Kỹ thuật nuôi ruồi lính đen hiệu quả, chi tiết nhất

Ruồi lính đen hay ruồi đen là loài côn trùng khá mới mẻ đối với các hộ chăn nuôi. Chúng dễ nuôi, phát triển nhanh và đặc biệt ấu trùng đem lại giá trị kinh tế cao: vừa làm thức ăn trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản vừa được sử dụng để xử lý chất thải hữu cơ từ các hoạt động nông nghiệp hoặc hoạt động sản xuất từ các làng nghề. Rất nhiều hộ gia đình đã giàu lên từ mô hình nuôi ruồi lính đen. Sau đây, may3a.com xin giới thiệu kĩ thuật nuôi ruồi lính đen hiệu quả nhất để bà con tham khảo.

Kỹ thuật nuôi ruồi lính đen (01)

Ruồi lính đen

1. Ruồi lính đen là gì?

Ruồi lính đen là loại côn trùng có sẵn trong tự nhiên. Ở Việt Nam, chúng được tìm thấy ở những nơi có địa hình ẩm thấp, rậm rạp, nhiều cây. Khi trưởng thành chúng chỉ sống được từ 3 – 5 ngày. Ấu trùng loài này rất phàm ăn trong giới tự nhiên và chứa lượng dinh dưỡng cực cao. Nhờ đặc điểm đó,ấu trùng ruồi lính đen mang lại những lợi ích không nhỏ trong chăn nuôi và xử lý môi trường.

Mùn bã hữu cơ là thức ăn của ruồi lính đen. Ấu trùng của chúng có thể tiêu thụ lượng rác thải hữu cơ, phân động vật, rau củ hư hỏng, phế phẩm làng nghề, phụ phẩm chăn nuôi….và đa phần là chất thải từ cuộc sống và các hoạt động nuôi trồng của con người.

Kỹ thuật nuôi ruồi lính đen (02)

Ấu trùng ruồi lính đen

Vòng đời của ruồi lính đen

Vòng đời của ruồi lính đen diễn ra trong 45 ngày từ khi còn là trứng ruồi, phát triển thành ấu trùng, nhộng rồi lột xác thành côn trùng, sinh đẻ và chết đi.

Kỹ thuật nuôi ruồi lính đen (03)

  • Giai đoạn trứng ruồi: tồn tại ở dạng này trong 4 ngày trước khi nở thành ấu trùng
  • Giai đoạn ấu trùng:tồn tại ở dạng này trong 14 ngày trước khi trở thành sâu canxi. Ấu trùng ruồi lính đen có màu trắng và được làm thức ăn trong chăn nuôi.
  • Giai đoạn sâu canxi: tồn tại trong 14 ngày trước khi trở thành nhộng đen, có màu trắng
  • Giai đoạn nhộng đen: tồn tại trong 7 ngày trước khi thành kén
  • Giai đoạn kén: tồn tại trong vòng 5 ngày sẽ  phát triển thành ruồi lính đen
  • Giai đoạn trưởng thành: ruồi lính đen được đưa vào buồng lưới để giao phối, sinh sản và chết đi

2. Ruồi lính đen có lợi ích gì?

Rất nhiều người mơ hồ khi nhắc đến ruồi lính đen và hoài nghi về lợi ích của chúng. Những lập luận dưới đây là minh chứng cụ thể nhất trả lời cho câu hỏi nuôi ruồi lính đen để làm gì.  Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!

Xử lý rác thải hữu cơ

Ấu trùng ruồi lính đen rất phàm ăn. Theo thống kê, chỉ với 1 mét vuông ấu trùng có thể ăn lên đến 40 kg phân lợn tươi mỗi ngày, cần 14 tiếng để xử lý 14 kg rác thải sinh hoạt hữu cơ, và từ 24 -48 tiếng để xử lý các phụ phẩm nông nghiệp, phế phẩm làng nghề khác. Đặc tính phàm ăn đã biến ấu trùng ruồi lính đen thành một trong những “chiến binh xử lý rác thải” hiệu quả nhất.

Kỹ thuật nuôi ruồi lính đen (03)

Ấu trùng ruồi lính đen xử lý rác thải hữu cơ

Các nhà khoa học đang nghiên cứu và đưa ra những phương án làm sao khai thác được triệt để và tối ưu nhất đặc tính này của chúng trong xử lý môi trường chăn nuôi, nông nghiệp và làng nghề. Đây là một trong những phương pháp xử lý rác thải chi phí thấp, hiệu quả cao, thân thiện với môi trường đồng thời không phát thải bất kì chất độc thứ cấp nào.

Thức ăn giàu dinh dưỡng trong chăn nuôi

Trong thịt của ấu trùng ruồi lính đen chứa: 40 -46% protein, 9,34 mg canxi, 34% chất béo, được đánh giá là nguồn thức ăn lý tưởng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản nhờ nguồn dinh dưỡng phong phú mang lại.

Kỹ thuật nuôi ruồi lính đen (04)

Ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho gà

Loài ruồi này sinh trưởng mạnh và thích hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam, vòng đời ngắn, mắn đẻ, ấu trùng ruồi lính đen ăn tạp… là nguồn thức ăn giá rẻ và dễ kiếm đối cho các hoạt động chăn nuôi.

Bào chế thuốc, vacxin

Các công bố gần đây cho biết, protein của ấu trùng ruồi lính đen giàu lysine, chất béo chứa đến 54% axit lauric, một axit có tác dụng tiêu diệt virut có vỏ bọc bằng lipid như HIV, sởi cũng như clotridium và các protozoa gây bệnh. Sử dụng ấu trùng ruồi lính đen để chiết xuất và bào chế ra thuốc, vacxin chống lại các căn bệnh trên rất khả thi do giá thành rẻ, có sẵn trong tự nhiên và tính dễ nuôi.

Bảo vệ môi trường sống khỏi côn trùng có hại

Ruồi lính đen là thiên địch của rất nhiều loại côn trùng có hại, trong đó có ruồi nhà. Nuôi ruồi lính đen sẽ làm hạn chế sự có mặt của các côn trùng có hại xung quanh môi trường sống, đảm bảo sức khỏe cho con người cũng như cải thiện chất lượng môi trường xung quanh.

3. Một số mô hình nuôi ruồi lính đen

Mô hình nuôi ruồi lính đen lấy ấu trùng làm thức ăn chăn nuôi

Kỹ thuật nuôi ruồi lính đen (06)

Nuôi ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho vật nuôi

Mô hình nuôi ruồi lính đen xử lý rác thải

Ấu trùng ruồi lính đen xử lý chất thải hữu cơ

Ấu trùng ruồi lính đen xử lý chất thải hữu cơ

Mô hình  nuôi ruồi lính đen xử lý phụ phẩm nông nghiệp, phế phẩm làng nghề

Kỹ thuật nuôi ruồi lính đen (08)

Ấu trùng ruồi lính đen xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp

4. Kỹ thuật nuôi ruồi lính đen

Ruồi lính đen rất dễ nuôi và phát triển nhanh, do vậy kĩ thuật nuôi ruồi lính đen không quá phức tạp. Bà con chú ý làm đúng các bước hướng dẫn dưới đây để đạt được hiệu quả nuôi mong muốn.

4.1 Môi trường nuôi và các dụng cụ cần thiết

Phương pháp nuôi trong nhà lưới được đánh giá là phương pháp hiệu quả nhất để nuôi ruồi lính đen. Bà con cần xây dựng và chuẩn bị nhà lưới kiên cố, lựa chọn lưới có độ bền cao, chịu được mưa gió, nắng nóng và mắt lưới bé để tránh ruồi bay ra được.

Kỹ thuật nuôi ruồi lính đen (09)

Nhà lưới nuôi ruồi lính đen

Chuồng lưới nuôi ruồi lính đen phải đảm bảo kín tránh những loài động vật như chuột, chim, thằn lằn có thể lọt vào và ăn ruồi. Tạo môi trường ẩm ướt, trong những lớp mùn bã hữu cơ để ấu trùng ruồi lính đen sinh trưởng tối ưu nhất. Nuôi ruồi lính đen vào mùa xuân, hạ, thu sẽ đạt được kết quả cao hơn vào mùa đông.

Kỹ thuật nuôi ruồi lính đen (13)

Chuồng lưới nuôi ruồi lính đen

4.2 Cách làm chuồng nuôi ruồi lính đen

Xây bể gạch láng xi măng cao khoảng 20 cm với diện tích mỗi chuồng khoảng 5m2 thích hợp nuôi 100g trứng ruồi thành ấu trùng. Tùy vào diện tích đất và điều kiện kinh tế để tính toán và xây dựng nhiều hay ít bể.

Kỹ thuật nuôi ruồi lính đen (10)

Bể nuôi ruồi lính đen

Cứ ba bể nuôi ấu trùng ruồi lính đen cần đầu tư 1 lồng lưới rộng khoảng 3m2 để phát triển tái đàn. Kích thước mỗi lồng lưới vào khoảng: 1m*2m*2,5m (rộng * dài * cao), sử dụng loại lưới xăm lỗ dầy có may cửa khóa kéo.

Chuẩn bị thêm các dụng cụ hỗ trợ nuôi ruồi lính đen như sau:

  • 4 khay nhựa 40*60 cm để chứa kén đưa vào lồng sinh sản
  • 20 dát gỗ (mỗi dát gỗ gồm 6 thanh gỗ có kích thước 5*40 cm dày 0,5cm ghép lại với nhau, khoảng cách giữa 2 thanh là 1 cm)
Kỹ thuật nuôi ruồi lính đen (14)

Dát gỗ dùng để nuôi ruồi lính đen

4.3 Mua trứng ruồi lính đen

Mua trứng ruồi lính đen tại các cơ sở cung cấp trứng ruồi giống dao động từ 110 ngàn đồng đến 130 ngàn đồng/10g. Giá ấu trùng ruồi lính đen dao động từ 30 -65 ngàn đồng/1kg. Tùy vào điều kiện chăn nuôi để bà con lựa chọn mua phù hợp.

Kỹ thuật nuôi ruồi lính đen (11)

Trứng ruồi lính đen

4.5 Quy trình kỹ thuật nuôi ruồi lính đen đúng cách

Ủ trứng:

Đổ trứng ruồi lên trên bề mặt khay thức ăn bao gồm bã bia, xác bánh mì có tỉ lệ 1:1 và độ ẩm 80% với độ dày thức ăn không quá 5cm. Phun nước ngày từ 2 -3 lần để giữ độ ẩm. Sau 3 -4 ngày, trứng nở thành ấu trùng ruồi lính đen, ấu trùng tự bò xuống thức ăn, sau 2 ngày nữa thì đưa khay vào bể nuôi ấu trùng.

Đưa vào bể nuôi xi măng

Thức ăn của ruồi lính đen là mùn bã hữu cơ, kết hợp 40% bã bia, 40% bã sắn và 20% bã đậu. Ngoài ra có thể sử dụng rau củ quả, xác động vật, cá ươn, phế phẩm lò mổ, phân động vật để tiết kiệm chi phí. Đặc biệt, bà con có thể sử dụng máy băm nghiền đa năng 3A2,2Kw để băm nhỏ thức ăn cho ruồi.

Sau khi đưa ấu trùng vào bể nuôi, theo dõi kĩ trạng thái thức ăn trong bể, nếu thấy thức ăn chuyển màu đen tức là đã hết, cần phải bổ sung thêm thức ăn mới và giữ độ ẩm để ấu trùng ruồi lính đen phát triển tốt nhất.

Kỹ thuật nuôi ruồi lính đen (12)

Đưa ấu trùng ruồi lính đen vào bể nuôi xi măng

Nuôi thành nhộng

Ấu trùng ruồi lính đen nuôi tiếp trong 14 ngày sẽ phát triển thành sâu canxi màu trắng, sau 14 ngày tiếp theo sẽ phát triển thành nhộng đen. 7 ngày sau đó, nhộng đen sẽ hóa kén và nằm im

Nuôi thành ruồi lính đen trưởng thành và cho giao phối tái đàn

Thu nhặt kén vào khay rồi đem cho vào hộp lưới, sau khi kén lột xác thành ruồi lính đen trưởng thành, chúng sẽ giao phối, sinh khoảng 400 – 800 trứng/con ruồi cái. Thu hoạch số trứng này để tái đàn. Ruồi trưởng thành chỉ sống được từ 3 – 5 ngày, chúng không ăn gì cả và chết đi.

Kỹ thuật nuôi ruồi lính đen (15)

Cho ruồi lính đen giao phối tái đàn

5. Thu hoạch ấu trùng ruồi lính đen

Sau 25 -35 ngày kể từ khi bắt đầu nuôi trứng ruồi, có thể cho thu hoạch ấu trùng ruồi lính đen. Trung bình cứ 100g trứng ruồi sẽ cho thu hoạch từ 250 – 300 kg ấu trùng. Sử dụng sàng lọc để tách thức ăn thừa ra khỏi ấu trùng. Ấu trùng ruồi lính đen thu hoạch được sẽ là nguồn thức ăn cho chăn nuôi.

May3a.com đã chia sẻ với bà con kĩ thuật nuôi ruồi lính đen. Chúc bà con bội thu từ mô hình chăn nuôi mới mẻ này.

Mời bà con theo dõi video sử dụng máy băm nghiền đa năng 3A2,2Kw

Video sử dụng Máy ép cám viên trục đứng 3A3Kw M2

mũi tên

Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:

Công ty CPĐT Tuấn Tú

VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Hotline: 02422050505 – 0834050505 – 0914567869

Email: may3a.info@gmail.com

Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. HCM

Hotline: 0945796556 – 0984930099

Email: maychannuoivn@gmail.com

Website: https://may3a.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/maynhanong/

Cảm ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi!