Hãng 3A – Nhận tư vấn, thiết kế, xây dựng và lắp đặt hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi từ A-Z theo yêu cầu

Với những nông hộ hay trang trại chăn nuôi quy mô lớn có đàn gia súc, gia cầm lên đến hàng trăm, hàng nghìn con thì việc xử lý chất thải chăn nuôi chưa bao giờ đơn giản và dễ dàng. Nếu không xử lý đúng cách, phân và nước thải tồn đọng không chỉ gây ô nhiễm môi trường sống nghiêm trọng, mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống thường nhật của người xung quanh. Thực tế này đòi hỏi người chăn nuôi phải áp dụng công nghệ hiện đại nhằm xử lý chất thải một cách hiệu quả, tuy nhiên không phải nông hộ nào cũng có đủ kiến thức về lĩnh vực này để vận dụng. Thấu hiểu và sẻ chia khó khăn với người chăn nuôi, hãng 3A đã nhận tư vấn, thiết kế, xây dựng và lắp đặt hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi từ A-Z theo yêu cầu, nhằm tư vấn và hỗ trợ bà con có được một giải pháp tối ưu nhất cho vấn đề khó khăn và phức tạp này.

1. Vì sao phải xử lý chất thải chăn nuôi?

Có thể nói rằng trong những năm vừa qua, ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng đã có những bước phát triển vô cùng mạnh mẽ, đặc biệt là từ khi Chính phủ thực hiện đường lối đổi mới từ năm 1986 đến nay. Hiện nay, mặc dù quy mô dân số đã tăng lên đến 100 triệu người nhưng ngành vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao.

Vì sao phải xử lý chất thải chăn nuôi?

Quay lại những năm trước 1990, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng của Việt Nam lên đến 50%, những bữa ăn có thịt, cá, trứng, sữa là điều gì đó hết sức xa xỉ nhưng sau 36 năm thay đổi đường hướng, tỷ lệ  suy dinh dưỡng về cơ bản đã bị loại bỏ, tỷ lệ trẻ nhẹ cân, thấp còi chỉ còn ở mức 14,8%, bữa ăn của người Việt này càng đa dạng, phong phú và đầy đủ dinh dưỡng hơn so với trước. Thậm chí, Việt Nam còn xuất khẩu sản phẩm sang các nước khác, với kim ngạch xuất khẩu năm 2021 của ngành chăn nuôi đạt đến 440 triệu USD.

Mặc dù có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng ngành chăn nuôi vẫn còn những hạn chế, bất cập như quy mô còn nhỏ lẻ, sự liên kết giữa các địa phương với nhau chưa thực sự chặt chẽ, việc áp dụng khoa học – kỹ thuật để có quy trình chăn nuôi an toàn vẫn chưa được áp dụng rộng rãi. Điều này được thể hiện rõ qua công tác xử lý chất thải chăn nuôi heo của các trang trại, gia trại vẫn chưa được chú trọng đúng mức dù có ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng sản phẩm.

Các nghiên cứu chuyên sâu đã chỉ ra rằng, chăn nuôi là một trong những hoạt động góp phần gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam. Theo Tổ chức Nông lương Thế giới FAO, chất thải của gia súc, gia cầm trên toàn thế giới đã tạo ra đến 65% lượng Nitơ oxit trong khí quyển, một loại khí có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời cao gấp 296 lần so với khí CO2 và góp phần gây hiệu ứng nhà kính.

xử lý chất thải chăn nuôi heo

Trong suốt quá trình sinh trưởng, vật nuôi liên tục thải ra các chất thải rắn như phân, chất độn, thức ăn thừa, rơi vãi và chất thải lỏng như nước tiểu, nước rửa chuồng trại… chứa nhiều nitơ, phốt pho, kẽm, đồng, Asen, Niken… cùng vô số vi sinh vật gây hại khác gây ô nhiễm không khí, đất, mặt nước và thậm chí là cả nguồn nước ngầm nằm sâu dưới lòng đất.

Không chỉ tạo ra các chất thải như đã đề cập, trong quá trình hô hấp vật nuôi còn liên tục thải ra các loại khí có chứa mầm bệnh, ký sinh trùng, vi sinh vật… có thể gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người và môi trường sinh thái.

Như vậy, sự phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi trong những năm gần đây đã mang đến không ít rủi ro, một trong số đó chính là tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái và góp phần khiến Trái đất nóng lên. Nếu không được xử lý đúng cách, đây sẽ là nguồn gây ô nhiễm và bệnh tật khiến đời sống, sức khỏe của cộng đồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng về lâu về dài…

2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

Trước thực trạng đáng lo ngại nói trên, ngày 29-04-2016 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 04/2016/TT-BTNMT về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, cùng với đó là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi QCVN 62 – MT:2016/BTNMT, nhằm đưa ra những quy định về giá trị thông số ô nhiễm tối đa trong nước thải chăn nuôi trước khi được xả ra môi trường.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

Đối với cơ sở chăn nuôi có tổng lượng nước thải ít hơn 5 mét khối mỗi ngày, bà con cần tuân thủ các quy định sau:

  • Nếu tổng lượng nước thải nhỏ hơn 2 mét khối mỗi ngày thì phải trang bị hệ thống thu gom, lắng, ủ nước thải.
  • Nếu tổng lượng nước thải đạt từ 2 đến 5 mét khối mỗi ngày, cơ sở chăn nuôi phải có hệ thống thu gom, xử lý chất thải đủ công suất và phù hợp với tiêu chuẩn Quốc gia như hầm biogas, đệm lót sinh học…

Ngoài ra, bà con cũng cần tham khảo thêm bảng giá trị các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi dưới đây:

TT Thông số Đơn vị Giá trị
A B
1 pH 6-9 5,5-9
2 BOD5 mg/l 40 100
3 COD mg/l 100 300
4 Tổng chất rắn lơ lửng mg/l 50 150
5 Tổng Nitơ (theo N) mg/l 50 150
6 Tổng Coliform MPN hoặc CFU /100 ml 3000 5000

Chú thích:

– Cột A: quy định giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn nước được dùng cho mục đích sinh hoạt.

– Cột B: quy định giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn nước không dùng dùng cho mục đích sinh hoạt.

Dựa vào bảng nêu trên, bà con có thể xây dựng, lắp đặt thiết bị cho hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi để đảm bảo nước thải sau khi xả ra môi trường đạt tiêu chuẩn cho phép theo quy định của Chính phủ, góp phần bảo vệ môi trường, an toàn sức khỏe con người và vật nuôi.

3. Một số biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả hiện nay

Nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của chất thải chăn nuôi đối với môi trường, rất nhiều biện pháp và kỹ thuật xử lý đã được đưa ra như quy hoạch hoạt động chăn nuôi, xây dựng hệ thống khí sinh học Biogas, sử dụng chế phẩm sinh học, ủ phân hữu cơ… Đặc biệt, lắp đặt thiết bị cho hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ ép tách phân đang là xu hướng rất được ưa chuộng ở thời điểm hiện tại.

3.1. Quy hoạch chăn nuôi

Về cơ bản, đây là biện pháp mang tính vĩ mô và cần được thực hiện bởi các cấp chính quyền. Theo đó, cơ quan chuyên trách sẽ tiến hành quy hoạch đàn vật nuôi về số lượng, chủng loại sao cho phù hợp với đặc thù của từng địa phương để không gây quá tải dẫn đến ô nhiễm môi trường. Công tác này càng phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt tại những nơi sử dụng nguồn nước ngầm, nước sông hồ cho nhà máy xử lý nước sinh hoạt.

Một số biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả hiện nay

Một trong những tiêu chí cơ bản đầu tiên là khu vực xây dựng chuồng trại chăn nuôi phải xa nội thành, khu dân cư, đồng thời phải thông qua việc đánh giá tác động đối với môi trường trước khi xây dựng. Chuồng nuôi khi xây phải đảm bảo đúng thiết kế, mật độ, diện tích, cách bố trí và sắp xếp các dãy chuồng phải hợp lý để vật nuôi có đủ không gian phát triển.

Để làm tốt công tác này, các cấp chính quyền cũng như cơ quan chuyên trách phải hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện theo đúng quy hoạch, quy định, đồng thời người dân cũng phải tuân thủ thì mới có thể thành công.

3.2. Hệ thống khí sinh học Biogas

Xử lý chất thải bằng hệ thống khí sinh học Biogas được đánh giá là một giải pháp an toàn, hữu ích và thân thiện với môi trường. Khi hoàn thiện và đưa vào sử dụng, hệ thống sẽ giúp giảm lượng khí thải methane có khả năng gây hiệu ứng nhà kính, đồng thời tạo ra nguồn năng lượng sạch thay thế cho chất đốt thông thường như khí gas, củi đun…, thậm chí là tạo ra điện sinh hoạt phục vụ cuộc sống thường nhật của người nông dân.

3.3. Chế phẩm sinh học

Với giải pháp xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học, bà con có thể sử dụng chế phẩm EM để bổ sung vào nước thải, phun vào chất thải, chuồng nuôi để giảm mùi hôi và ô nhiễm môi trường hết sức hiệu quả. Bên cạnh đó, sử dụng đệm lót sinh học cũng là một giải pháp được ưa chuộng trong thời gian gần đây khi bà con có thể tận dụng mùn cưa, thân cây ngô, rơm rạ, trấu, vỏ cà phê… đã cắt nhỏ để làm đệm lót kết hợp cùng chế phẩm sinh học EM, từ đó tạo ra vi sinh vật có lợi để ức chế và tiêu diệt vi sinh vật có hại, đồng thời phân giải hiệu quả các chất hữu cơ từ phân, nước thải của vật nuôi.

Chế phẩm EM gốc dạng bột (01)

Dùng đệm lót sinh học để xử lý chất thải được đánh giá cao về khả năng giảm thiểu ô nhiễm môi trường, mức độ phù hợp với mô hình chăn nuôi quy mô nông hộ. Mặc dù vậy, do đệm lót sinh học kỵ nước và sinh nhiệt nên bà con cần xây chuồng trên khu vực có địa hình cao ráo, đồng thời lưu tâm đến việc làm mát và tản nhiệt trong những ngày tiết trời oi bức.

3.4. Ủ phân hữu cơ

Thay vì thải trực tiếp ra môi trường, bà con có thể tận dụng phân của vật nuôi để ủ thành phân bón hữu cơ giàu chất dinh dưỡng, sau đó sử dụng chúng cho cây trồng để có năng suất tốt hơn so với các loại phân hóa học thông thường.

Việc ủ phân hữu cơ ứng dụng quá trình lên men, nhiệt độ tự sinh của đống ủ sẽ khiến các mầm bệnh nguy hiểm bị tiêu diệt, thậm chí còn có thể phân hủy được cả xác động vật nếu lượng chất độn đủ lớn. Sau khi hoàn tất quá trình ủ, phân hữu cơ từ chất thải động vật sẽ có chứa nhiều mùn giúp đất trở nên tơi xốp, dễ hấp thụ khoáng chất cũng như giúp vi sinh vật có ích phát triển mạnh mẽ hơn.

Không chỉ có vậy, loại phân hữu cơ này còn có tác dụng nhất định đến tính chất lý, hóa và sinh học của đất nhưng không gây ảnh hưởng với người, động vật nên góp phần đáng kể vào việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do chăn nuôi.

Về cách ủ, hiện bà con có thể áp dụng một số phương pháp như sau đối với phân từ trâu bò:

  • Ủ với nấm đối kháng Trichoderma: trong quá trình ủ, bà con sẽ pha trộn thêm chế phẩm sinh học có chứa hàm lượng lớn vi nấm Trichoderma, một loại nấm đối kháng có tác dụng cao trong việc tấn công, ký sinh và ức chế nhiều loại nấm bệnh gây hại cho cây trồng, đồng thời thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu cơ và giúp đất trở nên tơi xốp hơn.
  • Ủ nóng: thời gian ủ từ 30 – 40 ngày nhưng có nhược điểm là dễ mất đạm.
  • Ủ nguội: thời gian ủ có thể kéo dài từ 5 – 6 tháng nhưng sẽ cho ra lượng phân với chất lượng tốt hơn.
  • Ủ nóng trước, nguội sau: thời gian ủ cũng kéo dài từ – 6 tháng và sẽ mang lại lượng phân có chất lượng cao.

3.5. Phương pháp oxi hóa

Nếu có bể lắng nước thải trong khu vực chuồng trại chăn nuôi, bà con có thể áp dụng phương pháp oxi hóa với các hình thức sau để xử lý chất thải:

  • Xử lý bằng sục khí.
  • Xử lý bằng ozone.
  • Xử lý bằng Hydro Peroxit H2O2

3.6. Vệ sinh chuồng trại

Làm vệ sinh và dọn sạch phân, rác, nước thải mỗi ngày là việc cần làm đối với các trang trại, gia trại. Mặc dù vậy, bà con cũng cần thực hiện tổng vệ sinh chuồng trại cũng như khu vực chăn nuôi định kỳ 1 ngày trong tuần, sau đó đưa tất cả rác và chất thải về khu vực phù hợp để tiến hành xử lý, phun khử trùng nhằm tiêu diệt mầm gây bệnh tiềm tàng trong môi trường chăn nuôi.

hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi

3.7. Trồng cây xanh

Các chuyên gia khuyến cáo người chăn nuôi nên trồng cây xanh xung quanh khu vực chuồng trại, vừa là để tạo bóng mát vừa chắn gió hết sức hiệu quả để giúp vật nuôi ít bị bệnh tật hơn. Không chỉ có vậy, quá trình quang hợp của hệ thống cây xanh này sẽ giúp hút khí CO2 và thải ra khí O2, đây là điều rất tốt cho môi trường chăn nuôi và bà con nên thực hiện theo khuyến nghị này.

3.8. Xây dựng hồ sinh học

Hồ sinh học là một giải pháp được sử dụng để xử lý chất thải chăn nuôi ở dạng lỏng, bà con có thể kết hợp với việc nuôi cá và một số loài cây thủy sinh như bèo tây, rau muống… để làm sạch nước thải theo cách tự nhiên và thân thiện với môi trường nhất.

Mặc dù vậy, nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là mất rất nhiều thời gian để xử lý nhưng hiệu quả lại không như mong đợi. Hiểu rõ điều này, đội ngũ kỹ sư tại 3A đã đi sâu vào nghiên cứu bể 4 ngăn trước Biogas và tưới bằng nước xả sau Bios, một công nghệ tiên tiến có thể góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường hết sức hiệu quả, đồng thời cho phép người chăn nuôi có thể tận dụng được chất thải từ hoạt động chăn nuôi của mình để làm phân bón, khí đốt… để lắp đặt khi bà con có nhu cầu.

Để làm được điều này, bể 4 ngăn Biogas áp dụng nguyên tắc hoạt động như sau:

  • Chất thải từ chuồng nuôi sẽ được xả vào ngăn 1 của bể thu gom sau đó chảy tiếp vào ngăn 2, ngăn 3, ngăn 4.
  • Nhờ cấu tạo đặc biệt nên chất thải sẽ chảy theo hình zigzag trong bể.
  • Phân sẽ lắng nhiều ở ngăn số 1 rồi lần lượt đến ngăn 2, ngăn 3 và ngăn 4.
  • Chất thải sẽ chảy tiếp vào hầm Biogas.
  • Sau cùng, chất thải sẽ đi qua bể lọc có chứa sỏi, đá rồi được đưa ra môi trường.
  • Tại ngăn 1, một máy bơm chìm sẽ đảm nhận nhiệm vụ hút chất thải lên bể lắng tách phân. Tại đây, nước sẽ được tách ra và chảy về lại ngăn 1 của bể thu gom, phân và chất thải rắn sẽ được giữ lại trong bể lắng. Sau 2 – 5 ngày, độ ẩm của lượng phân này chỉ còn từ 70 – 75% và bà con có thể sử dụng để sản xuất phân hữu cơ.
  • Riêng với nước xả sau xử lý Biogas, bà con có thể sử dụng lượng nước này để tưới cho cây trồng để tiết kiệm chi phí sử dụng phân bón hóa học, nhờ lượng dưỡng chất cao và loại bỏ gần như hoàn toàn các mầm bệnh giúp cây trồng phát triển tốt hơn, hạn chế được sâu bệnh hại.

Vị trí tối ưu nhất để xây dựng bể 4 ngăn là tại khu vực xử lý chất thải chăn nuôi, đồng thời có liên kết trực tiếp với hầm Biogas và có diện tích tốt nhất vào khoảng 20 mét khối. Tất nhiên, nếu quy mô trang trại chăn nuôi càng lớn thì bể 4 nên có diện tích lớn hơn để đảm bảo công suất xử lý.

3.9. Công nghệ ép tách phân

Đây được đánh giá là một trong những hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi hiện đại và mới du nhập vào nước ta, tuy thời gian chưa lâu nhưng đã nhanh chóng cho thấy hiệu quả vượt trội và được nhiều trang trại, gia trại quan tâm, áp dụng.

Công nghệ ép tách phân

Khảo sát một trang trại nuôi bò sữa với quy mô 200 con tại thị trấn Nông Trường, Mộc Châu, Sơn La, mỗi ngày đàn bò thải ra môi trường đến 3 tấn phân bò cùng lượng lớn nước thải, rác, thức ăn thừa và rơi vãi có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trước đây, chủ cơ sở phải quy hoạch một khu vực lên đến 5.000 mét vuông chỉ để xây dựng bể chứa phân bò, điều này gây lãng phí diện tích đất vốn có thể dùng để trồng cỏ làm thức ăn cho vật nuôi.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của máy tách ép phân đã trở thành cứu cánh cho những trang trại quy mô lớn như thế này. Sử dụng nguyên tắc “lưới lọc”, hệ thống này sẽ hoạt động như sau:

  • Phân bò và nước thải từ các chuồng sẽ được thu gom và đưa chung về một hố được xây dựng kiên cố.
  • Máy khi vận hành sẽ tự động hút phân bò tươi lên rồi ép thành phân khô có độ tơi xốp khoảng từ 15 – 25%.
  • Nước phân sẽ chảy một phần vào bể Biogas, một phần sẽ chảy ra bể khác có hệ thống sục với men vi sinh để lọc một lần nữa nhằm đạt mức tiêu chuẩn, sau đó bà con có thể dùng nước này để tươi rau, cây cỏ, hoa màu…

hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi hiện đại

Theo ước tính, nếu mỗi ngày tách ép được từ 2 – 2,5 tấn phân khô thì bà con không chỉ có đủ lượng phân để bón cho 2ha trồng ngô, cỏ, cây ngắn ngày… mà còn dư thừa để bán ra thị trường cho những nông hộ, trang trại xung quanh có nhu cầu sử dụng. Theo cảm nhận của bà con đã từng sử dụng phân bò ép khô, loại phân này có khá nhiều ưu điểm như không có mùi hôi khó chịu, khả năng cải thiện độ tơi xốp của đất ấn tượng, không gây ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường cũng như sức khỏe của con người và gia súc, gia cầm.

Hữu dụng là vậy, tuy nhiên một vấn đề mà bà con cần lưu ý là phải chọn lựa thiết bị phù hợp với quy mô trang trại. Chẳng hạn, nếu quy mô trang trại không quá lớn thì bà con có thể chọn mua máy ép phân tách nước 3A với thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi nhưng có năng suất ấn tượng lên đến 600kg mỗi giờ. Thiết bị sẽ tách riêng rẽ phần chất thải rắn và nước có trong hỗn hợp dạng sệt thải ra từ trâu, bò, dê, lợn… để tạo ra thành phẩm ở đầu ra có độ ẩm lý tưởng từ 30 – 50%, cùng với đó là nước thải lẫn ít chất rắn lơ lửng nhất.

Lợi ích khi bà con áp dụng hệ thống xử lý chất thải trong chăn nuôi

Xem thêmMáy ép phân tách nước 3A – Biến chất thải thành “vàng đen” trong nông nghiệp

4. Lợi ích khi bà con áp dụng hệ thống xử lý chất thải trong chăn nuôi

Có thể nói, xử lý chất thải trong chăn nuôi sẽ mang lại lợi ích kép cho các nông hộ, trang trại, gia trại cả về mặt kinh tế lẫn môi trường. Đối với kinh tế, thông qua quá trình xử lý bà con sẽ thu được một lượng phân khô có độ ẩm tối ưu từ 70 – 75% để ủ làm phân hữu cơ, loại phân được đánh giá là tốt cho cây trồng gấp nhiều lần so với phân bón hóa học. Bên cạnh đó, nước xả sau quá trình xử lý Biogas là một nguồn nước tưới rất giàu dinh dưỡng, giúp tăng sức đề kháng, chống chịu sâu bệnh và tăng trưởng, phát triển mạnh mẽ của cây trồng. Như vậy, bà con sẽ tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể cho phân bón hóa học và nước sạch để tưới cho cây.

Đối với môi trường, việc ứng dụng các phương pháp xử lý chất thải tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao sẽ giúp loại bỏ gần như hoàn toàn mùi hôi thối khó chịu, làm trong nước trước khi thải ra môi trường, đồng thời loại bỏ các loại vi khuẩn có hại để giúp không gian sống xung quanh khu vực chăn nuôi trong lành, thoáng đạt và an toàn cho sức khỏe con người hơn.

5. Hãng 3A nhận thiết kế, xây dựng, lắp đặt thiết bị cho hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi của các trang trại nhỏ đến lớn

Góp mặt trên thị trường từ năm 2012, thương hiệu 3A thuộc Công ty CPĐT Tuấn Tú giờ đây đã là cái tên được đồng đảo bà con nông dân biết đến, cũng như tin tưởng lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ được cung cấp bởi nhà sáng chế Nguyễn Hải Châu cùng các kỹ sư, chuyên viên kỹ thuật giỏi kiến thức, giàu kinh nghiệm và luôn tận tâm để mang đến những sản phẩm tốt nhất.

Hãng 3A nhận thiết kế, xây dựng, lắp đặt thiết bị cho hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi

Trong suốt quá trình thành lập và phát triển, 3A vẫn luôn không ngừng đào sâu, nghiên cứu, chế tạo và lắp đặt các loại thiết bị, máy móc, công nghệ tiên tiến nhằm cơ giới hóa nông nghiệp, giải phóng sức lao động của người nông dân cũng như tạo ra những giải pháp thiết thực trong ngành chăn nuôi để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe của người nông dân.

lắp đặt thiết bị cho hệ thống xử lý chất thải chăn nuôiLuôn đi theo tôn chỉ này, 3A đã mang đến cho người chăn nuôi hàng loạt giải pháp ấn tượng như các chế phẩm sinh học xử lý môi trường, hệ thống bể 4 ngăn trước Biogas và tưới nước xả sau Biogas, máy ép tách phân với đa dạng công suất và thiết kế… được các chuyên gia lẫn bà con đánh giá rất cao về tính hiệu quả trên thực tế.

lắp đặt thiết bị cho hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi

Trong trường hợp bà con vẫn còn băn khoăn chưa biết nên chọn thiết bị và công nghệ nào phù hợp, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với 3A để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ một cách tận tình, chuyên nghiệp nhất. Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực lắp đặt thiết bị cho hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi, hãng 3A thuộc Công ty CPĐT Tuấn Tú đã tích lũy cho mình rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý giá để mang đến những giải pháp thiết thực nhất cho bà con, đặc biệt là thiết kế lắp đặt hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ ép tách phân tiên tiến nhất hiện nay đấy nhé!

mũi tên

Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:

Công ty CPĐT Tuấn Tú

VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Hotline: 02422050505 – 0834050505 – 0914567869

Email: may3a.info@gmail.com

Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. HCM

Hotline: 0945796556 – 0984930099

Email: maychannuoivn@gmail.com

Website: https://may3a.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/maynhanong/

Cảm ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi!