Trọn bộ hướng dẫn kỹ thuật trồng tiêu phát triển bền vững

Hồ tiêu là một trong những cây công nghiệp mũi nhọn của nước ta. Có nắm vững kỹ thuật trồng tiêu và thực hành đúng mới mong thu lại kết quả như mong đợi. Để giúp bà con trang bị được lượng kiến thức đầy đủ khi chuyển hướng trồng loại cây này, may3a.com xin tổng hợp trọn bộ hướng dẫn quy trình chọn giống, trồng và chăm sóc cây tiêu đúng cách.

Kỹ thuật trồng tiêu (01)

1. Một số giống tiêu phổ biến tại Việt Nam

Muốn canh tác hiệu quả, khâu chọn giống tiêu rất quan trọng, sẽ quyết định tới năng suất và khả năng thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương:

Giống tiêu Vĩnh Linh

  • Khả năng sinh trưởng tốt
  • Cành quả xòe rộng, gié hoa to vừa phải, quả mọc dày trên gié và cho năng suất cao
  • Đây là giống được lựa chọn và trồng phổ biến tại nhiều vùng đất khác nhau
Kỹ thuật trồng tiêu (02)

Giống tiêu Vĩnh Linh

Giống tiêu Lada Belangtoeng

  • Đây là giống tiêu ngoại nhập có xuất xứ từ Indonesia, du nhập vào Việt Nam từ năm 1947.
  • Khả năng sinh trưởng tốt, dễ chồng, ít nhiễm bệnh (đặc biệt là bệnh thối rễ).
  • Nếu không chăm sóc tốt, năng suất khá thấp và không đều.

Giống tiêu sẻ

  • Giống tiêu này cho quả khá sớm với sản lượng cao trong vài năm đầu.
  • Sức chống chịu bệnh kém.
  • Được trồng nhiều tại: Lộc Ninh, Bà Rịa, ĐakLak…
Kỹ thuật trồng tiêu (03)

Giống tiêu sẻ

Ngoài ra, một số giống tiêu được ưa chuộng trồng tại Việt Nam còn có: tiêu trâu, tiêu ác, tiêu lươn, tiêu Ấn Độ, tiêu Phú Quốc… Các giống tiêu này nếu không được chăm sóc cẩn thận và kĩ lưỡng sẽ rất rễ mắc bệnh, thậm chí chết cây và cho năng suất không ổn định.

2. Kỹ thuật nhân giống hồ tiêu

Một trong những kỹ thuật trồng tiêu cần được lưu tâm và trau dồi kinh nghiệm mới mong thu được hiệu quả cao đó chính là nhân giống. Bà con có thể nhân giống tiêu bằng cách gieo hạt, nuôi cấy mô hoặc dâm hom đều được. Tuy nhiên dâm hom là cách nhân giống tiêu được ứng dụng nhiều nhất nhờ tính tiện lợi và nhanh cho thu hoạch hơn 2 phương thức còn lại.

Kỹ thuật trồng tiêu (04)

2.1 Thiết kế vườn ươm giống tiêu

  • Bố trí nguồn cấp thoát nước đầy đủ.
  • Thiết kế kín gió.
  • Giữ khoảng cách giữa 2 hàng cột giàn 3x4m và cao 2m.
  • Luống rộng 1,4m, dài từ 20 – 25m.

Chuẩn bị giá thể ươm tiêu

Tỉ lệ chất nền trong giá thể bao gồm: đất mặt (8 phần) và chất độn (2 phần). Chất độn bao gồm: phân chuồng, phân vi sinh, rơm rạ, bã cà phê, trấu… Lưu ý, đất làm giá thể cần phải tiêu diệt mầm bệnh trước khi phối trộn bằng cách dùng chế phẩm sinh học hoặc xử lý nhiệt.

Tham khảo công thức đất trộn bầu ươm tiêu như sau: 1 mét khối phân chuồng + 5 -6 kg supe lân hoặc phân lân nung chảy + 50kg xơ dừa hoặc rơm rạ hoặc tro trấu đã được cắt nhỏ và ủ hoai mục + 5 -6 kg phân vi sinh.

Trộn đều chất độn phía trên và ủ với trichoderma từ 1,5 – 3 tháng cho tới khi hỗn hợp hoai mục là đạt yêu cầu.

Kỹ thuật trồng tiêu (05)

Đóng bầu đất

Lựa chọn túi PE có từ 8 – 10 lỗ thoát nước, túi ươm hom lươn có kích cỡ 10 – 12x 20 – 22 cm. Túi ươm hom thân: 17-18×28 – 30cm. Đóng chặt đất vào túi rồi xếp khít thành luống trong vườn ươm. Công ty CPĐT Tuấn Tú xin giới thiệu đến bà con một sản phẩm Máy nghiền đất đóng bầu 2 tầng 3A3Kw giúp tăng năng suất và chất lượng công việc trong công đoạn xử lý đóng bầu ươm, 

Kỹ thuật trồng tiêu (06)

Chọn tiêu lấy hom

Vườn tiêu lấy hom ở thân cần là vườn đã trồng từ 12 – 18 tháng, cùng giống và có tốc độ sinh trưởng tốt, đồng đều đạt trên 95%. Vườn tiêu khỏe mạnh, không nhiễm bệnh.

Vườn tiêu lấy hom ở lươn cần là các vườn tiêu từ 5 – 8 tuổi, cho năng suất trung bình khoảng 4 kg/trụ trở lên và năng suất ổn định. Các cây sinh trưởng phát phát triển tốt, không nhiễm bệnh.

Bà con cần chọn lọc và đánh dấu lại những cây tiêu lấy hom để tránh nhầm lẫn khi cắt.

2.2 Xử lý hom tiêu

Hom thân

Thực hiện cắt hom thân vào những ngày thời tiết năng ráo. Sử dụng bộ dụng cụ cắt cành để cắt phần thân cách gốc 50 – 60cm (đảm bảo có ít nhất 3 mắt trở lên) rồi tiến hành gỡ cẩn thận dây cắt ra khỏi trụ để tránh làm tổn thương hoặc dập nát phần dây.

Cắt dây thành từng đoạn hom với mỗi đoạn có từ 3 -5 mắt; 3 – 4 lóng (khi trồng: từ 1 -3 mắt ở dưới đất). Cắt bỏ lá của phần mắt vùi vào đất. Đảm bảo phần mắt trên có ít nhất 1 cành cho quả. Cắt xéo dưới hom cách mắt cuối 2cm. Vặt hết phần lá non, giữ lại lá bánh tẻ.

Cắt hom tiêu xong phải ươm luôn. Trong trường hợp di chuyển đi xa phải bảo quản trong thùng xốp để giữ ẩm và hạn chế tổn thương thân.

Kỹ thuật trồng tiêu (07)

Hom lươn

Bấm ngọn toàn bộ các dây lươn chọn làm giống trước khoảng 15 – 30 ngày. Mỗi hom lươn bánh tẻ đảm bảo có 2 – 3 mắt, đốt đều nhau, không quá dài và cắt hết lá trước khi ươm.

Chọn hom thân, hom lươn 1 mắt và 1 lóng trở lên để làm giống. Khi hom ra rễ, sinh trưởng tốt là có thể trồng.

Kỹ thuật trồng tiêu (08)

Xử lý hom để tiêu diệt mầm bệnh

Nhúm hom tiêu vừa cắt vào dung dịch NAA 500 – 1000 mg/lít nước hoặc IBA 50 – 55mg/lít nước. Giữ hom trong dung dịch 5 giây rồi chuyển sang ngâm hom trong dung dịch thuốc trị nấm  khoảng 10 – 15 phút.

2.3 Ươm và chăm sóc cây con

Ươm hom trong bầu

Đảm bảo hom tiêu phát triển bộ rễ khỏe mạnh mới mang trồng. Nếu dùng dây lươn cần cắm 2 – 3 hom/bầu còn nếu dùng hom thân thì cắm 1 – 2 hom/bầu, trong đó 1 mắt vào bầu đất.

Ươm hom lươn trước mùa mưa 4 – 5 tháng, ươm hom thân trước 2 – 3 tháng.

Kỹ thuật trồng tiêu (09)

Chăm sóc cây tiêu con trong vườn ươm

Tưới nước

– Tháng thứ nhất: khi chồi nứt và ra lá thật, 1 – 2 ngày mới tưới 1 lần.

– Tháng thứ 2 – 4: cây có từ 2 – 4 lá/chồi chỉ cần 2 -3 ngày mới tưới 1 lần.

– Tháng thứ 5 – 6: cây con có 5 – 7 lá/chồi, chỉ cần 3 – 4 ngày mới tưới 1 lần.

Bón phân

Bắt đầu bón phân khi hom ra rễ, rễ phát triển mạnh và có lá thật, ra chồi non. Hòa tan 1 kg phân ure với axit humic (theo liều lượng trên bao bì) trong 250 lít nước rồi. 2 tuần mới tưới 1 lần. Axit humic là chất tăng cường miễn dịch của cây, kích thích rễ mọc và phát triển.

Phòng ngừa sâu bệnh

– Giữ vệ sinh vườn ươm.

– Kiểm tra vườn ươm hàng ngày để phát hiện và điều trị kịp thời.

– Phun định kì 1 tháng/lần bằng các chế phẩm sinh học như: trichoderma, abamectin, chitosan super.

– Nếu phát hiện hom bị chết hoặc bệnh cần loại bỏ ngay ra khỏi vườn ươm và phun thuốc phòng ngừa với liều lượng 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày.

Tiêu giống đủ điều kiện trồng

– Hom lươn đạt 4 – 5 tháng tuổi, tối thiểu có 1 chồi, 5 -6 lá, rễ phát triển tốt và hoàn toàn khỏe mạnh.

– Hom thân 3 – 4 tháng tuổi, tối thiểu 1 chồi, 4 – 5 lá. Cây khỏe mạnh, rễ phát triển tốt và thích nghi tốt với cường độ chiếu sáng 70 – 80% trong 15 – 20 ngày trước khi trồng.

Kỹ thuật trồng tiêu (10)

3. Kỹ thuật trồng tiêu mới

Chọn đất trồng tiêu

  • Đất dễ thoát nước, độ dốc < 25 độ và không bị ngập úng.
  • Tầng đất canh tác tối thiểu đạt 70cm. Tối ưu nhất trên 1 mét.
  • Đất hữu cơ giàu mùn, thành phần cơ giới ở mức nhẹ đến trung bình.

Mật độ trồng tiêu

Bà con có thể sử dụng trụ chết hoặc trụ sống để cho tiêu leo đều được.

Trụ sống: dùng các cây như: lồng mức, keo dậu, xoan, muồng đen, gòn, núc nác lá nhỏ… Trụ sống cách nhau 2,5 x 2,5 mét với mật độ 1600 trụ/ha. Nếu sử dụng muồng đen, giảm mật độ xuống 1100 trụ/ha và mỗi trụ cách nhau 3 x 3m.

Kỹ thuật trồng tiêu (11)

Trụ chết: dùng trụ bê tông có đường kính đáy 15cm, đường kính đỉnh 10cm, cao từ 3,5 – 4m. Mỗi trụ cách nhau 2 – 2,5 x 2,5 mét với mật độ trụ đạt 1600 – 2000 trụ/ha.

Kỹ thuật trồng tiêu (12)

Trụ kết hợp: trồng 1 – 2 hàng trụ sống xen kẽ với 1 – 2 hàng trụ chết. Duy trì mật độ ở mức 1600 trụ/ha và khoảng cách mỗi trụ đạt: 2,5 x 2,5m.

Ưu điểm của trụ sống:

  • Chi phí đầu tư thấp
  • Tạo bóng mát điều hòa môi trường không khí trồng tiêu
  • Che chắn gió bão cho cây tiêu
  • Cố định đạm trong đất. Cành lá làm phân xanh hoặc làm thức ăn chăn nuôi

Nhược điểm:

  • Thời gian trồng trụ lâu, cần tối thiểu 1 – 2 năm trụ sống mới đủ khả năng cho tiêu leo
  • Tốn công chăm sóc
  • Trụ dễ mắc bệnh hại
  • Một số loại cây làm trụ như: gòn, muồng giâm cành có sức chống chịu bão kém khi cây đạt kích cỡ trưởng thành từ 6 – 8m.

Kỹ thuật trồng tiêu (13)

Thiết kế hệ thống cây chắn gió, che bóng cho tiêu

Bà con có thể sử dụng một số loại cây ăn quả để làm bóng mát trồng tiêu như: bơ, sầu riêng để có thêm thu nhập trong lúc nông nhàn.

Trồng cây chắn gió vuông góc với hướng gió chính và trồng kép kiểu nanh sấu. Hàng cách hàng 2m, cây cách cây 6 – 8m. Nếu trồng tiêu bằng trụ chết bắt buộc phải trồng cây tạo bóng mát với mật độ 3 hàng trụ chết có 1 hàng cây che bóng.

Kỹ thuật trồng tiêu (14)

Xử lý đất và hố trồng tiêu

Trộn đất mặt với: 10 – 30 kg phân chuồng đã ủ hoai mục + 200 – 300g phân lân + 200 – 300g vôi bột rồi lấp lại xuống hố. Ngoài ra có thể xử lý đất trồng bằng thuốc trừ mối và nấm bệnh trước 15 ngày trồng tiêu con để đảm bảo diệt trừ hết mầm bệnh trong đất. Để giải phóng sức lao đông và nâng cao hiệu quả công việc, chúng tôi xin giới thiệu đến quý bà con  chiếc Máy nghiền đất 2 tầng di động 3A4KW tiện dụng và hiệu quả.

Thời vụ trồng tiêu 

Chỉ cần trồng tiêu vào đầu mùa mưa để đảm bảo đất đủ ẩm cho cây nhanh bén rễ.

  • Tây Nguyên: từ 3 – 8 hàng năm
  • Đông Nam Bộ: 6 – 8 hàng năm
  • Miền Trung: 8 – 10 hàng năm
  • Tây Nam Bộ: 5 – 7 hàng năm

Kỹ thuật đào hố trồng tiêu

Có thể thực hiện 1 trong 2 cách đào hố sau:

– Đào 2 hố ở 2 bên trụ bằng máy khoan đất. Mỗi hố trồng 1 bầu.

– Đào 1 hố bên trụ và trồng cả 2 bầu vào hố.

Kỹ thuật trồng tiêu (15)

Xé nhẹ túi bầu đất rồi đặt bầu tiêu vào giữa hố, hơi nghiêng và hướng chồi tiêu về phía trụ. Lưu ý đặt sao cho mặt bầu ngang với mặt đất và trồng không âm. Rồi dùng tay lấp và nén chặt đấy xung quanh bầu. Bổ sung thêm trụ tạm để tiêu leo dễ hơn nếu dùng trụ sống.

Nếu trồng bằng hom, cần đặt hom xiên với mặt đất góc nghiêng 45 độ, đầu hom hướng về phía trụ. Sao cho 3 đốt trong đất, 2 đốt phía trên mặt đất rồi nén chặt đất xung quanh hom.

>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng cà phê

4. Chăm sóc vườn tiêu

4.1 Buộc dây cho tiêu

Sử dụng dây nilon mềm buộc thân chính của tiêu vào trụ với tần suất 1 tuần/lần. Lưu ý buộc theo kiểu thắt khăn quàng hoặc thắt cà vạt để cây tự nới ra khi lớn lên. Sau vài tháng, rễ phụ đã bám chắc vào trụ thì tiến hành cắt dây buộc để cây tiêu phát triển dễ dàng.

Kỹ thuật trồng tiêu (16)

4.2 Tạo tán cho cây tiêu

Tạo tán cho cây tiêu bằng dây thân:

Tùy theo loại trụ sử dụng để có cách tạo tán khác nhau:

  • 6 – 8 dây thân/trụ sống
  • 5 – 7 dây thân/trụ gỗ hoặc trụ bê tông
  • 20 – 30 dây thân/trụ gạch xây

Sau 10 – 12 tháng, khi dây thân leo cao 80 – 100cm, có 5 – 6 cành quả/dây thân thì tiến hành bấm ngọn lần đầu, cách gốc 30 – 40cm. Nếu trụ tiêu chưa có đủ số dây thân cần thiết/trụ, khi thấy dây thân mới có từ 3 – 5 cành quả tiến hành bấm ngọn lần 2.

Cắt tạo hình hoàn thành, dây thân mới mọc ra tiếp tục buộc vào trụ. Khi dây tiêu leo đạt tới đỉnh trụ, hãm ngọn và cắt tỉa định kì.

Kỹ thuật trồng tiêu (17)

Đôn dây cho tiêu bằng dây lươn

Tiến hành đôn dây tiêu có cành mang quả khi tiêu đạt từ 10 – 12 tháng tuổi, cao 1,4 – 1,5 mét và có 2 – 3 cành quả/dây trở lên (khi tiêu trồng bằng hom lươn).

Lựa chọn 3 – 4 dây tiêu khỏe nhất, có cành mang quả, tỉa hết lá bên dưới cành mang quả đầu tiên. Cắt lá trước 7 – 10 ngày để vết thương lành hẳn. Đào rãnh sâu 15 – 20 cm xung quanh trụ tiêu và cách gốc tiêu từ 20 – 25cm.

Gỡ nhẹ nhàng dây tiêu ra khỏi trụ, tránh làm dây bị dập xước. Cuốn tròn phần dây thân đã cắt hết lá vào rãnh và đảm bảo cành mang quả thấp nhất cách mặt đất 30 -40cm. Buộc dây có cành mang quả phía trên vào trụ.

Dùng tay gạt lớp đất mỏng 5 – 7 cm rồi tưới nước. Đợi rễ nhú ra từ đốt đôn dưới đất thì tiến hành lấp thêm lớp đất có trộn phân hữu cơ đã ủ hoai mục dày từ 3 – 5cm (thực hiện đúng như hướng dẫn để tránh làm dây đôn dưới mặt đất bị chết).

Kỹ thuật trồng tiêu (18)

Tỉa cành cho tiêu

Sau khi thu hoạch tiêu, tiến hành cắt tỉa cành tược, cành lươn mọc ra từ gốc. Chỉ để lại 5 – 7 dây lượn khỏe mạnh mỗi trụ và nên buộc vào trụ tạm. Các cành tược mọc ra ngoài khung thân chính phải cắt tỉa thường xuyên.

Điều chỉnh ánh sáng

Vào mùa mưa của vườn hồ tiêu 2 năm tuổi, bỏ dần dàn che nắng. Đợi khi dây tiêu leo đến đỉnh và phủ kín thân trụ, bỏ hoàn toàn dàn che. Sau đó, rong tỉa cây che bóng và cây trụ sống mỗi năm 2 – 3 lần.

4.3 Bón phân cho tiêu

  • Năm thứ nhất: 7 -10 kg phân chuồng đã ủ hoai mục + 1 – 2 kg phân vi sinh + 200 – 300g NPK cho 1 trụ
  • Năm thứ 2 – 3: 10 – 15 kg phân chuồng đã ủ hoai mục + 2 – 3 kg phân vi sinh + 300 – 500g NPK cho 1 trụ
  • Năm thứ 4 trở đi: 15 – 20 kg phân chuồng đã ủ hoai mục + 3 – 5 kg phân vi sinh + 600 – 800g NPK cho 1 trụ

Việc bón phân cho cây từng thời kỳ vô cùng quan trọng giúp cây phát triển đông đều và khỏe mạnh. Trộn đều các loại phân với nhau là một công việc vất vả, tốn thời gian công sức. Hiểu Được điều này, Công ty chúng tôi đưa ra dòng sản phẩm  Máy nghiền đất, đánh tơi phân 2 tầng 3A37kW giúp bà con giải quyết vấn đề một cách tối ưu nhất.

Kỹ thuật trồng tiêu (19)

Bón vôi

Tùy vào điều kiện thổ nhưỡng để điều chỉnh lượng vôi bón. Nên bón với liều lượng từ 500 – 1000 kg/ha bằng cách rải đều trên bề mặt đất, xung quanh tán tiêu hoặc ủ với phân chuồng và đem bón.

Phân bón lá

Phân bón lá giúp tăng tỉ lệ đậu hoa, đậu quả. Phun phân bón lá 2 – 3 lần trong mùa mưa ở bên dưới bề mặt lá. Chọn hôm thời tiết mát mẻ, không nắng gắt, không có mưa để phun.

4.4 Tưới nước cho tiêu

Loại vườn Đất bazan Đất cát pha
Lượng nước (l/trụ) Chu kỳ (ngày) Lượng nước (l/trụ) Chu kỳ (ngày)
Tiêu trồng mới 30 – 40 10 – 15 20 – 30 7 – 10
Tiêu kiến thiết cơ bản 60 – 80 10 – 15 40 – 50 7 – 10
Tiêu kinh doanh 100 – 120 20 – 25 80 – 100 10 – 15

Kỹ thuật trồng tiêu (20)

Có thể tưới gốc, tưới nhỏ giọt hoặc tưới dạng phun mưa dưới tán đều được. Cứ 2 – 3 hàng tiêu đào 1 rãnh thoát nước nằm giữa. Sử dụng máy xới đất tạo rãnh để đào rãnh rộng từ 30 – 40 cm, sâu 25 – 30 cm.

4.5 Làm cỏ vườn trồng tiêu

Bà con có thể làm cỏ thủ công để diệt sạch cỏ. Ngoài ra, có thể trồng cây che phủ đất, trồng cây tạo bóng, trụ sống để hạn chế cỏ dại. Nếu vườn tiêu rộng, nên sử dụng máy cắt cỏ để hỗ trợ quá trình làm cỏ nhanh hơn và giảm thiểu hạn chế tổn thương tới bộ rễ tiêu.

5. Sâu bệnh hại tiêu

Quản lý sâu bệnh hại trên cây tiêu là một trong những kỹ thuật trồng tiêu khó, đòi hỏi bà con quan sát kỹ lưỡng và thực hiện đúng.

Bệnh chết nhanh

Bệnh chết nhanh không có thuốc đặc trị và diễn biến bệnh khá nhanh, không kịp chữa trị. Do đó cần tiến hành các biện pháp phòng trừ bằng cách chọn giống kháng bệnh, cấp thoát nước tốt, bón phân và vệ sinh vườn tiêu đầy đủ, đều đặn, sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ và thay thế cây tiêu bị bệnh.

Bệnh chết chậm

Sử dụng một trong các loại thuốc chứa hoạt chất như: chitosan, ethoprophos, carbosulfan, copper hydroxide… phun vào đầu hoặc giữa mùa mưa. Sau 7 ngày phun thuốc kích thích mọc rễ và bón phân.

Kết hợp các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc đúng cách.

Bệnh do virus

Lựa chọn giống tiêu sạch bệnh. Thường xuyên kiểm tra vườn tiêu để phát hiện kịp thời và chữa trị. Sử dụng các loại thuốc trừ sâu theo khuyến cáo.

Bệnh thán thư

Sử dụng thuốc có hoạt chất: thiophanate – methyl, mancozeb – metalaxyl, fosetyl- alumilium… để phòng và trị bệnh. Kết hợp với chăm sóc đúng kỹ thuật và chọn giống sạch bệnh.

6. Thu hoạch tiêu

Trải bạt dưới gốc tiêu để tiện công tác thu gom rồi bắc thang và hái lượm bằng tay từ 2 – 3 đợt. Dùng tay bấm rời cả chùm quả. Không bứt chùm quả, sẽ tạo vết thương hở ở các đốt. Sau khi thu hoạch xong, gom tiêu, đóng bao và vận chuyển về kho chứa, xưởng chế biến.

Kỹ thuật trồng tiêu (21)

Bài viết trên đây đã tổng hợp đầy đủ và chi tiết kỹ thuật trồng tiêu. Chúc bà con thực hành đúng, đủ theo hướng dẫn và thu hoạch được vụ tiêu năng suất cao.

Video sử dụng máy hút lúa vào bao 3A6,5Hp để hút hạt tiêu

mũi tên

Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:

🏭 Công ty CPĐT Tuấn Tú

🏤 Địa chỉ VPGD: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, Phường Liên Mạc, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

📞 Hotline Miền Bắc: (024)22.05.05.05 – 0914567869 – 0834050505

🏤 Chi nhánh Miền Nam: 270/16A Lê Đình Cẩn, Khu Phố 5, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, Hồ Chí Minh

📞 Hotline Miền Nam: 0945796556 – 0984930099

🌍 Website: https://may3a.com/

📧 Email: may3a.info@gmail.com

👍 Fanpage: https://www.facebook.com/maynhanong/