Kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng cho hiệu quả cao

Thực hiện đúng kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng cho đàn gà khỏe mạnh, sức đề kháng cao, thịt gà chắc, ngọt, mỗi lứa xuất được cả vài nghìn con nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ gia đình. Bài viết sau đây, may3a.com sẽ hướng dẫn chi tiết kỹ thuật và bật mí những cách thức nuôi gà nhốt chuồng khoa học nhất cho bà con cùng tham khảo và áp dụng.

Đánh giá ưu điểm của mô hình nuôi gà nhốt chuồng

Ngành chăn nuôi ở Việt Nam nói chung và nuôi gà nói riêng đang có những bước phát triển vượt bậc đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu.

Theo xu hướng chuyển dịch đó thì các mô hình chăn nuôi gà khác nhau cũng nở rộ như: mô hình nuôi gà thả vườn, nuôi gà thả vườn kiểu mới – nuôi trên sân cát, nuôi gà đẻ trứng, nuôi gà nhốt chuồng… Trong đó, mô hình nuôi gà nhốt chuồng được xem là điển hình, phổ biến và cho năng suất cao hơn cả.

Kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng (01)

Trang trại chăn nuôi gà nhốt chuồng

Ưu điểm của mô hình nuôi gà nhốt chuồng:

– Quy mô đa dạng phù hợp với hộ gia đình và các trang trại chăn nuôi công nghiệp.

– Chuồng gà được xây dựng kiên cố nên dễ dàng lắp đặt thêm hệ thống đèn chiếu sáng, quạt thông gió, hệ thống sưởi khi trời lạnh, đảm bảo cho đàn luôn trong tình trạng phát triển tốt nhất.

– Thuận tiện trong việc phòng chống dịch bệnh, vệ sinh chuồng trại.

– Bảo vệ đàn gà, hạn chế được sự tác động của môi trường xung quanh, hạn chế được dịch bệnh cho toàn bộ vật nuôi, hạn chế thiệt hại kinh tế cho chủ trang trại.

– Đàn gà phát triển đồng đều hơn so với các mô hình nuôi thả vườn.

– Kiểm soát tối ưu nhất từ số lượng, điều kiện thú ý, khâu quản lý, nuôi dưỡng từ đó tiết kiệm được tối đa chi phí, công sức mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình. 

Chuẩn bị nuôi gà nhốt chuồng

Chuẩn bị chuồng nuôi gà

Cách làm chuồng:

Chuồng là tiêu chí đầu tiên bà con phải đặc biệt quan tâm khi bắt tay vào nuôi gà nhốt chuồng. Làm chuồng thoáng và phù hợp thì gà mới phát triển đều, tránh được mầm bệnh xâm nhập.

– Vị trí: khu chuồng nuôi cần tách biệt khỏi khu dân cư sinh sống và nguồn nước sinh hoạt. Đối với chăn nuôi hộ gia đình nhỏ thì chuồng nuôi cũng cần xây tách biệt, xa nhà ở.

– Nền đất: cao ráo, thoáng mát, tối thiểu 0,5mm so với mực nước sông, có khả năng thoát nước thuận lợi. Không trơn trượt, độ dốc chênh lệch giữa đầu và cuối nên từ 2 – 3 cm dễ làm vệ sinh và tiêu độc

– Mái chuồng: thường có kết cấu 1 hoặc 2 mái, nên làm tôn lạnh chắc chắn, không bị nứt, cách nhiệt tốt.

– Tường chuồng: Xây bằng bằng hoặc gạch kết hợp lưới thép, có hệ thống bạt che để đảm bảo ấm về mùa đông, tránh mưa hắt vào.

– Hướng chuồng: Hướng thuận lợi nhất là hướng Đông, Đông Nam hoặc Nam giúp chuồng gà luôn thông thoáng, mát về mùa hè, ấm về mùa đông và không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi ánh sáng mặt trời. – Độ cao: Độ cao từ nền đến cạnh chuồng là khoảng 2,5m, từ nền đến đỉnh nên khoảng 3,5m.

– Xây dựng các khu vực chuyên biệt: các trang trại có quy mô công nghiệp nên xây dựng khu vực chuyên biệt: khu chuồng trại, khu chứa thức ăn, khu rác thải để đảm bảo vệ sinh an toàn, tránh ủ mầm bệnh.

