước từ 20 đến 25cm. có thể thả bèo đã được rửa sạch vào bên trong góc chậu hay bể vì ba ba rất thích sống ở trên rễ béo. Lưu ý, phải đảm bảo nước ở bên trong bể nuôi phải sạch và trong. Định kỳ nên thay nước từ 1 đến 2 lần mỗi ngày.

nuôi ba ba (03)

+ Thức ăn: Nguồn thức ăn thích hợp cho ba ba con đó là thức ăn có độ đạm 40% trở lên. Tốt nhất bà con nên cho chúng ăn lòng đỏ trứng gà, giun đỏ, artemia, thủy trần, cá tép, cá bột xay nhuyễn,… Trung bình mỗi ngày nên cho ba ba ăn từ 3 đến 4 lần vào thời điểm buổi sáng, chiều và tối. Khi cho ăn phải chú ý kích thước của thức ăn phải vừa miệng với ba ba, nếu không vừa phải chế biến trước mới cho ba ba ăn. Ngoài ra, hãy điều chỉnh lượng thức ăn cho ba ba không được thừa cũng không được thiếu.

Giai đoạn ba ba con từ 15 ngày tuổi đến 6 tháng tuổi

+ Môi trường sống: Lúc này ba ba đã lớn hơn, bà con cũng nên chuyển chúng ra ao hay bể đã chuẩn bị để nuôi ba ba. Yêu cầu ao nuôi ba ba phải có độ rộng từ 10 đến 100m2, mực nước sâu từ 0.8 đến 1m, cát đổ dày từ 10 đến 20cm. Bà con cũng có thể thả bèo tây với số lượng chiếm khoảng 1/3 diện tích bể để giúp lọc nước và cũng để làm nơi phơi nắng cho ba ba. Mật độ nuôi ba ba con khoảng từ 20 đến 30 con/m2. Với mật độ này ba ba sẽ đảm bảo sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.

nuôi ba ba (04)

+ Thức ăn: Ở giai đoạn này ba ba sẽ ăn giun, giòi, cá, thịt động vật băm nhỏ,… Lưu ý, bà con nên tránh cho ba ba ăn các loại thức ăn đã thối, hỏng vì như vậy chúng rất dễ bị mắc bệnh. Đối với máng đựng thức ăn cần phải cố định cách mặt nước từ 10 đến 20cm. Sau khi nuôi ba ba được 4 tháng, kích thước mỗi con sẽ bằng miệng chén. Đến 3 tháng tiếp theo sẽ đạt được tầm 15 đến 20g/con. Khi ba ba đạt kích thước 30 đến 50g thì chuyển sang phương pháp nuôi ở giai đoạn tiếp theo.

Giai đoạn từ 6 tháng tuổi đến khoảng 100g/con

+ Môi trường sống: Lúc này ba ba đã lớn hơn rất nhiều, vì vậy bà con cần phải nuôi ở ao rộng hơn, mực nước yêu cầu phải sâu từ 1 đến 1.2m. Lời khuyên của các chuyên gia là bà con chỉ nên thả ba ba với mật độ từ 10 đến 15 con/m2 mà thôi. 

+ Thức ăn: Thức ăn cho ba ba trong giai đoạn này cũng tương tự như giai đoạn trước. Trường hợp bà con muốn cho ba ba ăn ốc, hến thì phải đập vỏ, còn nếu cho chúng ăn cá mè thì phải bỏ mật đắng đi. Trong quá trình nuôi bà con cũng phải theo dõi liên tục để điều chỉnh lượng thức ăn, đảm bảo không thừa cũng không thiếu cho ba ba.

nuôi ba ba (05)

Tùy theo mỗi hộ nông dân áp dụng kỹ thuật nuôi ba ba như thế nào mà thời gian đạt được trọng lượng 100g/con sẽ khác nhau, thông thường mất khoảng 1 năm. Trong quá trình nuôi ba ba con cũng rất dễ mắc bệnh. Cụ thể, giai đoạn từ 7 đến 15 ngày tuổi và từ 1 đến 3 tháng tuổi ba ba hay dễ chết nên lúc nở ra sẽ bị hở rốn, nhiễm bẩn hoặc mật độ nuôi quá dày làm ba ba tự cắn nhau gây thương tích. Đó là lý do vì sao bà con cần áp dụng cách nuôi ba ba con đúng chuẩn, chăm sóc và đáp ứng được môi trường, thức ăn phù hợp với từng giai đoạn khác nhau.

2. Kỹ thuật nuôi ba ba lấy thịt

2.1 Xây dựng chuồng trại nuôi ba ba

Ba ba là loài động vật thuộc lớp bò sát nên chúng có thể sống được trên cạn và dưới nước. Khi xây chuồng trại để nuôi ba ba bà con nên chọn nơi yên tĩnh, không bị ngập úng. Có thể làm thêm một bờ nhỏ để ba ba có thể tiếp xúc được với bùn đất làm hang hoặc làm nơi sinh sản.

Bà con có thể chọn mô hình nuôi ba ba trong ao hay trong bể xi măng tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình. Tuy nhiên, lời khuyên của các chuyên gia là nên xây dựng bể xi măng dù rằng nó có giá thành đắt đỏ hơn nhưng bù lại thời gian sử dụng sẽ lâu hơn, đảm bảo an toàn hơn nuôi ao đất. Ngoài ra, kỹ thuật nuôi ba ba trong bể xi măng cũng khá đơn giản, không có nhiều yêu cầu phức tạp. Còn nếu chọn ao nuôi bà con cần phải đáp ứng những yêu cầu như sau:

Kích thước ao hồ phù hợp

Để nuôi ba ba lấy thịt cần diện tích ao phải rộng khoảng 150m2, độ sâu từ 150 đến 200cm. Bao giờ mực nước trong ao cũng phải duy trì khoảng 100cm trở lên. Đối với loại ba ba ươm giống thì tùy vào từng kích thước khác nhau mà độ sâu của ao sẽ có yêu cầu khác nhau. Thông thường, ao có diện tích 10m2 và sâu 50 đến 60cm là phổ biến.

Nước ở trong ao

Để nuôi ba ba lấy thịt mang lại năng suất cao thì yêu cầu nguồn nước ở trong ao phải luôn sạch sẽ, không bị ô nhiễm và có rác bẩn. Bà con có thể để mức nước biến động dồi dào, không khô khan.

nuôi ba ba (06)

Mật độ ba ba thích hợp trong ao

Với những con giống có trọng lượng khoảng 0.1kg thì mật độ trung bình trong ao nuôi khoảng 12 con/m2. Còn nếu con giống ba ba lớn hơn thì bạn hãy giảm số lượng xuống còn khoảng 6 con/m2.

Vòi nước xả và bơm nước

Thông thường ở phần đáy sẽ có nhiều nước bẩn. Vậy nên bà con hãy bố trí vòi nước để khi xả nước có thể chảy ra. Vòi thứ hai để cho nước chảy vào có thể thiết kế gần với đáy để loại bỏ được chất bẩn hiệu quả. Tốt nhất bạn nên trải một lớp cát thật sạch và có độ cao trung bình từ 10 đến 20cm để giúp ba ba có được nơi trú ẩn. Ngoài ra, bổ sung thêm tàu dừa, lục bình hay những vật trôi nổi trên mặt nước cho ba ba có chỗ tắm nắng sau khi ăn.

Thành ao

Thành ao nuôi ba ba phải nhẵn, trơn, có thể xây bằng gạch đá hoa để ba ba không bò ra ngoài gây ảnh hưởng đến sức khỏe và làm da bị trầy xước. Ngoài ra, phần bờ ao cũng nên xây dựng có độ dốc thoải để tiện cho ba ba leo lên bờ tắm nắng.

Bố trí nơi đẻ

Bà con nên xây dựng thêm một vị trí để ba ba đẻ. Chỉ cần một góc nhỏ của ao để làm nơi cho ba ba sinh sản. Diện tích của góc này khoảng 4m2 và có thể chứa được khoảng 80 con ba ba trong mùa sinh sản.

2.2 Chọn ba ba giống

Tùy theo điều kiện khí hậu của từng vùng miền khác nhau mà bà con có thể chọn giống ba ba để nuôi cho thích hợp. Tuyệt đối không được lơ là vấn đề này bởi nó có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cuối cùng. Hiện nay, trên thị trường có hai loại ba ba khác nhau gồm:

nuôi ba ba (07)

+ Ba ba giống địa phương: Giống ba ba này có đặc điểm chậm lớn, nuôi một năm chỉ khoảng 0.7 đến 0.8kg/con, năng suất đẻ trứng thấp, thịt không được ngon và chưa được xuất khẩu nhiều.

+ Ba ba giống nhập lai tạo F1: Đây là giống ba ba lai với khả năng tăng trọng nhanh. Nuôi một năm có thể đạt từ 1 đến 1.2kg/con, thịt ngon, thơm, sinh trưởng và phát dục sớm, đẻ sai. Hiện nay, giống ba ba này được xuất khẩu đi rất nhiều quốc gia khác nhau như Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc,…

Bà con cũng có thể dựa vào điều kiện khí hậu của từng vùng để chọn giống ba ba cho phù hợp. Chẳng hạn, ở khu vực miền Bắc sẽ phù hợp với giống ba ba lẹp suối, ba ba gai, ba ba trơn. Còn ở miền Nam sẽ phù hợp với ba ba trơn, ba ba cua định hoặc ba ba gai.

Khi chọn con giống bà con cần phải nắm rõ lai lịch, ghi chép đều và quản lý ngay từ khâu đưa giống về như ngày tháng năm nhập, số lượng, trọng lượng, đặc điểm của con giống, ngoại hình, tầm vóc,… Hãy ưu tiên con giống có nguồn gốc bố mẹ rõ ràng, trọng lượng tương đương nhau. Kích thước con giống nhỏ hơn 2kg, tỷ lệ cứ 5 con đực là một con cái.

Đối với con đực phải đảm bảo chọn con có thân hình mỏng, đuôi dài ra khỏi mai. Bà con có thể dùng tay để sở, vuốt lên phần cuối của mai sẽ thấy không bị sần, gợn sóng như con cái. Còn nếu con cái thì hãy chọn những con có thân hình tròn hay bầu dục, đuôi ngắn hơn con đực, vuốt phần mai về cuối sẽ thấy có sần sùi.

2.3 Cách thả giống ba ba

Để chọn giống ba ba đã khó, việc thả giống lại càng khó hơn. Thông thường, thời gian tốt nhất để thả ba ba giống là vào khoảng tháng 1 đến tháng 2 âm lịch. Sau khi vận chuyển ba ba giống về hãy để nguyên trong bao bì mà trại giống đóng cho bạn từ 10 đến 30 phút sau hãy mở ra. Sử dụng nước ở trong thau được pha thuốc sẵn theo hướng dẫn của các chuyên gia chăn nuôi vẩy lên thân ba ba con cho nó ướt đều từ 10 đến 30 phút để chúng quen dần với môi trường mới.

Kế đó, bắt từng con ba ba thả vào trong thau nước có thuốc để cho ba ba bơi lội tự do. Quan sát kỹ từng con, nếu con nào có hiện tượng lạ thì hãy bắt để riêng rồi xử lý bằng cách cho vào trong chậu nhỏ để một bụi lục bình nhúng cho ướt ở chậu nước có thuốc trên rồi cho ba ba nghỉ ngơi. Theo dõi khi nào thấy ba ba tỉnh hẳn thì mới được thả vào trong chậu lại.

2.4 Cách chăm sóc ba ba

Để chăm sóc ba ba cũng khá đơn giản, không mất nhiều thời gian. Quan trọng là ba con phải quan sát kỹ để xem chúng có biểu hiện lạ thì kịp thời xử lý. Ngoài ra, bà con cũng nên thường xuyên kiểm tra nồng độ pH của nước, nếu thấy chênh lệch với mức tiêu chuẩn an toàn thì cần khắc phục ngay.

nuôi ba ba (08)

Vì ba ba rất nhút nhát và thích không gian yên tĩnh, chỉ cần hành động gây tiếng ồn, khuấy nước cũng có thể khiến chúng bị hoảng loạn. Do đó, bà con cần đảm bảo xung quanh khu vực nuôi phải yên tĩnh, không gây tiếng động ảnh hưởng đến ba ba.

2.5 Thức ăn cho ba ba

Bà con có thể cho ba ba ăn các loại thức ăn như sau:

+ Thức ăn tươi sống: Loại thức ăn này bao gồm tôm, cua, giun, cá, ốc,… còn sống. Bà con cần rửa sạch rồi cắt nhỏ hoặc băm nhuyễn để ba ba dễ ăn hơn.

Đối với loại thức ăn tươi này thì cá tạp được bà con sử dụng phổ biến nhất. Trong đó, công đoạn cắt cá thường tốn nhiều thời gian và công sức của bà con. Vì vậy, để nâng cao năng suất chế biến thức ăn cho ba ba, bà con nên đầu tư máy cắt cá tự động. Hiện nay, Công ty CPĐT Tuấn Tú (Hãng 3A) đã nghiên cứu, chế tạo và sản xuất nhiều thiết bị máy thái cá như: máy cắt cá 3A2,2Kw, máy cắt cá 3A6,5Hp, máy cắt cá 3A4Kw, máy thái cá 2 đầu cắt 3A4Kw… . Sản phẩm của 3A đa dạng về năng suất và giá thành, giúp bà con có sự lựa chọn phong phú và phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng!

Video giới thiệu cách sử dụng máy cắt cá 3A2,2Kw

+ Thức ăn khô: Bao gồm các loại thức ăn như cá, tôm, tép,… sau khi được làm khô sẽ cho ba ba ăn.

+ Thức ăn công nghiệp: Thông thường những loại thức ăn này hay được dùng cho cá và cũng khá thích hợp dùng cho ba ba. Để mang lại hiệu quả cao nhất bà con nên chọn thức ăn với độ đạm trên 40%. Thức ăn cho ba ba nên đựng ở trong dụng cụ riêng như mẹt, rổ, nia,… lơ lửng trên mặt nước tầm 35 đến 50cm. Ngoài ra, bà con cũng nên để ở vị trí cố định giúp cho ba ba dễ dàng tìm kiếm được nguồn thức ăn. Lưu ý, tránh cho chúng ăn thức ăn ôi thiu, có tẩm vị mặn. Nếu nuôi ba ba ở miền Bắc vào đợt không khí lạnh thì nên tăng cường thêm chất béo trong thức ăn để giúp chúng chống đỡ mùa đông tốt hơn. 

3. Phòng và trị bệnh cho ba ba

3.1 Phòng bệnh cho ba ba

  • Thay nước ao, bể nuôi ba ba theo mùa để đảm bảo nguồn nước luôn sạch sẽ, không bị nhiễm bẩn gây mầm mống bệnh tật cho vật nuôi.
  • Ba ba sau khi nuôi 3 tháng tuổi dễ bị chết, đó là do chúng bị hở rốn, nhiễm bệnh hoặc mật độ nuôi quá dày. Vì vậy, bà con cần phải kiểm soát vấn đề này kỹ lưỡng hơn.
  • Trong ao, bể nuôi ba ba có con bị bệnh thì hãy bắt lên và nuôi riêng biệt, sử dụng thuốc điều trị theo khuyến cáo của bác sĩ thú y.
  • Trước mỗi vụ nuôi cần phải dọn dẹp ao sạch sẽ, rác thêm lớp vôi sống từ 10 đến 15kg/100m2 để khử trùng. Ngoài ra, bà con cũng có thể thay lớp cát cũ ở đáy ao để đảm bảo mang lại năng suất cao hơn.

nuôi ba ba (09)

3.2 Điều trị bệnh cho ba ba

+ Bệnh sưng cổ: Khi mắc bệnh ba ba không thể rụt vào bên trong mai được. Bà còn cần dùng thuốc Clorocid/ Sulfamid trộn với thức ăn theo tỉ lệ 0.2g thuốc với 1 kg thức ăn để cho ba ba ăn trong ngày đầu tiên. Sang đến ngày thứ hai thì dùng 0.1g thuốc trộn với 1kg thức ăn cho ba ba. Cho chúng ăn liên tục trong thời gian 3 ngày sẽ khỏi bệnh hoàn toàn.

+ Bệnh ký sinh đơn bào: Khi mắc bệnh này ba ba dễ chết hàng loạt và gây thiệt hại không nhỏ cho bà con. Để điều trị cần phải sử dụng viên sủi TCCA liều lượng 1g/m3 nước để thải xuống ao, bể nuôi ba ba.

+ Bệnh nấm thủy mi: Khi mắc bệnh này vùng cổ và chân của ba ba sẽ bị xám trắng, sợi nấm mềm. Chúng phát triển rất nhanh và gây lở loét, nếu không điều trị kịp sẽ dẫn đến chết. Sử dụng viên sủi TCCA cũng là cách giúp điều trị ba ba hiệu quả.

+ Bệnh viêm loét do vi khuẩn gây ra: Có thể do mật độ nuôi quá dày hay nước trong ao, bể nuôi bị bẩn mà dẫn đến bệnh này. Khi bị nhẹ, ba ba sẽ có dấu hiệu viêm loét ở cổ, chân, đầu, miệng. Lúc trở nặng các vết lở loét sẽ bị đóng kén, xuất huyết, bỏ ăn, mắt đỏ, cơ thể mềm nhũn, lật ngửa và không đủ sức để vận động. Để điều trị bà con hãy dùng thuốc kháng sinh Rifampicin trộn với mỡ lợn rồi bôi lên vết lở loét. Để con bị bệnh trên cạn từ 30 đến 60 phút cho thuốc khô thì hãy thả xuống nước. Thực hiện liên tục trong vòng 7 ngày, ở ngày đầu tiên hãy dùng 100mg/ 1kg, còn từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 7 hãy dùng 50mg/ 1kg.

4. Thu hoạch ba ba

Khi ba ba đạt trọng lượng được 2kg thì có thể thu hoạch và đem bán. Bà con nên giữ lại những con nhỏ và những con lớn khỏe mạnh nhất để đẻ trứng cho mùa tiếp theo. Có thể sử dụng vó hay tay để bắt ba ba. Sau khi thu hoạch cần tháo cạn nước, để phơi ao, bể vài ngày rồi mới được xả nước vào để nuôi lứa mới.

Trên đây là kỹ thuật nuôi ba ba đúng chuẩn đến từ các chuyên gia. Hi vọng qua bài viết này bà con có thể rút ra nhiều kinh nghiệm bổ ích cho mình. Còn nếu bà con muốn nhận tư vấn, mua máy thái cá 3A để chăn nuôi thảnh thơi hơn thì đừng chần chờ gì nữa mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.

mũi tên

Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:

Công ty CPĐT Tuấn Tú

VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Hotline: 02422050505 – 0834050505 – 0914567869

Email: may3a.info@gmail.com

Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. HCM

Hotline: 0945796556 – 0984930099

Email: maychannuoivn@gmail.com

Website: https://may3a.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/maynhanong/

Cảm ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi!