Sử dụng men vi sinh ủ thức ăn chăn nuôi

Ngày nay tại Việt Nam có tới 80% dân số sống chủ yếu dựa vào ngành nông nghiệp, trong đó thì chăn nuôi luôn mang lại nguồn thu nhập chính cho các hộ nông dân. Phần lớn, các hộ chăn nuôi lợn, đặc biệt ở các vùng miền núi, chăn nuôi theo phương thức nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình, nhằm tận dụng phụ phẩm nông nghiệp như rau, ngô, sắn… Các chất thải từ chăn nuôi đã thải ra môi trường một lượng khí C02, CH4, NH3… đây là những loại khí gây hiệu ứng nhà kính, đồng thời, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, làm ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Men vi sinh ủ thức ăn chăn nuôi mà chúng tôi muốn giới thiệu trong bài viết này là loại men vi sinh BTV một phương pháp chế phẩm sinh học trong chăn nuôi.

Dùng Men vi sinh ủ thức ăn chăn nuôi là một phương pháp giúp trang trại của tôi phát triển trước nguy cơ phá sản. Đó là một câu chuyện trước đây một năm khi Chúng tôi đến Tuyên Quang vào đúng tết Trung thu. Được đắm mình trong Lễ hội đường phố lung linh đầy sắc màu. Được thưởng thức cam sành Hàm Yên, bánh gai Chiêm Hóa, xôi ngũ sắc. Nhưng thành công nhất là được thăm mô hình chăn nuôi lợn của của HTX Quý Long.

Công nghệ ủ men vi sinh

Nằm trong thành phố Tuyên Quang đất chật người đông nên HTX Quý Long, chỉ có mặt bằng 400 m2. Nhưng doanh thu của HTX đạt gần năm tỷ đồng/năm, lương bình quân xã viên hơn bốn triệu đồng/tháng. Chủ nhiệm HTX Trần Hồng Hải đã tâm sự: “Để có thể tồn tại trong thành phố, trại phải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường sống của dân cư xung quanh. Để công nhân có lương cao, trại phải sản sản xuất ra sản phẩm giá thành hạ, chất lượng tốt được bạn hàng tin tưởng”.

Chúng tôi là những chủ trang trại bỏ cả đời theo nghiệp chăn nuôi. Từ chỗ chăn nuôi vài con lợn tận dụng thức ăn thừa của quán ăn đến nay đã phát triển đầu tư cả tỉ đồng nuôi theo mô hình công nghiệp. Nhưng thời hoàng kim cám công nghiệp chở từng xe lớn về chỉ việc đổ cho lợn ăn rồi đếm tiền lãi đi đã qua. Cám nhà máy tăng từng ngày, giá lợn nuôi bằng cám công nghiệp hạ liên tục. Người tiêu dùng tẩy chay lợn nuôi bằng cám công nghiệp, do có một số hãng cám sử dụng phụ phẩm cấm có hại cho sức khỏe. Thịt lợn công nghiệp tuy nạc nhiều nhưng không ngon. Chúng tôi đành treo chuồng đi tìm công nghệ mới để tồn tại.

Gặp được anh Hồng Hải chúng tôi như vớ được vàng. Là người cởi mở không dấu nghề. Anh đã chia sẻ bí quyết chăn nuôi thành công của Anh và HTX đó là: Nuôi lợn bằng men ủ thức ăn chăn nuôi BTV và Nuôi lợn trên đệm sinh học.

Men vi sinh ủ thức ăn chăn nuôi gia súc

Men vi sinh thức ăn chăn nuôi gia súc:

Chúng tôi tới khu chế biến thức ăn chăn nuôi, lúc đó là ca làm việc của chị Trần Thị Phú. Sau khi cho cám với tỷ lệ thích hợp (50% ngô, 30% sắn, 10% cám gạo, 10% rau nghiền) vào máy đảo đều với men vi sinh, chị cho cám ra các bao tải, sau 36 giờ sẽ đem cho lợn và ngỗng ăn. Chị Phú cho biết: “Với số lượng vật nuôi như hiện nay, 36 con lợn nái, ba lợn đực, 170 con lợn thương phẩm, 162 lợn con, 500 con ngỗng, hằng ngày chúng đã ăn hết gần 400 kg cám. Nhưng nuôi theo phương pháp ủ cám người chăn nuôi sẽ nhàn hơn, không bị độc hại, chi phí thấp”. Anh Hải tính toán, nếu nuôi một con lợn đen theo phương pháp thủ công truyền thống phải mất chín tháng, lượng cám tiêu thụ khoảng 300 kg, thì nuôi theo phương pháp này chỉ mất năm tháng, hết 150 kg cám, chất lượng thịt ngon như nhau. Đối với ngỗng cũng vậy, để có một con ngỗng thịt từ sáu đến tám kg, nuôi bằng rau cám bình thường mất một năm, nhưng nuôi theo phương pháp ủ cám chỉ mất sáu tháng, giảm được 30 – 40% chi phí.

Nuôi theo phương pháp ủ cám lên men còn có thêm cái lợi đó là nguồn chất thải của lợn, ngỗng lại được sử dụng ở một quá trình chăn nuôi mới, tạo thành vòng tròn khép kín.

Chăn nuôi trên đệm sinh học:

Lợn ăn thức ăn đã được chế biến bằng máy băm nghiền đa năng 3A và được lên men lớn nhanh, tuy nhiên, việc xử lý phân và nước tiểu vẫn tốn nhiều công, hệ thống chuồng trại ẩm thấp, từ đó thường xảy ra dịch bệnh. Ban chủ nhiệm HTX bàn và quyết định đi học hỏi kinh nghiệm xử lý chất thải chăn nuôi. Rồi chiếc đệm bằng mùn cưa, bột gỗ trộn với men vi sinh ra đời. Nhưng vì làm mỏng nên mỗi lứa lợn phải thay tới ba – bốn lần, chi phí tốn kém, lợn bị hoảng loạn, hao cân, doanh thu thấp, chăn nuôi không có lãi. Bởi vậy, HTX họp bàn và quyết định tăng độ dày của đệm từ 7 cm lên 50 cm. Kết quả thật tuyệt vời. Bài toán ô nhiễm môi trường đã được giải quyết triệt để. Lợn giảm bệnh tật đi rõ rệt.

Men ủ thức ăn chăn nuôi BTV do Công ty cổ phần Công nghệ Sinh học Thú y sản xuất và được Công ty CP Đầu Tư Tuấn Tú  phân phối.

Công ty CPĐT Tuấn Tú

VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Hotline: 02422050505 – 0948912688 – 0914567869 – 0916478186 

Email: may3a.info@gmail.com

Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. HCM

Hotline: 0945796556 – 0984930099

Email: maychannuoivn@gmail.com

Website: https://may3a.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/maynhanong/