Lồng úm cho gà con từ 1 – 28 ngày tuổi:

Nếu bắt đầu nuôi gà từ lúc mới nở thì chắc chắn bà con phải quan tâm đến kỹ thuật làm lồng úm bởi lớp lông của gà con mỏng, không có khả năng tự giữ ấm. Thêm vào đó hệ tiêu hóa chưa phát triển toàn diện, sức đề kháng thấp.

– Lồng úm nuôi gà con thường làm từ trấu, mùn cưa hoặc rơm rạ có độ dày khoảng 7 – 10cm.

– Nên có dụng cụ sưởi, hệ thống sưởi ấm bằng điện. Đối với lồng úm nuôi gà con thì bóng đèn là 250W treo cao hoặc hai bóng đèn 75W.

– Kích thước lồng úm nuôi gà con 2m x 1m, cao tầm 0,5m (đủ nuôi cho 100 gà con).

Máng ăn: 

Máng ăn sẽ tương ứng với tuổi của đàn gà. 

– Gà từ 1 – 3 ngày tuổi chỉ nên rải thức ăn trên nền đất đã có lót giấy trong lồng úm gà. 

– Gà từ 4 – 14 ngày tuổi: nên cho ăn bằng máng ăn của gà con.

– Gà từ 15 ngày tuổi trở lên: Sử dụng máng treo 

Máng uống: 

Máng uống nước của gà có thể đặt xen kẽ với máng ăn hoặc treo lên. Nước trong máng cần được bổ sung và thay thường xuyên từ 2-  3 lần/ ngày, đặc biệt là vào mùa nóng. 

Dàn đậu: 

Gà có tập tính ngủ trên cao vào ban đêm nên trong cách chăm sóc gà nuôi nhốt chuồng không thể thiếu dàn đậu. Dàn đậu vừa tránh kẻ thù, tránh nền ẩm lạnh, giữ ấm cho đôi chân và đặc biệt giúp gà có hệ miễn dịch tốt hơn với bệnh tật. Dàn đậu được làm bằng tre hoặc gỗ (không nên làm bằng cây tròn gà khó đậu).Dàn đậu cách chuồng khoảng 0,5m. Mỗi giàn cách nhau từ 0,3 – 0,4m.

Chọn giống gà

Ngoài yếu tố chuồng trại thì giống gà cũng ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi. 

– Nên chọn những con gà nhanh nhẹn, lông mượt mịn, chân mập mạp và săn chắc, mắt sáng, bụng gọn.

– Loại bỏ những con ốm yếu, hở rốn, cánh xệ hoặc rốn có thêm vòng đen, vẹo mỏ, lỗ huyệt bết thông, chân khô.

– Nếu chọn gà nuôi bán thịt thì nên chọn một số loại giống tốt như: gà Ta, giống gà Tàu vàng, gà Đông Tảo, gà nòi, gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng, gà mía, gà sasso…

– Nuôi gà lấy trứng: gà Tàu Vàng, gà Tam Hoàng, gà BT1, gà Ri… 

– Gà đẻ: Hậu môn rộng màu hồng tươi và ẩm ướt, gà có mỏ ngắn đều, lông mượt, bụng phát triển mềm mại, khoảng cách giữa xương chậu và xương ức rộng độ 3-4 ngón tay, giữa hai xương chậu rộng gần 2-3 ngón tay xếp lại.

Diện tích và mật độ nuôi nhốt

– Diện tích: Diện tích chuồng = mật độ gà x tổng số gà

– Mật độ: Với diện tích 1m2 đất, bà con chỉ nên thả từ 6 – 8 con gà. Để nuôi với quy mô rộng khoảng 1.000 con gà thì bà con nên có diện tích chuồng rộng từ 120 – 160m2. Không nên để mật độ quá dày sẽ khiến gà bị ngạt, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đàn gà từ đó làm giảm hiệu suất tăng trưởng, giảm sút hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. 

Kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng hiệu quả kinh tế cao

Chăm sóc và nuôi dưỡng

Một chế độ chăm sóc phù hợp sẽ giúp đàn gà nuôi phát triển khỏe mạnh, kháng bệnh tốt, cho hiệu quả kinh tế cao.

Kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng (03)

Chú ý chăm sóc giai đoạn gà con

Nên có thời gian để trống chuồng trước nôi từ 15 – 20 ngày. Chú ý vệ sinh sạch sẽ toàn bộ chuộng trại, máng ăn, phun khử trùng bên trong và toàn bộ khu vực bên ngoài trước khi nhốt gà 2 ngày.

Nên vận chuyển về nuôi vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Sau khi đưa gà vào chuồng úm đã chuẩn bị sẵn thì cho gà uống nước pha Electrotyle hoặc Vitamine C.

Gà con mới nở chỉ cho ăn tấm nấu hoặc tấm, bắp nhuyễn ngâm trong vòng 12h – 48h. Từ ngày thứ 3 pha dần với thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp tự chuẩn bị hoặc thức ăn công nghiệp.

Từ ngày thứ 7, dùng thuốc cầu trùng trộn với thức ăn (Rigecoccin 1gr/10kg thức ăn (hoặc dùng Sulfamid trộn tỷ lệ 5%).

Gà con mới nở thân nhiệt chưa ổn định, sức đề kháng kém nên những ngày đầu cần cho gà làm quen với thức ăn, nước uống. Nguồn nước phải đảm bảo sạch sẽ. Lồng úm thoáng, ấm áp, dọn dẹp thường xuyên để hạn chế mùi amoniac (có thể dẫn đến khô chân, xõa cánh, viêm đường ruột…).

Duy trì ánh sáng 24/24 để kích thích gà ăn và tiêu hóa. Thời gian chiếu sáng phụ thuộc vào điều kiện thời tiết như: hè – đông, ngày – đêm. 

Kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng (02)

Nhiệt độ và độ ẩm trong chuồng úm gà con như sau:

Tuần tuổi Nhiệt độ dưới đèn (%) Nhiệt độ chuồng (độ C) Ẩm độ (%)
1 33 – 35 27 – 29 60 – 75
2 31 – 33 25 – 27 60 – 75
3 29 – 31 23 – 25 60 – 75
4 27 – 29 24 – 25 60 – 75

Quan sát nếu thấy gà nằm xung quanh bóng đè thì gà bị lạnh còn tản xa bóng đèn là nóng, nằm ở cuối góc chuồng là có gió lùa, đi lại ăn uống tự do là nhiệt độ thích hợp.

Khi thời tiết thay đổi thất thường nên pha cho gà uống Electrolyte hoặc Vitamine C để tăng sức đề kháng.

Cứ 2 tuần sẽ kiến hành cân 10% trong tổng trọng lượng gà để tính trọng lượng bình quân. Trong quá trình nuôi những con nào còi cọc, có dấu hiệu khô chân nên được phát hiện sớm và loại để đạt hiệu quả cao.

>> Xem thêm: Kỹ thuật nuôi gà thả vườn kiểu mới

Thức ăn và chế độ dinh dưỡng cho gà

Hệ tiêu hóa của gà, kể cả gà con và gà trưởng thành xuất chuồng đều khá yếu và nhạy cảm. Vì vậy, thức ăn của gà không được có mùi hôi, mốc, ô nhiễm, thối rữa.

Thức ăn cho gà sẽ được sử dụng như sau:

– Từ tuần 1 – tuần 3: dùng thức ăn cho gà con chủng loại 1 – 21 ngày.

– Từ tuần 3 – tuần 6: Dùng thức ăn cho gà dò chủng loại 21 – 42 ngày. 

– Từ tuần 7 trở đi: dùng thức ăn vỗ béo chủng 43 ngày – xuất chuồng.

Giai đoạn chuyển từ gà con sang gà dò công thức thay đổi thức ăn như sau:

  • Ngày thứ nhất 75% thức ăn cũ và 25% thức ăn mới
  • Ngày thứ hai 50% thức ăn cũ và 50% thức ăn mới
  • Ngày thứ ba 25% thức ăn cũ và 75% thức ăn mới
  • Ngày thứ tư cho ăn 100% thức ăn mới

Nước uống cần được thay mới liên tục trong ngày cho gà để đảm bảo quy định thú ý và ngăn ngừa mầm bệnh cho gà.

Nguồn thức ăn chăn nuôi cho gà với quy mô lớn hiện nay thường là thức ăn công nghiệp. Thức ăn công nghiệp có lợi thế vỗ béo nhanh, gà lớn, béo tốt nhưng lại cho chất lượng thịt không đảm bảo, thịt mềm, không dai, đặc biệt là với gà nhốt chuồng 100%. Trong khi đó, giá thành của thức ăn công nghiệp lại cao, hiệu quả kinh tế sau cùng thu được thấp.

Bà con chăn nuôi gà nhốt chuồng quy mô gia đình hoặc công nghiệp rộng lớn có thể áp dụng một số máy móc như: máy nghiền ngô, máy băm nghiền đa năng, máy ép cám viên… để tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp an toàn, sạch có thể tự sản xuất hoặc mua với giá thành khá rẻ để tự sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gà, tiết kiệm thời gian, công sức và tiền đầu tư. Vì thức ăn quyết định một phần rất lớn để tốc độ tăng trưởng, lợi nhuận kinh tế, do đó bà con nên cân nhắc và lựa chọn phương thức ăn nuôi phù hợp, tránh bị thua lỗ. 

Sản xuất cám viên tại nhà với máy ép cám viên cho gà 3A3Kw M3

Phòng bệnh cho gà

Ngoài việc chăm sóc gà, bà con cần chú ý vệ sinh chuồng trại thường xuyên, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng để phòng chống mầm bệnh gây hại cho gà.

– Vệ sinh máng ăn, máng uống thường xuyên, quét dọn thức ăn vương vãi trên mặt đất, quét dọn lối đi, khu vực xung quanh chuồng trại.

– Tiến hành tẩy uế các dụng cụ trong chuồng trại: Có thể sử dụng các loại thuốc sát trùng như Cresyl hoặc bằng dung dịch Formol hay chỉ đơn giản là chế nước sôi rửa trực tiếp các dụng cụ.

– Tẩy mùi hôi thối trong chuồng gà do phân và thức ăn gây ra. Có thể sử dụng các dung dịch Formol, pha 2 phân khối (2cc) với một lít nước.

– Sử dụng vôi để ngăn ngừa mầm bệnh

Các bệnh thường gặp ở gà và cách điều trị

– Bệnh huyết trùng: 

Thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, gặp ở gà từ 2 tháng tuổi trở lên.

Biểu hiện:

+ Thế quá cấp tính: gà có biểu hiện sốt cao, ủ rũ, lông xù, bỏ ăn, miệng chảy nước bọt hoặc máu, mào gà tím.

+ Thế mãn tính: Gầy gò, có hiện tượng viêm khớp, phân lỏng hoặc dạng bột. 

Điều trị: Vệ sinh chuồng trại, máng ăn, sử dụng thuốc kháng sinh Enrofloxaxin, Neomycin, Streptomycin. Ngoài ra bổ sung thêm vitamin C, B để tăng sức đề kháng cho gà.

>> Xem chi tiết bệnh tụ huyết trùng cho gà tại đây!

– Bệnh Newcastle: 

Biểu hiện: gà kém ăn, bỏ ăn, lông xù, xõa cánh, mào thâm, chảy nước mắt nước mũi, đi ngoài phân xanh, dốc ngược thấy có nước chảy. 

Điều trị:

+ Sử dụng vacxin lasota cho cả đàn gà. 

+ Bổ sung thuốc bổ để tăng sức đề kháng

+ Khử trùng toàn bộ chuồng trại, các dụng cụ chăn nuôi bằng vôi hoặc phun thuốc khử trùng. + Sau khi gà khỏe thì pha thêm thuốc giải độc gan, thận cho gà uống. 

– Bệnh nấm phổi gà:

Bệnh này xuất hiện ở cả gà con và gà trưởng thành. Dấu hiệu bệnh ở mỗi lứa tuổi là không giống nhau.

Biểu hiện:

+ Gà con: Gà con bị bệnh có dấu hiệu mệt mỏi, chảy nước mũi, mắt lim dim, đứng tách đàn.

+ Gà trưởng thành: Gây gò, sụt cân nhanh chóng, có biểu hiện khát nước thường xuyên, há mỏ để thở. Sau khi giải phẫu thì phổ và túi khí bên trong gà bệnh có nhiều chấm màu vàng, xanh lá.

Điều trị:

+ Dùng hóa chất diệt nấm Crystal-violet, Brillian green, Iodua-kali 0,8%, dung dịch CuSO4 1/2000 để ngăn chặn lây lan của các tế bào nấm trên cơ thể gà bị bệnh.

+ Dùng kháng sinh Nystatin, Amphotericin B, Mycostatin, Tricomycin+ Bổ sung MULTI-VITAMIN hoặc thuốc B-Complex cho gà đá, gà thịt… vào nước uống mỗi ngày. Vì gà thường có biểu hiện khát nước nên khi uống nước có thuốc sẽ nhanh khỏi bệnh.

+ Sát trùng, vệ sinh chuồng trại 2-3 lần/ ngày bằng thuốc sát trùng chuồng gà Pividine hoặc Antivirus-FMB để tránh nguy cơ lây lan cả đàn, thiệt hại kinh tế.

– Bệnh cúm gia cầm:

Đây là một trong những căn bệnh phổ biến không chỉ ở gà mà nhiều loại gia cầm khác. Bệnh này không có cách điều trị mà chỉ có phương án phòng tránh tốt nhất để tránh lây lan cả đàn.

Biểu hiện: Gà sốt cao, đầu gà sưng phù, mào tím tái, khó thở, thở phì phò, bị xuất huyết, tiêu chảy phân xanh lẫn máu.

Cách phòng: Mức độ lây lan của bệnh cúm gia cầm rất nhanh, nên phương án phòng tốt nhất là thường xuyên vệ sinh chuồng trại. Đối với gà bị mắc bệnh thì đem tiêu hủy. 

– Bệnh thanh khí quản truyền nhiễm:

Biểu hiện: gà hứt hơi, khó thở, chảy nước mắt nước mũi, lông gà xơ xác, có xuất hiện máu trên mỏ. Gà bị bệnh cần được cách ly nhanh tránh lây lan cả đàn.

Cách điều trị: 

+ Cách 1: Dùng 1g CCRD kết hợp 1g Gentafam-1 hoặc 1g Hepaton và 1g Super vitamin. Pha vào trong 1 lít nước uống cho gà uống liên tục trong 4-5 ngày.

+ Cách 2: Dùng 1g CCRD kết hợp 1g Anti CRD.LA hoặc Tydox TA và 1g Doxyvit cũng được pha vào trong 1 lít nước cho gà uống 4-5 ngày liên tục.

Ngoài 5 loại bệnh trên, ở gà còn có thể bị nhiều loại bệnh khác nhau như: hen gà, toi gà, thương hàn, sổ mũi truyền nhiễm, tiêu chảy, bệnh đậu gà, bệnh đầu đen, bệnh cầu trùng… Chính vì vậy, trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc, bà con nên chú ý thường xuyên để kịp thời xử lý và có biện pháp tiêu hủy cần thiết và nhanh chóng tránh bệnh dịch lây lan sang đàn.

>> Xem thêm về các bệnh: Bệnh cầu trùng

Nuôi gà nhốt chuồng – thị trường tiềm năng, hiệu quả tiêu thụ cao

Kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng (04)

Gà nhốt chuồng có tiềm năng tiêu thụ mạnh

Không chỉ đáp ứng thị trường tiềm năng trong nước mà ngành chăn nuôi gà còn có có sản lượng xuất khẩu cao. Riêng 5 tháng đầu năm đã xuất khẩu 638 tấn sang Nhật Bản và dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh trong năm nay. Theo đó, nhiều công ty chăn nuôi, chế biến gà xuất khẩu cũng được hình thành và đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị để sản xuất.  

So với các loại vật nuôi khác thì gà có khả năng tăng trưởng mạnh, thời gian chăn nuôi ngắn ngày. Nếu như sp dụng thêm các kỹ thuật chăn nuôi hợp lý, khoa học, đảm bảo đúng quy trình và vệ sinh thì chắc chắn sẽ cho hiệu quả kinh tế vượt trội, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Trên đây là tổng hợp kiến thức về kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng đầy đủ nhất. Chúc bà con chăn nuôi thành công!

mũi tên

Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:

Công ty CPĐT Tuấn Tú

VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Hotline: 02422050505 – 0834050505 – 0914567869

Email: may3a.info@gmail.com

Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. HCM

Hotline: 0945796556 – 0984930099

Email: maychannuoivn@gmail.com

Website: https://may3a.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/maynhanong/

Cảm ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi!