Ủ chua thân cây sắn làm thức ăn cho trâu bò
Không chỉ củ, lá mà thân cây sắn cũng có chứa hàm lượng dưỡng chất rất tốt, phục vụ hiệu quả cho việc chăn nuôi trâu bò. Tuy nhiên, hầu hết vật nuôi đều gặp khó khăn trong việc tiêu hóa, hấp thụ dưỡng chất từ thân cây sắn. Cộng thêm việc chúng nhanh bị khô, làm giảm hàm lượng dinh dưỡng. Do vậy mà bà còn hiện nay có xu hướng ủ chua thân cây sắn để phục vụ chăn nuôi hiệu quả hơn.
Nội dung bài viết
1. Ủ chua thân sắn là gì?
Ủ chua là phương pháp bảo quản, dự trữ thức ăn thô xanh thông qua quá trình lên men yếm khí. Tận dụng hệ vi sinh lên men, tạo nên axit lactic và một số axit hữu cơ khác. Nhờ vậy mà một số hàm lượng độc tố acid cyanhydric (HCN) có trong thân cây sắn sẽ bị giảm đi. Và chỉ còn những thành phần có lợi, giúp trâu bò dễ dàng tiêu hóa và phát triển tốt hơn.
2. Nguyên tắc ủ chua thân sắn
Đảm bảo hoàn toàn yếm khí
Việc ủ chua thân sắn đảm bảo đạt được kết quả tốt nhất đòi hỏi phải đảm bảo yếm khí hoàn toàn. Cụ thể, bà con phải sử dụng túi ni lông hay bể, thùng kín để thực hiện công tác ủ chua. Như vậy nó mới giúp giảm được lượng không khí ở trong bao ủ đến mức cao nhất. Qua đó ngăn không cho không khí ở bên ngoài có thể lọt vào bên trong. Tránh tình trạng thức ăn trong quá trình ủ bị mốc, hư.
Dùng phụ gia để ủ chua
Kỹ thuật ủ chua thức ăn cho bò bao giờ cũng không thể thiếu phụ gia ủ chua. Nó có thể hiểu là các bột men với hàm lượng vật chất khô và đạm cao. Vốn dĩ, thân cây sẵn có hàm lượng nước lớn mà hàm lượng đạm lại thấp nên không thể phơi héo được. Do vậy, bà con hãy dùng một số phụ gia khác để kết hợp với quá trình ủ chua như dây rau lang, bột lá sắn, ngọn lá lạc tươi, cám gạo, bột phân gà khô.
Công dụng của các phụ gia này là giúp giảm tỷ lệ nước ở trong thức ăn ủ. Đồng thời, nó cũng cung cấp cơ chất cho vi sinh vật lên men, phát triển nhanh chóng. Tăng cường tinh bột và đường để chuyển hóa thành axit. Nhờ đó mà giá trị pH sẽ giảm nhanh, sớm ổn định. Chất lượng của thức ăn ủ chua sẽ được đảm bảo ổn định lâu dài.
3. Công thức ủ chua thân cây sắn
Để ủ thức ăn cho bò từ thân cây sắn có nhiều công thức khác nhau. Bà con có thể áp dụng theo những công thức như sau:
Công thức 1: Cho 55kg, 70kg hoặc 85kg thân sắn tươi nghiền nhỏ rồi trộn với 45kg, 30kg hoặc 15kg dây rau lang tươi được băm nhỏ và nửa kí muối ăn.
Công thức 2: Cho 55kg, 70kg hoặc 85kg thân sắn tươi nghiền nhỏ rồi trộn với 45kg, 30kg hoặc 15kg lá lạc tươi được băm nhỏ và nửa kí muối ăn.
Công thức 2: Cho 90kg thân sắn tươi nghiền nhỏ rồi trộn với 20kg cám gạo hay bột lá sắn khô hay bột phân gà khô nghiền nhỏ cùng nửa ký muối ăn.
4. Quy trình ủ chua thân cây sắn làm thức ăn cho trâu bò
Vật liệu dùng để ủ
Để ủ chua thân cây sắn cho trâu bò có thể sử dụng túi ni lông, bể xi măng, đào hố ở trong đất hay dùng thùng phi để ủ đều được. Trong trường hợp bà con đào hố để ủ thì có thể đào hình vuông, hình chữ nhật hay hình tròn. Tuy nhiên, lời khuyên của các chuyên gia là nên đào hố ủ hình tròn để tránh những góc cạnh trong quá trình ủ, giúp việc nén thức ăn được dễ dàng và chặt hơn.
Trong hố ủ chua thức ăn hoặc bể ủ cần phải được làm vệ sinh sạch sẽ. Đặt nó ở vị trí cao ráo, dễ dàng thoát nước và không để nước hay không khí ngấm vào trong hố ủ. Bởi nếu xảy ra tình trạng đó thì thức ăn ủ chua sẽ mốc, hư hỏng.
Thiết bị để chế biến thân cây sắn ủ chua
Trong trường hợp ủ chua với số lượng ít bà con có thể thực hiện chế biến thân cây sẵn bằng thủ công. Tuy nhiên, nếu số lượng lớn, cần lượng thức ăn khổng lồ cho mô hình chăn nuôi trâu bò kiểu trang trại thì bà con cần đến sự trợ giúp của chiếc máy băm cây sắn.
Hiện nay trên thị trường cũng có nhiều loại máy băm cây sắn khác nhau, trong đó thiết bị máy băm cây sắn, cỏ voi 3A11kW của công ty Tuấn Tú là lựa chọn được nhiều người ưa chuộng nhất vì những ưu điểm tuyệt vời như sau:
+ Lưỡi dao băm chắc khỏe
Máy băm cây sắn, cỏ voi 3A11kW được trang bị lưỡi dao ở bên trong buồng băm vô cùng sắc bén. Nhờ đó mà có thể dễ dàng chế biến được nhiều loại nguyên liệu khác nhau để ủ chua cho vật nuôi như thân cây sắn, thân cây ngô, cỏ voi, ngọn mía, các loại rau xanh,…
Không chỉ chế biến được các loại thức ăn có đường kính dưới 100mm, máy 3A11kW còn có thể xay nhuyễn được cả thân cây chuối với đường kính 200mm. Những phế phẩm nông lâm nghiệp như cuống bông, cành cây nhỏ, vỏ cây,… đều dễ dàng băm nghiền nhuyễn từ chiếc máy này.
Sản phẩm đầu ra của máy 3A11kW với những đoạn nắng 10mm. Vì vậy mà việc ủ chua thức ăn được thực hiện dễ dàng hơn, giúp thức ăn nhanh lên men và tận dụng được nguồn thức ăn tối đa, tiết kiệm được lương thực khá nhiều.
+ Năng suất ấn tượng
Cùng với bộ dao băm chắc khỏe, máy băm thân cây sắn 3A11kW còn có động cơ vận hành mạnh mẽ, tốc độ vòng quay trục chính lên đến 900 vòng/phút. Nhờ vậy mà máy có thể băm cây sắn đạt 10 đến 15 tấn/giờ.
+ Thiết kế thông minh
Dù kích thước và trọng lượng máy băm cây sắn 3A11kW lớn nhưng không khó khăn cho việc vận chuyển từ nơi này đến nơi khác cũng như bảo quản. Đó là nhờ máy được trang bị hệ thống bánh xe và tay kéo xe, vậy nên trong quá trình di chuyển bà con sẽ không gặp phải bất kỳ khó khăn gì.
Chưa hết, máy còn được làm bằng chất liệu thép siêu bền. Bên ngoài được phủ lớp sơn có khả năng chống ăn mòn, han gỉ và cách điện. Nhờ đó mà đảm bảo độ bền cũng như giúp máy vận hành tốt hơn trong điều kiện khắc nghiệt, dù phải tiếp xúc với độ ẩm và sự ma sát lớn.
Đặc biệt, vòi xả nguyên liệu của máy khá độc đáo, có chiều cao lý tưởng để bà con dễ dàng xả nguyên liệu được băm nhỏ vào trong thùng, hố ủ chua. Vậy nên, với những ưu điểm như vậy thì việc chuẩn bị chiếc máy băm cây sắn 3A11kW để hỗ trợ cho quá trình ủ chua thức ăn cho trâu bò là rất cần thiết.
Xem thêm: Máy chế biến thức ăn cho trâu, bò, dê, cừu
Cách ủ chua cây sắn cho trâu bò
Bước 1: Phơi thân cây sắn
Thân cây sắn sau khi thu về hãy phơi nhẹ trong bóng râm. Cứ 2 tiếng thì đảo bên một lần để thân cây héo đều. Sau đó, hãy dùng máy băm cây sắn băm thành từng đoạn có chiều dài từ 10 đến 15cm. Sau đó trộn đều cùng với cám và muối ăn.
Bước 2: Ủ chua
– Ủ chua bằng hố ủ
Nếu ủ chua bằng hố ủ thì bên dưới đáy hố phải rải một lớp rơm có độ dày từ 10 đến 15cm. Lót thêm một lớp lá chuối rồi mới trải túi ni lông lên để không cho đất, cát lẫn vào thức ăn, giúp quá trình lên men yếm khí được hiệu quả hơn.
Sau khi chuẩn bị hố ủ xong thì bước tiếp theo bạn hãy cho thức ăn đã trộn vào bên trong hố ủ từng lớp dày từ 10 đến 15cm. Cho thức ăn đến đâu thì phải nén chặt đến đó rồi mới rắc lên một lớp cám và muối ăn. Thực hiện lần lượt như vậy cho đến khi nào hết lượng thức ăn đã chuẩn bị và cũng là lúc hố ủ đầy thì hãy rắc thêm lớp cám và muối lên trên cùng để giúp quá trình lên men được tốt hơn.
Cuối cùng, buộc chặt túi ni lông lại, rải thêm một lớp rơm với độ dày từ 10 đến 15cm ở trên. Tiếp tục lấp đất cho kín hố ủ. Che đậy cẩn thận để không cho nước mưa xâm nhập vào hố ủ chua thân cây sắn.
– Ủ chua bằng túi ni lông
Đối với phương pháp này thì sau khi đã trộn thức ăn xong hãy cho nó vào bên trong túi ủ. Vừa cho vừa nén cho thật chặt tựa như cho thức ăn vào trong hố ủ vậy. Hãy cẩn trọng khi thực hiện công việc này để tránh không làm rách túi ni lông. Bởi nếu túi ni lông bị rách thì quá trình lên men lactic sẽ gặp trở ngại, làm việc ủ chua của bạn sẽ không thành công.
Thực hiện đến khi nào thức ăn ủ chua đầy túi ủ thì bạn hãy rắc thêm một lớp cám mỏng và muối trên cùng. Cột chặt miệng túi lại rồi cất nó vào trong chỗ râm mát chờ đến này lấy ra sử dụng cho trâu bò.
4. Thời gian ủ chua cây sắn
Tùy theo mỗi mùa khác nhau mà quá trình ủ chua cây sắn sẽ nhanh hay chậm. Giả sử, bà con ủ chua cây sắn vào mùa hè thì chỉ cần mất khoảng 7 đến 10 ngày là thức ăn ủ chua đã được. Còn nếu vào mùa đông thì thời gian ủ chua sẽ lâu hơn, cần mất 10 ngày hoặc nửa tháng thì mới lấy thức ăn cho trâu bò dùng được.
Để nhận biết quá trình ủ chua thân cây sắn có thành công hay không thì bà con hãy quan sát màu của thức ăn. Nếu nó có màu vàng, mùi thơm tựa như dưa cải muối, không có mùi hôi, ẩm mốc thì đó là lúc bạn đã thực hiện thành công và có thể mang ra cho trâu bò dùng ngay. Thời gian bảo quản loại thức ăn này khoảng từ 5 đến 6 tháng.
5. Cách sử dụng thức ăn ủ chua từ thân cây sắn
Đối với thức ăn ủ chua từ thân cây sắn bà con không nên vội vàng cho trâu bò ăn nhiều ban đầu. Hãy cho chúng tập ăn từng ít một rồi sau đó mới tăng dần lên. Tùy theo nhu cầu từng bữa ăn mà lấy lượng thức ăn nhiều hay ít. Sau khi lấy xong cũng nên nhớ buộc chặt miệng túi để không cho không khí xâm nhập vào bên trong làm hư hỏng thức ăn.
Với những chia sẻ trên đây hi vọng bạn đọc có thể hiểu rõ tất tần tật quy trình ủ chua thân cây sắn để làm thức ăn cho trâu bò là như thế nào. Quả thực, trong năm sẽ có những thời điểm khan hiếm thức ăn như mùa khô hoặc mùa đông. Vậy nên, áp dụng phương pháp này chính là cách giúp trâu bò luôn có nguồn thức ăn đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng quanh nắm. Giúp vật nuôi phát triển tốt, mang lại năng suất cao cho người chăn nuôi.
Mời quý vị và bà con theo dõi video sử dụng máy băm cây sắn, cỏ voi 3A11kW
Ngoài ra Công ty CPĐT còn nghiên cứu chế tạo các dòng sản phẩm máy móc thiết bị phục vụ canh tác và chăn nuôi khác như:
Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:
Công ty CPĐT Tuấn Tú
VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Hotline: 02422050505 – 0834050505 – 0914567869
Email: may3a.info@gmail.com
Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. HCM
Hotline: 0945796556 – 0984930099
Email: maychannuoivn@gmail.com
Website: https://may3a.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/maynhanong/
Cảm ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi!
No comments yet.