Bật mí dấu hiệu bồ câu sắp đẻ trứng chuẩn nhất
Trong kĩ thuật chăn nuôi chim bồ câu, dấu hiệu bồ câu sắp đẻ trứng là một trong những điểm cần lưu tâm để cho năng suất và chất lượng trứng tốt nhất, cũng như chim non sau này có thể trạng và di truyền được những phẩm chất tốt của chim bố mẹ. Cùng may3a.com tham khảo cách nhận biết bồ câu sắp đẻ qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
I. Kinh nghiệm nhận biết dấu hiệu bồ câu sắp đẻ trứng chuẩn nhất
1. Bồ câu đẻ mấy trứng?
Tùy vào giống bồ câu sẽ cho sản lượng và năng suất trứng khác nhau. Một số giống bồ câu được nuôi phổ biến tại nước ta là Bồ câu Pháp, bồ câu Gà và bồ câu ta. Ngoài ra còn một số giống bồ câu nuôi làm cảnh. Năng suất trứng cụ thể của từng loài như sau:
Bồ câu Pháp
Bồ câu Pháp sinh trưởng và phát triển nhanh, độ tuổi sinh sản khá dài từ 4-5 năm, mỗi năm đẻ trung bình từ 8 -10 lứa. Con mái đẻ liên tục trong 5 năm, sau 3 năm thì khả năng sinh sản giảm sút. Từ 4-5 tháng tuổi, bồ câu đẻ lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng, ấp sau 16-18 ngày sẽ nở. Chim bố sẽ chịu trách nhiệm chăm sóc và nuôi dưỡng chim con. Chim mái nghỉ dưỡng sức từ 7-10 ngày sẽ đẻ lứa tiếp theo và tiếp diễn liên tục như vậy.
Bồ câu Gà
Bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi, bồ câu Gà đẻ trứng, mỗi lứa đẻ 1 cặp trứng, ấp sau 18 ngày sẽ nở ra chim con.
Bồ câu ta
Bồ câu ta là giống chim khá mắn đẻ, mỗi năm đẻ từ 5-6 lứa với sản lượng trứng từ 10-12 quả/năm. Thời gian ấp trứng khoảng 15 ngày sẽ nở.
2. Nhận biết dấu hiệu bồ câu sắp đẻ trứng
Trung bình, bồ câu thường đẻ từ 5-8 lứa/năm. Nuôi sau 5-6 tháng có thể bán chim bồ câu thương phẩm. Thông thường chim bồ câu bố mẹ sẽ nuôi con từ 40 -60 ngày trước khi để lứa kế tiếp. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc, chế độ dinh dưỡng bồ câu sẽ đẻ số lượng và mật độ khác nhau.
Dấu hiệu bồ câu sắp đẻ thường có các biểu hiện như sau:
- Xù lông
- Xệ đít và xệ xương đít để đủ rộng giúp trứng có thể chui ra
- Vùng lông ở ức sẽ bị rụng nhiều
- Xương ghim mở rộng
- Bồ câu mái xuất hiện nhiều biểu hiện đặc trưng như: Vỗ cánh theo nhịp, thường nhảy ổ và nằm, đồng thời tha rác về lót ổ
3. Cách nuôi bồ câu nhanh đẻ
Để bồ nhanh đẻ trứng, bà con cần quan tâm tới cách ghép đôi, chuẩn bị ổ đẻ và chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc chim bồ câu trong thời kì sinh sản.
Cách ghép đôi bồ câu
Lựa chọn những con chim sở hữu các đặc điểm sau làm giống: có lông bụng dày, mượt, mỏ xẻ, không có dị tật, lanh lợi, đuôi nhọn. Nuôi chim đến gần 6 tháng sau đó mới tiến hành ghép đôi và nuôi riêng lẻ từng cặp. Mỗi cặp bồ câu có thể sinh sản trong 5 năm, sau 3 năm hiệu suất đẻ trứng giảm nên thay mới.
Tiến hành ghép cặp sau khi xác định chính xác đâu là con trống, đâu là con mái. Nếu quan sát thấy hiện tượng chim đuổi theo nhau, con trống gù gọi con mái hoặc khi đôi chim rỉa lông cho nhau có nghĩa là đôi chim đã trở thành 1 cặp. Bà con tiến hành đánh dấu chim trống, chim mái để phòng khi chim bị lẻ đôi do một trong hai con chết, con còn lại sẽ bỏ đi nơi khác tìm bạn. Khi đó phải ghép đôi cưỡng bức cho con chim lẻ.
Ghép cưỡng bức bằng cách tách đôi ra, và đưa trống mái vào theo lựa chọn của mình. Chỉ một thời gian ngắn khi bồ câu ưng nhau, thì có thể thả ra, để tự do bay trong chuồng nuôi. Đôi khi có một vài trường hợp đánh nhau chảy máu, thì phải tách ra, ghép cặp với con khác.
Ghép đôi chim bồ câu có sự chọn lọc để đem lại hiệu quả tốt nhất. Con chim cái cần lựa chọn những con đầu đẹp, mình thanh, mau ăn còn con đực đầu to hơn, khỏe mạnh. Nếu đàn chim số lượng lớn, cách tốt nhất để ghép cặp là cho chim tự do chọn đôi.
Để bắt được chính xác cặp chim ghép đôi tự nhiên cần phải quan sát kĩ và không làm chim hoảng loạn. Tốt nhất nên thực hiện vào buổi tối khi cặp chim đứng cạnh nhau ngủ.
Làm ổ đẻ cho bồ câu
Bện vòng rơm lót ổ có đường kính bên trong khoảng 25cm, cao từ 12 -15cm hoặc hộp gỗ vuông có kích thước mỗi chiều 25cm, cao 12 -15cm rồi lót rơm dài, khô và sạch vào để làm ổ đẻ cho chim bồ câu. Tránh làm ổ bé quá dễ làm vỡ trứng khi chim xoay mình. Đặt ổ ở nơi yên tĩnh, hạn chế âm thanh, ánh sáng ảnh hưởng tới sự tập trung ấp trứng của bồ câu mái.
Thức ăn cho chim bồ câu sinh sản
Lượng thức ăn cần cung cấp cho bồ câu trong giai đoạn sinh sản rơi vào khoảng 60g/ngày và cân bằng giữa các loại thức ăn giàu tinh bột, đạm, béo và khoáng chất.
Bồ câu rất thích ăn các loại hạt như lua, ngô, đậu, bobo, kê… Do vậy, bà con thường trộn các loại thức ăn này với nhau, kích thích chim ăn nhiều.
– Thức ăn chính: bao gồm lúa, ngô do thực phẩm này dễ kiếm, hàm lượng dinh dưỡng cao và rẻ tiền. Do kích thước hạt ngũ cốc lớn, không nên để nguyên hạt cho chim ăn, vừa lãng phí thức ăn, vừa dễ gây hóc hoặc chim không tiêu hóa được. Nên sử dụng máy nghiền ngô vỡ mảnh 3A2,2Kw để làm nhỏ thức ăn ra theo kích thước khác nhau, phù hợp với từng lứa tuổi của chim, giảm công sức và thời gian sơ chế thức ăn. Bà con chỉ cần làm một mẻ lớn rồi đem cất trữ, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát để cho bồ câu ăn dần.
– Thức ăn phụ: các loại đậu như: đậu xanh, đậu đen, đậu nành… Tuy nhiên, do thành phần chất béo khá lớn, nên chỉ cho ăn với một lượng vừa phải và khuyến khích rang chín trước khi cho ăn.
– Sạn sỏi nhỏ: bà con nên sử dụng các sạn sỏi nhỏ đường kính hạt nhỏ hơn 3mm và trộn chung với muối, khoáng Premix để cho chim ăn, hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.
Thông thường, bà con phối trộn thức ăn hàng ngày cho bồ câu, vừa đảm bảo cung cấp đủ và cân bằng dinh dưỡng vừa ổn định lượng thức ăn chăn nuôi. Một số công thức phối trộn thức ăn đem lại hiệu quả kinh tế cao như:
– Thức ăn dùng nguyên liệu thô: 55% ngô, 25% đậu, 20% gạo đem trộn với nhau, nghiền nhỏ và dùng máy ép cám chim 3A1100W nén lại thành những viên có kích thước vừa miếng rồi cho chim ăn. Hoặc có thể điều chính công thức như sau: 50% ngô, 35% đậu, 15% gạo cũng đem lại kết quả tương tự.
– Thức ăn thô kết hợp với thức ăn tinh: sử dụng 50% cám viên kết hợp với 50% ngô.
– Thức ăn bổ sung: cho ăn bằng máng riêng với thành phần bao gồm: 80-85% khoáng Premix, 5% NaCl, 10 -15% sạn nhỏ và cho ăn đều đặn hàng ngày.
Bồ câu ăn gì nhanh đẻ trứng? Ngoài cung cấp đủ lượng thức ăn và cân bằng hàm lượng dinh dưỡng, bà con cần tăng khẩu phần ăn các loại như: đậu xanh, gạo lức, ngô, thóc… được sàng lọc kĩ, có chất lượng tốt và giảm các loại cám công nghiệp để chim có đủ dinh dưỡng và sức khỏe tốt, duy trì khả năng sinh sản cũng như chất lượng trứng. Bà con cần đảm bảo cho ăn 2 bữa/ngày, mỗi bữa cách nhau 8 tiếng với lượng đều đặn và đúng giờ.
II. Bí quyết dùng trứng bồ câu giả tăng năng suất sinh sản
Một trong những cách kích thích bồ câu đẻ nhiều lần hơn chính là sử dụng trứng giả để giảm thời gian nghỉ giữa các lứa, tăng năng suất sinh sản. Kĩ thuật này được thực hiện bằng cách đưa trứng giả vào ổ để đánh lừa chim mẹ, trứng thật được lấy ra và cho vào lồng ấp (tăng tỉ lệ ấp nở thành công lên đến 90%). Chim mẹ ấp trứng giả hơn chục ngày sẽ tiết ra sữa diều nuôi con, lúc đó ghép con lại để chim mẹ nuôi, lấy trứng giả ra ghép cho ổ khác. 9-10 ngày sau chim mẹ có thể đẻ lứa trứng tiếp theo.
Phương pháp này giúp bà con nông dân tiết kiệm đến 3/4 thời gian so với phương pháp ấp trứng thủ công truyền thống, khi mà chim mẹ cần 40 – 45 ngày mới đẻ lứa kế tiếp. Từ đó giảm chi phí thức ăn, tăng năng suất và hiệu quả sinh sản.
Trên đây, may3a.com vừa gửi tới bà con cách nhận biết dấu hiệu bồ câu sắp đẻ trứng – một trong những điểm cần chú ý khi chăn nuôi loài chim này để tăng sản lượng trứng và nâng tỉ lệ ấp nở thành công cũng như tiết kiệm chi phí chăn nuôi mà vẫn thu được hiệu quả kinh tế cao. Chúc bà con nắm vững kiến thức và áp dụng thành công vào đàn chim nhà mình.
Mời quý vị và bà con theo dõi video sử dụng Máy vỡ ngô thành mảnh 3A2,2Kw
Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:
Công ty CPĐT Tuấn Tú
VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Hotline: 02422050505 – 0834050505 – 0914567869
Email: may3a.info@gmail.com
Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. HCM
Hotline: 0945796556 – 0984930099
Email: maychannuoivn@gmail.com
Website: https://may3a.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/maynhanong/
Cảm ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi!
No comments yet.